*
Nhật Ký









 *

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
TAM TẤU KHÚC DU TỬ /CỦA/ LÊ VÀ…
 Lóng xương cây quên lá thức, lâu rồi


Thu phố ca

Miền Cỏ Hoang
Truyện này, Gấu thấy ở Diễn Đàn Forum, lâu rồi, nay post lại, tính đi một đường lèm bèm, nhưng sợ hư mất truyện, chỉ lọc ra vài câu, tuyệt bút, với riêng Gấu.
Cỏ léc vẫn rập rờn xanh biếc một màu, ngàn ngàn lớp sóng xô đuổi nhau chạy qua, xôn xao, khấp khởi. Heo may thổi lồng lộng buốt lên tận óc. Lại mưa phùn hay đổ vào buổi chiều tối, giăng mắc lên làng mạc một màn sương mờ dày đặc....
Trong hơi may, trên những triền đồi hoang chỉ còn độc mỗi lũ trẻ chăn trâu. Chúng co ro trong áo tơi, da tái xám giữa lồng lộng gió. Trên muôn triệu lá léc xanh xuyên qua lớp lớp mưa phùn là trong trẻo, là réo rắt, là huyền hoặc tiếng sáo. Chưa bao giờ tiếng sáo nổi (1) niềm da diết đến thế. Không đứa nào lên tiếng. Chúng nắm chặt tay nhau nhìn về hướng ngôi nhà nhỏ bên kia đồi. Phía đó, một làn khói bếp mỏng bay lên, vẽ một đường cong mềm mại, rồi tỏa tỏa vào trong chiều muộn.
(1) Nguyên là "nỗi", Gấu sửa lại là "nổi", sử dụng như một động từ, giống như "trổi", không biết có đúng ý của người xưa hay không? NQT
Trang Trần Thanh Hà
Mất khá nhiều thời gian Thịnh mới tìm được người chỉ huy cánh quân giải phóng ở bờ Nam sông Hương hồi mùa xuân 1968. Bấy giờ ông đã lên cấp tướng và đã về hưu. Cũng mất nhiều thời gian nữa Thịnh mới gợi ông nhớ lại hình ảnh ngôi nhà Đại biểu Trung Phần số 5 đường Julle Ferry.
 - Chúng tôi là những người cuối cùng rút khỏi thành phố - ông ta nói, song chúng tôi đã bị thiệt hại rất nhiều.
 Thịnh hỏi ông ta về người con gái tên Bé, một trong số bao nhiêu người Huế đã theo quân Giải Phóng năm đó. Ông trầm ngâm, rồi cũng nhớ được. Quả cũng có một nữ cứu thương mang cái tên như thế. “Nhưng cô ta chết rồi, chết vào buổi cuối cùng trước khi rời bỏ thành phố. Cô ta muốn cứu một thằng Mỹ. Tôi bảo, mặc kệ hắn đi, chúng ta đâu có bắn hắn, chiến hữu của hắn bắn hắn đấy chứ, nhưng cô ta cứ đi. Và bọn lính Cộng Hòa ở ga tàu hỏa đã không bỏ lỡ cơ hội...”. Giọng ông ta đều đặn, chậm rãi, thứ giọng William nói, hơi có chút gì muộn phiền. Mà muộn phiền thật không, những câu chuyện, những phận người đã như lá bay qua, ở xứ sở lịch sử có quá nhiều bấn loạn này...
Chuyện nhỏ


Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền

Nhà sàn chú Thi ở Hưng Yên

Trăng Huyết

Người thứ ba
Dẫn nhập
Người Mỹ Trầm Lặng
Norman Sherry, người viết tiểu sử Greene, còn là người viết tiểu sử Conrad. Như thế, chắc là có sự gì tương tự, giữa hai ông này? Theo nghĩa, cả hai cùng quan tâm đến trái tim của bóng đen? Miền Greeneland bao gồm Phi Châu, Việt Nam thời hậu VNCH, hậu chiến?
Martin Amis, trong một bài viết về Greene, cho biết một giai thoại thật thú vị: Greene đã từng gia nhập Đảng Cộng Sản, cùng với Claud Cockburn, chỉ để "hy vọng một chuyến đi Moscow miễn phí"!

Dọn
Những sự kiện, đưa cây thơ TTT vô trồng ở Văn Miếu, sự cố Vietweekly, cha Lý bị bịt miệng ngay trước toà... và sự kiện phong tước cho hiệp sĩ Rushdie, tưởng như không mắc mớ, nhưng mà thật mật thiết, và cùng nói đến cái gọi là tự do.
Đâu có phải mấy tay Hồng Mao không tiên liệu được, phong tước cho ông Rushdie này là căng lắm đấy. Nhưng không thể làm khác. Thế mới ghê, cái chuyện tự do ở xứ người!
Xứ mình, ngày nào cũng đã từng bảnh như vậy.
Đó là khi ông VC nằm vùng Vũ Hạnh đi tù, sách của ông vẫn được ra lò khơi khơi, giới nhà văn nhà báo độc giả vẫn nồng hậu đón nhận, coi cái chuyện đi tù của ông ta chẳng liên can gì tới khí hậu văn chương Miền Nam.
Gấu bỗng nhớ đến bài viết của Coetzee, Tác phẩm cổ điển là gì?, trong đó ông nhắc đến sự kiện, vào Tháng Mười 1944, trong khi Đồng Minh uýnh nhau với khối Trục sôi sùng sục, và rốc kết Đức rớt xuống London dài dài, thì, nhà thơ T.S. Eliot, 56 tuổi, chơi một bài diễn văn chủ tọa, tại hội Virgil Society, ở London. Ông này đếch thèm để ý đến những tiếng ồn ào của chiến tranh, đếch thèm nhắc đến chúng, trong bài diễn văn, ngoài chuyện, xin lỗi khán thính giả, cái ồn ào đó khiến ông gặp khó khăn, không có được một số sách cần thiết cho câu chuyện bữa nay.
Cái tít bài nói chuyện của Eliot, chính là cái tít bài viết của Coetzee, và có lẽ, là nội dung, hay bảnh hơn nữa, thông điệp, của tất cả những con chữ trên Tin Văn: Chúng đều muốn trở thành... cổ điển!
Bởi vì cái gọi là cổ điển, tự biện bạch về chính nó, như là sự sống sót.
[The classic defines itself by surviving].
*
Lại nói chuyện mấy nhà thơ VC bây giờ không muốn làm nhà thơ đại chúng, thơ không phải để đọc tại quảng trường, mà để ngâm nga mí nhau giữa mấy ông đó thôi.
Đây là phản ứng của mấy ông này, sau suốt một đời làm thơ dưới ánh sáng của Đảng, y chang mấy ông Trùm Đỏ, khi hết chức quyền, già khú đế, bèn nói về dân chủ, tự do.
*
Volkov. Tsvetaeva used to call Akhmatova a "lady." It seems to me that you, with your experience—the factory, the morgue job, the geological expeditions—were more the exception in her milieu. Your life in the homeland was not quite the norm for a Russian poet: both prison and the farm work.
Brodsky. Not at all, I lived like everyone else. For all its defects, in the class sense, Russian society is still the most democratic.
Volkov. A Russian poet ordinarily proves more democratic in his poems than in real life. In one other early poems, Akhmatova says of herself: "On my knees in the garden/ I am weeding goosefoot." Lydia Ginzburg recalled how much later she realized that Akhmatova didn't even know what goose- foot looked like.
Brodsky. That's very far from the truth. The Russian writer never really detaches himself from the people. There's really all kinds of riffraff in a literary milieu, but if we re talking about Akhmatova, what do you do with her expe rience of the 1930s and much later: "Like the three hundredth in the queue with a parcel will you stand at the Crosses?" And what about all those people who used to visit her? These were by no means poets necessarily, and it was by no means engineers who collected her poems, or scientists. Or dentists. And anyway, who are the people? Typists, nurses, all those old ladies—what other kinds of people do you need? No, this is a fictitious category. The writer is himself the people. Take Tsvetaeva: her poverty, her trips lugging her own bags during the Civil War . . . No. No matter where you point, no poet in our beloved homeland has ever been able to break away from the common people.
Trên là trích đoạn cuộc nói chuyện giữa Volkov và Brodsky.
Nhà thơ Nga lưu vong, Brodsky, phán, cho dù chưa hoàn hảo, theo nghĩa giai cấp, xã hội Nga vẫn là một xã hội dân chủ nhất.
Nhận xét này có thể áp dụng cho xã hội phong kiến Miền Bắc, trước khi có VC.
Vẫn theo Brodsky, dù thế nào thì thế nào, nhà thơ Nga chưa bao giờ, và không thể nào tách mình ra khỏi đám đông. Nhưng, ông vặc lại, đám đông là cái quái gì cơ chứ?.... Nhà văn nhà thơ, chính hắn ta, chính chị ả, là nhân dân, là đám đông.
TTT: Nhưng nói một cách cụ thể, khó khăn (làm thơ trong trại cải tạo) vẫn còn. Bởi vì vô phương ghi lại bài thơ; đây là giai đoạn chót của sáng tạo: niềm vui đọc lớn nó lên, và chia sẻ với những người thân cận. Thơ phải được đọc lên, phải được nghe, như đây là định mệnh cuối cùng của nó. Định mệnh của một tiếng nói và cũng là định mệnh của hồi nhớ, của biết bao nhiêu con người.
Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù
*
Tuy nhiên, nói gì thì nói, điều tối ư quan trọng, là, liệu có thơ, ở trong mấy ông nhà thơ đó không? Hay, nói khác đi, liệu mấy ông đó, thi sĩ?
*
Borges đã từng phán, Thi ca được trao cho thi sĩ. [Poetry is given to the poet].
Coetzee, trích dẫn William Gass [người dịch thơ Rilke qua tiếng Anh: Reading Rilke: Reflections on the Problems of translation, Đọc Rilke: Suy tư về vấn đề dịch. New York; Knopf, 1999]: Rilke struggled his entire life to be a poet—not a pure poet but purely a poet—because he felt, against good advice and  much experience to the contrary, that poetry could only be written by one who was already a poet... Rilke chiến đấu suốt đời để là một nhà thơ - không phải một nhà thơ thuần túy, mà thuần tuý là nhà thơ - bởi vì, ông cảm thấy, ngược hẳn sự cố vấn, khuyên bảo, thơ chỉ có thể được viết ra bởi một người đã thực sự là nhà thơ.
*
'Any fool can make war. Peace requires greater vision and courage'
Câu trên, áp dụng cho mấy nhà thơ thuộc thế hệ đường ra trận mùa này đẹp lắm, thì thật đẹp, nhưng phải thay đi một chữ:
Thằng điên nào cũng có thể nhỏ máu viết đơn xin đi mần chiến tranh.
Thơ đòi tầm nhìn lớn lao hơn, và sự can đảm.

Ác Mộng
Cái sự kiện chủ tịch nhà nước VC đi Mẽo, chỉ nói chuyện đô la, Todorov đã tiên tri từ đời thưở nào, và Tin Văn đã tường trình ngay từ những ngày đầu xuất hiện trên net.
Cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa CS, đây là lúc "thanh toán quá khứ". Khi mà người ta còn thấy trước mặt, một sức mạnh không làm sao tránh né, khi đó, sự đau khổ vẫn còn có ý nghĩa. Ngày mà chúng ta chấp nhận ý nghĩ bi thảm, khi tuyên bố, chủ nghĩa CS là con đường nhức nhối (tortureuse) dẫn từ "chủ nghĩa tư bản" đến "chủ nghĩa tư bản", khi đó, những người dân tại những nước cựu-toàn trị chẳng thể nào nhìn ra, ý nghĩa cuộc đời này.
[Cựu toàn trị không làm sao nhìn ra ý nghĩa cuộc đời, hiện tại toàn trị lại càng không].
Sống trong sự dối trá, cá nhân trở thành đồng lõa. Theo Vaclav Havel, đây là chủ nghĩa tự động-toàn trị (auto-totalitarisme) của xã hội. Vẫn theo ông, chế độ toàn trị đặc biệt ở chỗ: khác hẳn những chế độ bạo chúa truyền thống, ở đây không có thiểu số áp bức đa số, mà là, mỗi cá nhân đều bị cuốn hút vào guồng máy: họ vừa là đao phủ, vừa là nạn nhân, tuỳ theo mức độ nào đó. Mỗi cá nhân là một bộ "nạn nhân-đao phủ", "tù nhân-cai ngục". Mấy ông Trung Ương Đảng cũng không thoát khỏi "qui luật" này: Một phần thân thể, tôi chịu đựng hệ thống; phần kia, tôi điều khiển nó, làm cho nó hoạt động. Đây chính là phần số bi thảm mà chế độ toàn trị đã áp dụng lên mỗi cá nhân.
Kẻ bán xới
Chủ nghĩa CS, và những trại cải tạo của nó, là thử nghiệm tối hậu về đạo đức con người.
Vườn thú tuổi thơ

Ba thằng lăng nhăng

Gấu, nhà văn
Martin Amis
Gấu có gần như đủ những tác phẩm của ông, nhưng chẳng hề đọc.
Không phải thứ Gấu thích, ngay lần đầu mua cuốn đầu tiên của ông, vậy mà cứ tiếp tục mua tiếp, không phải khi sách vừa mới ra lò, mà là loại second-hand.
Kỳ cục là, Gấu vẫn cứ đinh ninh, một ngày đó, chúng, những cuốn sách của Amis, sẽ tìm đến gặp Gấu, hoặc ngược lại. Đúng y chang.
Đó là cái ngày Gấu đọc bài điểm cuốn Nhà Hội của ông, trên tờ Người Kinh Tế.
Và bèn mò lại những cuốn đã mua trước đó.
*
Đây là cuốn sách, kể kinh nghiệm mà bất cứ một anh tù VC nào cũng đã từng trải qua. Một tác phẩm mà anh nào cũng muốn đọc và muốn là tác giả của nó ! House of Meetings: Nhà Hội. Nơi gặp gỡ giữa trại viên và thân nhân đi thăm nuôi, và, nếu là bà xã đi thăm, thì trại viên sẽ được qua đêm tại đó.
Tay giữ mục điểm sách của tờ Người Kinh Tế này, phải là bậc thầy! Đọc nhiều, viết ngắn, gọn, đúng thứ nhà nghề, mở ra thường bằng một trích dẫn, y chang cái vòng hoa đầu tiên mà "Quỹ Nobel" choàng lên vị tân Nobel, tức cái thông báo dành cho báo chí.
Câu mở của bài trên chẳng hách xì xằng sao?: Phê bình gia thứ thiệt, Nabokov có lần đưa ra nhận xét, là người đọc, không phải với cái đầu, mà bằng xương sống lưng của anh ta.
Hắn ta, giống như Gấu, đọc, đến giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, [Giọt mưa trời khóc] bỗng thấy một làn hơi hạnh phúc từ huyệt bách hội ở trên đỉnh đầu, theo xương sống lưng chạy xuống, rồi tỏa ra khắp cơ thể, tới từng lỗ chân lông, và cứ thế tê lịm người đi, và thế là biết liền tù tì, đây là thơ thần.
*
-Phách lối vừa vừa thôi, cha nội. Bộ mi nghĩ, mi là phê bình gia thứ thiệt?
-Phê bình gia thứ thiệt hay không, chưa cần biết. Nhưng giây phút tê lịm người thì có thiệt.
*
Date: Sun, 23 Jan 2005 11:41:44 -0800 (PST)
From:
Subject:   hey
To: 
Hey ong Gau, ong la cai gi tren doi nay ma viet van phach loi , hay tu kiem diem lai xem minh co xung dang khong?
Mot doc gia
*
Anne Applebaum, tác giả cuốn 'chung quyết', definitive, về Gulag, [Gulag: A History] cho rằng Amis là nhà văn Tây Phương đầu tiên viết về Gulag, về cuộc đời ông Trùm Đỏ Koba, tức Stalin. Amis, tuy cùng thế hệ nhà văn trẻ, với những Rushdie, Ishiguro... nhưng không được lòng cho lắm, với cả hai giới độc giả lẫn phê bình. Có một độc giả đòi tự sát, nếu Amis được coi là nhà văn số một hiện đang còn sống của xứ Ăng Lê  [Guardian]. (1) Tuy nhiên, cố chịu sự bực mình, và đừng ném sách của ông vào thùng rác, sau mấy dòng đầu, là thể nào cũng mê ông ta! Gấu đã được cái sự tưởng thưởng này rồi!
*
(1) Martin Amis, tác giả Nhà Hội, cũng từ lò Granta, như những Salman Rushdie, Kazuo Ishiguro, là một thứ "enfant terrible" của văn chương Anh. Khi ông được mời làm giáo sư đã gây kinh ngạc trong giới giang hồ, và giới học đường, nhưng khi tờ Guardian coi ông là nhà văn Anh vĩ đại nhất hiện đang còn sống thì độc giả của chính tờ báo, có người giận điên lên và đe dọa tự tử! (1)
(1) One agitated reader was moved to write to the paper - and threatened the ultimate sanction: "If the media refer to Martin Amis as 'Britain's greatest living author' once more," wrote Kathy Love from south London, "I shall kill myself."
Ngay tờ Người Kinh Tế cũng không khoái ông này, chỉ đến khi Nhà Hội  xuất hiện: Người trở lại, Comeback man. Nhà Hội là một chiến thắng [triumph] đặc thù, bảnh đến mức tuyệt hảo, mãnh liệt chẳng thua gì Ô Nhục, Disgrace của Coetzee. Đây là một cuốn tiểu thuyết không thể không đọc, nhất là những ông nào đã từng ở tù VC.
Và nhất là khi bạn yêu chung, một người yêu, với ông anh, hoặc ông em của bạn!
Nhà Hội  thuật câu chuyện hai anh em, cùng mẹ khác cha, cùng yêu một cô gái Do Thái. Cô gái lấy ông em. "Em trai tôi tới trại tù vào năm 1948", câu chuyện bắt đầu. "Tôi thì đã ở trong đó rồi."
*
The Observer Books Interview
'It's the death of others that kills you'
Martin Amis on politics, mortality - and snoozing in front of the snooker
Sunday September 8, 2002
The Observer
Koba the Dread: Laughter and the Twenty Million is a polemical account of the Soviet experiment. The book is a catalogue of Stalin's crimes, followed by an open letter to Christopher Hitchens, close friend and former Trotskyist. Finally, Amis reflects on the death of his sister, and attempts to reconcile personal bereavement with the death of millions - to Stalin a mere 'statistic'. [The death of one person is tragic, the death of a million is mere 'statistic'. Stalin: Cái chết của một người là bi thương, của triệu người, chỉ là "thống kê"].
Chính là cái chết của những người khác giết bạn.
Bị Neal Ascherson chê, nhưng theo John Banville, Koba The Dread  [Koba là nick của Stalin khi làm chó săn cho cảnh sát Nga Hoàng] phải được đọc song song với Nhà Hội,  tuy cuốn sau là tiểu thuyết, còn cơn tức giận đạo đức ở trong Koba, là từ Robert Conquest. Koba còn là một thách đố giới trí thức Tây Phương, trong có cả ông bố của Martin, [Kingsley Amis], ngay từ khi còn trẻ, đã thất bại, trong nhiều năm, trong việc tố cáo những ghê rợn của những chính quyền Stalin kế tiếp nhau, và cả trong việc tống Stalin vào Địa Ngục, cùng một xà lim với Hitler.
Cái tít Nhà Hội, là từ cuốn Gulag: Một Lịch Sử, của Anne Applebaum, 2004 Pulitzer, non-fiction, trong đó, bà có viết về những cuộc thăm viếng nhọc nhằn, và, tốn kém, những người tù, của thân nhân. Điều này thì mấy bà vợ sĩ quan Miền Nam chẳng cần đọc Gulag: Một Lịch Sử.  Còn nhà hội, như bà này cho biết, ở bìa trại tù, qua một người sống sót trại tù mô tả, "Túp lều lý tưởng, có cái giường uyên ương. Có cả một cái bóng đèn điện với cái chụp đèn, ôi mới tuyệt vời, mới trưởng giả làm sao, đối với trại viên sống năm này qua tháng nọ trong những lán, những lều, giữa những bạn bè cùng số phận. Những giấc mơ cuộc đời tự do của chúng tôi được dựa trên cái nền, là căn phòng đó" [Our dreams of life at liberty were based on that room].
Cũng chứng nhân đó, nhà viết tiểu thuyết người Ba Lan Gustav Herling ghi nhận, những cuộc hội ngộ như thế, thường là hỏng cả, theo nghĩa, vô cùng phũ phàng, rất ít khi xuông xẻ. Bởi vì mấy ông chồng, sau bao nhiêu năm không sử dụng đến khẩu súng, không còn biết lên đạn ra làm sao nữa, và thường bắn trật mục tiêu, hoặc không đúng thời điểm, thường là sớm sủa quá ! Còn những bà vợ, sau những ngày tháng vạn lý bắc chinh, đi ngược con đường "Trường Sơn", đến khi gặp được ông chồng thì đã mệt nhoài, hết hơi. Herling, thật là thê thảm, viết: "Tôi đi đến kết luận rằng thì là, nếu hy vọng, thường xuyên được coi là cái ý nghĩa sau cùng còn lại của cuộc đời, và nếu như vậy, thì, sự thực hiện nó, đôi khi có thể thật là đau thương, đến không thể chịu đựng được."
Câu chuyện Nhà Hội  tiến diễn theo ba từng, level, thời gian khác nhau - hiện tại của người kể chuyện, quá khứ trước và sau chiến tranh, cuộn vào nhau, kỹ năng tiểu thuyết khiến, mặc dù sự ngắn ngủi của cuốn truyện, độc giả có ảo tưởng là đã trải qua cả thế kỷ 19, trong đó còn có cuộc tình trái khoáy. "Hai chúng tôi là anh em một nửa, mỗi thằng một họ, tính tình chẳng giống nhau. Kể thật gọn. Cha tôi, một Cô Zắc, còn cha Lev, Dimitri, một ông nhà quê, đúng ra, một tên ku lắc." Còn cô gái, Zoya, một "nhan sắc lớn" của thành phố Moscow trước chiến tranh. Cô và ông anh cùng học Học Viện của Hệ Thống [The Institute for the Systems ?], khi ông anh 25 tuổi, cô gái 19.
 "Lev hả, nhờ ơn Trời, còn đang đi học".
Và quả là một cú sốc, khi, vào mùa đông năm 1948, Lev, chưa tới tuổi hai mươi, nhập trại tù cùng với ông anh, và báo tin, Zoya bi giờ là vợ của em, anh ạ.

Tiền Kiếp của Gấu
Vài kỷ niệm về Mai Thảo