“Tôi chán đây rồi. Sang bên ấy ở ẩn cho qua ngày.”
“Không biết. Nhưng chắc được, ở ngay trong trường với các linh mục. Bên
này nó nghi ngờ những liên lạc và hành vi của mình quá rồi.”
"Những liên lạc hành vi nào?” Đại hỏi ngạc nhiên.
“Một vài chỗ quen biết hoạt động nội thành, một vài chỗ các đảng phái
khác, thư từ, sách đọc, công việc làm cũng đủ nó khó chịu, còn gì hơn?”
Tôi ngồi trên bực gạch. Đại trông thẳng mặt tôi nghiêm trang. Hắn móc
túi lấy đưa cho xem một lá thư.
Tôi nhìn qua rồi trao trả Đại. Hắn vừa cất lá thư vừa nói:
“Tôi nghĩ rằng cho đến bây giờ không thể đi khác hơn được. Nó còn đúng.
Mình còn phải nhắm mắt nhận lấy thân phận của giai cấp mình.”
Nó - Đại muốn nói về chủ nghĩa cộng sản. Tôi cầm lên cuốn sách của Đại
để sang bên và trông vào tấm hình. Tôi nói:
“Tôi cũng nghĩ như thế nhưng tôi lại muốn nghĩ thêm chút nữa. Tôi không
nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân phận giai cấp
khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản”
“Làm thế nào được khi đế quốc còn đủ nanh vuốt. Tôi không tin lực lượng
thứ ba.”
Câu chuyện ngưng ở đấy như thường lệ.
Norman Sherry, người viết
tiểu sử Greene, còn là người viết tiểu sử Conrad. Như thế, chắc là có
sự gì tương tự, giữa hai ông này? Theo nghĩa, cả hai cùng quan tâm đến
trái tim của bóng đen? Miền Greeneland bao gồm Phi Châu, Việt Nam thời
hậu VNCH, hậu chiến?
Martin Amis, trong một bài viết về Greene, cho biết một giai thoại thật
thú vị: Greene đã từng gia nhập Đảng Cộng Sản, cùng với Claud Cockburn,
chỉ để
"hy vọng một chuyến đi miễn phí Moscow"!
Bữa trước Gấu có kể chuyện
một ông hổ, một bữa buồn quá, hoá thành một
văn sĩ, dạo chơi net, lạc vô trang nhà DM, bực quá, bèn làm thịt cả
đám, nay tìm ra nguyên bản, bèn scan, để độc giả Tin Văn cùng thưởng
lãm, một trong những việc làm thống khoái nhất, của Bồ Tùng Linh.
Bồ tiên sinh, sinh tiền, chắc đã từng phải đọc ba thứ như của họ Hồ,
như của DM, nên mới phịa ra một ông hổ tuyệt vời như vậy chăng?
Miêu
sinh
*
-Tại sao anh hay đưa vào tác phẩm của mình các yếu tố huyền
ảo, khác thường?
- Tôi luôn đồng cảm với câu nói của triết gia người Ấn Độ
Vivekanada khi bàn về nghệ thuật: “Thế giới này nhỏ bé, cho nên người
ta phải
thêm vào đó một chút tưởng tượng”.
Nguồn
Có vẻ như mấy ông bà nhà văn VC này rất mê huyền ảo. Trước đây, Garcia
Marquez là nhà văn được mến mộ nhất,
và hiện nay, Murakami, cả hai đều viết văn huyền ảo, tác phẩm mới
nhất của nhà văn Nhật này, theo giới phê bình nhận xét, là một dụ ngôn,
muốn hiểu sao thì hiểu.
Điều gì khiến nhà văn trong nước mê huyền ảo, dè bỉu "thế giới thì nhỏ
nhoi", chẳng có gì đáng nói, "cần phải thêm tí tưởng tượng"? Phản ứng
lại kiểu viết dưới ánh sáng của Đảng? Tránh "đâm sầm vào
chính trị" (1), thì đâm sầm
vào huyền ảo? Vào sex?
(1) "Những tác phẩm văn chương mà cứ đâm sầm vào chính trị với
những thiên kiến thì khó có thể có chỗ đứng trong độc giả.... Tôi vẫn
nhớ lời nhà văn Boris Pasternak nói rằng 'một nhà văn không thể xa rời
tổ quốc mình'. Nếu không nặng lòng với đất nước quê hương thì không thể
nào hiểu được tâm trạng của những người cùng dòng máu..."
HPA
*
Ông họ Hồ này lầm "tưởng tượng" với "huyền ảo, khác thường".
Ngay cả Garcia Marquez, vào lúc ở đỉnh cao, cũng không hề viết văn
chương huyền ảo chỉ để huyền ảo. Vào lúc đó, ông ta là nhà văn hiện
thực xã hội, và chính theo nghĩa đó, bạn hiền của ông, Fidel Castro coi
ông là con người quyền lực nhất tại Mỹ Châu La Tinh.
Cũng thế, với Murakami. Ông này, sở dĩ được giới trẻ mê, vì chẳng bao
giờ tránh né viết dưới ánh sáng của Đảng, Đảng ở đây là lương tâm thời
đại mà ông ta hiện đang sống.
Garcia Marquez sử dụng thủ pháp huyền ảo là để nói về cái thực, điều
thực, như Rushdie đã từng nhận xét về ông. (1) Joseph Epstein, một nhà
phê
bình, điểm sách Mẽo, trong bài viết "Garcia Marquez bảnh tới cỡ nào?"
[How Good Is Gabriel Marcia Marquez?] có nhắc tới một mẩu đối thoại,
trong truyện
'The Incredible and Sad
Tale of Innnocent Eréndira and Her
Heartless Grandmother"'của Garcia Marquez, "Điều mà tôi thích ở
bạn, là
cái cách rất ư là nghiêm túc, khi bạn tạo ra cái vô nghĩa, make up
nonsense".
Giả như ông họ Hồ này, cũng làm được như Garcia Marquez, qua phát biểu
của nhân vật kể trên, qua đó, cái chất huyền ảo, khác thường ở trong
tiểu thuyết của ông, có đó,
không phải "bởi vì thế giới nhỏ bé", mà là để, chờ độc giả, đọc
tới, và, lập tức, cái "nonsense" của xã hội, của nhà nước VC hiện nay,
bèn bật ra, thì mới rất ư là nghiêm túc, thì Gấu này mới rất ư là bái
phục và bèn gật gù cái đầu, bảnh, bảnh
thực!
(1)
Ở Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn
là do văn hóa. Sự thực được bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự
thực. Cuối cùng chỉ còn một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta
cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới chính trị,
nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu
thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới
Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành "có một nửa", trong đó,
cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó
sự tham nhũng, thối nát "công cộng" của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ
"riêng tư" của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong
thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể
xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức
lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt,
khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh
đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó tính nhiệm mầu của ông.
Tình Yêu và những quỉ dữ khác
Mác Két ở Việt Nam
Theo tôi, có một thực tại, là đất nước Việt Nam hiện nay, với tất cả
những cái nonsense của nó, mà nhà văn nhà báo trong nước vờ đi, có, một
trái tim của bóng đen, một khải huyền dối trá, là nguyên nhân đưa đến
thực tại khốn khổ khốn
nạn đó, mà những nhà văn Mít trong nước không dám đối diện, chỉ tay
vạch mặt nó ra, và có một nhân vật, như Kurtz, của Conrad, của Coppola,
mà các
ông nhà văn Mít ở trong nước không làm sao [dám] đụng tới. Kurtz,
"all Europe contributed"
to his making, Kurtz mà cả Âu Châu đã
góp phần làm ra, như giới phê bình mô tả. Chúng ta chỉ việc thay đổi
"All Europe" thành "All Vietnam North", đại
khái như vậy, là ra nhân vật biểu tượng của tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại.
Một Kurtz Mít, đã xuất hiện, qua me-xừ
Tướng Về Hưu của NHT. Nhưng đây
là một ông Kurtz [vào lúc tàn đời, nằm ngắc ngoải trên con tầu của
Marlow], đã về hưu, sống nhờ đàn lợn được vỗ béo bởi những thai nhi.
Hay một Kurtz Mít, như tay Kiên trong
Nỗi
Buồn Chiến Tranh.
*
Thoát chết sau một cuộc tấn công của thổ dân, đoàn của Marlow lấy được
một chuyến hàng, luôn cả Kurtz, đang ngắc ngoải vì bịnh. Anh ta nói về
những kế hoạch đồ sộ của mình, chết khi con tầu xuôi hạ lưu, nhưng sống
mãi, trong cuốn tiểu thuyết của Conrad: một gã da trắng cô độc, lân la
mãi tít thượng nguồn con sông lớn, với những giấc mơ hoành tráng, kho
ngà voi, và một đế quốc phong kiến vượt lên trên những khu rừng rậm
Phi-châu.
Đồ Phổ Nghĩa
Hai phái đoàn của Little Saigon được thành lập, không phải để đón tiếp
phái đoàn ông Triết mà là để phản đối. Thái độ phản đối còn được thể
hiện qua câu nói: “Cán bộ của Đảng Cộng Sản thường sinh quán ở ngoài
Bắc, họ rất dễ nhận vì giọng nói và điệu bộ.”
Nhưng chuyện hơi nghịch lý là tiền của Việt Kiều đổ về Việt Nam giúp
thân nhân lên tới 10 tỉ đô la hàng năm. Và nếu con số Việt Kiều về Việt
Nam chỉ có 15,000 người năm 1993 thì trong năm ngoái đã tăng tới
500,000 người.
Nguồn
Như thế một Kurtz Mít hiện đại sẽ "rất dễ nhận vì giọng nói và điệu
bộ"?
*
"Trí thức coi họ như là ý thức đạo đức của xã hội", Garcia Marquez đã
từng trả lời tờ
New York Times
Magazine, "như thế, những nghiên cứu của
họ luôn luôn có khuynh hướng đạo đức hơn là chính trị. Theo nghĩa đó,
tôi nghĩ tôi là một trong những kẻ chính trị hóa nhất"
["Intellectuals consider themselves to be the moral consience of
society, so their analyses invariably folilow moral rather than
political channels. In this sense, I think I am the most politicized of
them all"].
Cái sự mê mẩn ông này của nhà văn trong nước làm tôi nhớ đến câu trả
lời của NMG, khi tôi hỏi ông, tại sao anh lại thờ Dostoevsky, trong khi
anh viết văn chẳng có chi là rắc rối nhiêu khê, nhân vật thì cũng
thường thường bậc trung:
"Ấy là vì tôi không làm sao viết được như ông ta, nên mới thờ
ông ta!" (1)
NMG thờ Dos, là chuyện có thực.
Bữa đó, có NBT, NMG, và Gấu ở nhà NMG, tại Tiểu Sài Gòn. NBT từ San
Jose xuống, rất quen
thuộc gia đình NMG. Đang nói chuyện văn chương, ông đến bàn thờ lôi
hình Dos. xuống và nói, thấy không....