Tưởng
nhớ Thanh Tâm
Tuyền
Nhà sàn
chú Thi ở Hưng Yên
Trăng Huyết
Người thứ ba
Dẫn nhập
Người
Mỹ Trầm Lặng
Dọn
Một số báo nước ngoài
nhận xét, Hồ Anh Thái là nhà văn Việt
Nam cấp tiến về mặt tư tưởng, thị hiếu. Anh có đồng ý với ý kiến này?
- Tôi nghĩ, bất cứ nhà văn nào có năng khiếu
và ý thức tìm tòi làm
mới tư tưởng của mình thì cũng nên phấn đấu hơn để có thể đứng trong
hàng ngũ
những người cấp tiến nhất. Tôi không đặt văn chương vào tháp ngà mà để
cho nó
chung sống với những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Có lẽ vì vậy mà được
coi là cấp
tiến. Tôi luôn hướng tới mục đích là chỉ viết những gì mà mình thực sự
cho là
chín về mặt cảm xúc.
Anh này láu cá thực.
Vờ một chữ quan trọng nhất trong câu hỏi: Mi chỉ là một thằng chạy theo
thị hiếu?
Chín, về mặt cảm xúc, hay về mặt tư duy, làm mới tư tuởng? NQT
*
Bữa trước Gấu có kể chuyện một ông hổ, một bữa buồn quá, hoá thành một
văn sĩ, dạo chơi net, lạc vô trang nhà DM, bực quá, bèn làm thịt cả
đám, nay tìm ra nguyên bản, bèn scan, để độc giả Tin Văn cùng thưởng
lãm, một trong những việc làm thống khoái nhất, của Bồ Tùng Linh.
Bồ tiên sinh, sinh tiền, chắc đã từng phải đọc ba thứ như của họ Hồ,
như của DM, nên mới phịa ra một ông hổ tuyệt vời như vậy chăng?
Miêu
sinh
Ui chao, đọc câu sau đây, mà chẳng sướng điên lên sao?
-Đệ nghe thế đủ rồi, cái thứ văn chương ấy chỉ nên đem về đầu
giường đọc cho vợ nghe thôi. Ở chỗ đông người nhai nhải mãi
chán lắm!
*
Ông hổ chịu không nổi, "như thế đủ rồi, đừng dọa ta nữa", bèn phục
xuống đất gầm lên...
Phàm nhân như chúng ta, đọc thứ đó, thì sao?
Cảm thấy mình như là chứng nhân, bất lực, và, thấy mình có tội.
Steiner cũng đã từng nhận xét như vậy, khi nói về độc giả, khán thính
giả: như là đồng lõa.
"Đối với riêng tôi, 'điểm ngoặt' chính là Pol Pot. 'Vào thời điểm đó'
[Thế Chiến II], rất ít người biết, về
Auschwitz.
Vâng, cái lũ khốn nạn, cái lũ chó đẻ biết, và không tin chuyện đó,
nhưng chúng chỉ là thiểu số. Sự che đậy của Nazi về Lò Thiêu đã có một
hiệu quả huyễn hoặc. Những cánh đồng giết người là ở đài phát thanh,
truyền hình, trong lúc đang xẩy ra, và chúng ta được biết là Pol Pot
đang chôn sống một trăm ngàn đàn ông, đàn bà và trẻ con."
"Tôi là một người của
hồi nhớ. Ở trung tâm tác phẩm của tôi,
là toan tính: tới sau Lò Thiêu..."
Steiner
Reader as Witness
Ác
Mộng
Vết thương sẽ không bao giờ
lành lại được.
Nguồn
Chúng ta tự hỏi, tại sao.
Vết thương không thể lành, là vết thương nào? Trước, trong, sau chiến
tranh, một trong ba, hay là cả ba?
Tôi tin rằng, sự thù hận VC, không phải là trước hay trong, mà là sau
khi chiến tranh kết thúc.
Trước, cũng có, nhưng không quyết liệt, bởi vì nếu quyết liệt, không
thể mất Miền Nam.
Theo nghĩa đó, tội ác da cam chỉ là thứ yếu, so với tội ác da vàng làm
thịt da vàng, sau khi cuộc chiến đã chấm dứt.
*
Tổng thống Mỹ mời, Chủ tịch nước Việt Nam mới sang thăm với tư cách
nguyên thủ một quốc gia độc lập có chủ quyền, chứ không như Nguyễn Văn
Thiệu được Mỹ dựng lên.
Nguồn
Cái ông chủ tịch nước Việt Nam đó không được nhân dân Việt Nam
dựng lên.
Đó mới là thảm kịch hậu chiến, đó mới là nguồn cơn của hận thù.
Chúng ta cứ giả thử, trong nước, người dân có chủ quyền, thì làm
sao có cái sự hận thù VC cho được!
Ác mộng lắc, là một trong những lý do đưa đến hận thù.
Nói rõ hơn, chính hiện tượng Con Bọ, Chúa Sẩy Thai là nguyên nhân hận
thù. Không phải cuộc chiến.
*
Không thể nào tưởng niệm,
The Inability to Mourn, đó mới chính là tình trạng đau thương
của người Việt, y chang nước Đức sau Lò Thiêu.
Người đẻ ra lý thuyết
Không thể nào
tưởng niệm, là Alexander and Margarete Mitscherlich, vào năm
1967. Kể từ đó, nó được chứng nghiệm, proved, mặc dù, thật khó mà kiểm
chứng, verified, như là một trong những lời giải thích sáng sủa nhất,
rõ ràng nhất cho cái chứng bệnh tâm thần của xã hội Đức hậu chiến, theo
W. G. Sebald, trong bài viết
Contructs
of Mourning, được in trong
Campo
Santo [nhà xb Hamish Hamilton, Penguin Books, bản dịch tiếng
Anh, 2005].
Người Việt trong, ngoài nước, thù VC vì đã tước đoạt của họ giấc mơ
tuyệt vời nhất - sau giấc mơ chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước
- cứ thế mà cùng nhau bước vào thiên niên kỷ, không một chút hận thù,
không một chút phân biệt, kẻ thắng, người thua.
*
Dream Textures: A brief note on Nabokov
Ngay ở đoạn vừa mở ra cuốn tự thuật
"Hồi ức kia ơi, hãy
lên tiếng", của Nabokov, có câu chuyện, một người đàn ông, mà chúng ta
tin
chắc, anh ta còn rất trẻ, và anh ta bị một cú sợ đến té đái, đó là khi
được cho
coi mấy đoạn phim ngắn, chụp cảnh trong gia đình, của chính anh ta, chỉ
vài
ngày trước khi anh ta ra đời. Tất cả những hình ảnh đang run rẩy trên
màn ảnh
kia, thì thật quá quen thuộc với anh ta. Anh ta nhận ra mọi điều, mọi
thứ, và,
đột nhiên anh ta mặc khải ra rằng là, không có ta ở trong đó.
Phát giác này khiến anh sợ đến té đái. Sợ hơn nữa, thê lương
hơn thế nữa, là, mọi người xem ta chẳng tỏ ra một chút bùi ngùi nào, về
sự vắng
mặt của chàng.
Khủng khiếp hơn hơn nữa, là, hình ảnh bà mẹ, đứng bên cạnh
một cửa sổ, đưa tay vẫy vẫy, và anh chàng tưởng tượng ngay ra được
rằng, đây là
một cái vẫy tay chào giã biệt, nhưng, giã biệt cái gì cơ chứ, và, chàng
nhìn
thấy, ở ngay cổng ra vào căn nhà, một chiếc xe nôi của trẻ con, giống
như một
cái hòm, và, mặc dù không có đứa bé con ở trong cái nôi, nhưng chàng
tưởng
tượng, đứa bé đó là chàng, và "nó" đang tan ra thành hư vô, thành cát
bụi...
Đây là Nabokov đang mời gọi chúng ta, những độc giả của ông,
cùng tham dự một cuộc thí nghiệm, thâm nhập cái chết trong hồi ức, của
một
thời gian trước khi có cuộc sống, một điều khiến người coi [anh chàng
rất trẻ
kia] trở thành một thứ hồn ma, trong chính gia đình của mình...*
Tôi không làm sao nối kết được những sự kiện, sự vắng mặt
của anh chàng trai trẻ, với giấc mộng tuyệt vời chẳng hề có của người
Việt, cái
sự không thể tưởng niệm được của người Việt, nhất là ở trong nước, nhất
là đồng
bào Miền Nam, những người thân yêu của họ đã mất đi, cái vết thương
không thể
nào lành, không thể, không thể....
Ôi chao Gấu cứ tưởng ra cái cảnh DTH ngồi khóc ở vệ đường, khóc cho cái
giấc mộng tuyệt vời của bà, đang tan ra thành hư vô thành cát bụi, vào
đúng một cái ngày 30 Tháng Tư năm nào...
Đúng là một giấc mơ ở giữa cái sống và cái chết...
Và cái hồn ma ở trong chính căn nhà của mình, liệu có bà con gì với đứa
trẻ chết, ở trong một nữ văn sĩ Việt, viết văn bằng tiếng Tây?
Ba
thằng lăng nhăng
Tiền Kiếp
của Gấu
Vài kỷ
niệm về Mai Thảo