Nhật Ký
|
NGUYỄN
LƯƠNG VỴ
TAM
TẤU KHÚC DU TỬ /CỦA/ LÊ VÀ…
Tôi muốn nhắc: Niềm vui là nấm mộ/
Chỉ nỗi buồn mới thực của ta, riêng,
(thơ Du Tử Lê)
I
Này Du Tử, vui gì trong nấm mộ?!
Nằm im ru tinh tú biết đâu tìm
Thân ngấm đất biết trời cao có thấu
Tình xuôi tay, dấu lệ có thơm, em?!
(Em biệt dấu, vườn đêm rêm buốt ngực
Lóng xương cây quên lá thức, lâu rồi
Gân lá nõn, cầu hôn xanh, biếc, lục
Đã tan lìa, còn chút gió xa xôi!!!)
Lóng xương cây quên lá thức, lâu rồi
Tuyệt! Gấu
The Grub Street years
In a speech, President JF
Kennedy said that if only Karl
Marx 'had remained a foreign correspondent, history might have been
different'.
How wrong he was, argues Christopher Hitchens. Much of Marx's writing
during
his years as a hack was a passionate defence of the values that were to
inform
his political philosophy.
Saturday June 16, 2007
The Guardian.
Thêm hai ông Marx nữa, một của tổng thống Mẽo, và một của
Christopher Hitchens. (1)
(1) Xin đọc talawas, về mấy ông Marx đang choảng nhau kia.
*
Cuốn sách mỏng
manh, non nớt và chưa thành hình này của một người mới lớn lên. Hắn lớn
lên trong một thành phố đã mất, thành phố bị vây hãm như một hòn cù lao
nổi chờ ngày tan rã không để lại dấu vết. Hắn đọc Marx tìm thấy giấc
mộng "biến cải thế giới", đọc Rimbaud tìm thấy giấc mộng "thay đổi cuộc
đời", đọc Dostoievski tìm thấy thái độ "tất cả hay không có gì hết",
đọc Gide tìm thấy "đời sống thành khẩn trung thực", đọc Malraux tìm
thấy hào quang của trí tuệ đối đầu với Định Mệnh, đọc Sartre tìm thấy
"cuộc hiện sinh tự do và chọn lựa". Hắn lớn lên cùng bè bạn, vượt qua
mau tuổi trẻ để suy nghĩ và mơ ước hành động. Mỗi đứa một lối lăn mình
theo mối cám dỗ lớn lao của hư vô. Hắn lìa bỏ quê hương, chia tay
với bè bạn, dấn mình vào lịch sử, đuổi theo giấc phiêu lưu của trí tuệ:
sự thật được tạo nên từ niềm hư vô của tuổi trẻ bị tước đoạt.
TTT: Tựa, Bếp Lửa
Tư tưởng gia tân thế kỷ: Marx
*
Giá như Marx cứ làm một tay ký giả ngoại quốc, chuyên viết tin xe cán
chó, thì lịch sử nhân loại sẽ khác hẳn đi, ông tổng thống Mẽo Kennedy
phán như thế.
Sự thực chính thời gian làm ký giả đã tiên đoán một Marx sau này. Mực ở trong máu ông ta, Ink in his blood,
là bài viết của Francis Wheen, trên tờ TLS, số 23 Tháng Ba, 2007, về
thời gian làm ký giả của Marx.
Francis Wheen là tác giả một cuốn tiểu sử Marx. Khi cuốn sách ra lò, bị
chê là toàn rác [toàn tin xe cán chó, journalistic], "một trong những
lời sỉ nhục thậm tệ nhất, one of the most damning insults, trong khuôn
viên đại học" [theo cái kiểu chửi
Gấu, đếch phải giới khoa bảng mà cũng bầy đặt đọc Mác đọc Miếc], tác
giả đã trả lời: Tôi là một ký giả, và nếu đó là một tội ác thì Marx,
chính ông ta, cũng có tội.
*
Christopher Hitchens, trích dẫn Wheen, "Quoting Goethe, who had said
that a painter can only succeed in depicting a type of beauty which he
has loved in a real human being, Marx suggested that freedom of the
press also has its beauty, which one must have loved in order to defend
it.".
Trích dẫn Goethe, đã từng phán, một họa sĩ chỉ có thể thành đạt, khi
miêu tả một thứ nhan sắc mà người đó đã từng sờ mó được, hửi được, ở
nơi một con người bằng xương bằng thịt, Marx đề nghị, tự do báo chí
cũng có cái đẹp của nó, mà, một ông nhà báo [VC] phải yêu mến tưng tiu,
để mà chiến đấu, bảo vệ nhan sắc đó.
*
I have often heard it
said that cowardice is the mother of cruelty.
Montaigne.
Tôi thường
nghe người ta nói, hèn nhát là mẹ độc ác.
Paz trích dẫn,
trong bài viết: Hãy coi
trường hợp Solzhenitsyn: Bụi Sau Bùn, in trong"Về những
thi sĩ và những người khác".
"Lukacs
coi Tầng Đầu Địa Ngục như đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực xã hội, theo
nghĩa, về mặt xã hội cũng như về mặt ý thức hệ, nó đem đến cho con
người cơ may khám phá tất cả những sắc thái tức thời và cụ thể của xã
hội, và trình bầy chúng, theo những lề thói thẩm định của chính chúng".
Về cuối đời
Lukacs nhận ra, Solzhenitsyn mới là một tay "hiện thực xã hội chủ
nghĩa" đích thực.
Trong bài diễn
văn Nobel, Solzhenitsyn có nói vài lời tóm tắt điều mà Lukacs muốn nói
đó, chủ nghĩa hiện thực xã hội đích thực, nó là một cái gì khác hẳn
những bản văn tuyên truyền, vốn đã chẳng hiện thực, mà chẳng có một tí
gì là xã hội ở trong đó:
"Văn chương là
hồi ức của những con người; nó truyền đi từ thế hệ này qua thế hệ kế
tiếp, những kinh nghiệm không thể nào bẻ bác được về con người. Nó gìn
giữ và thắp sáng, ngọn lửa lịch sử, vốn miễn nhiễm trước mọi bóp mép,
và lại càng cách xa, mọi dối trá."
Paz: Bụi Sau Bùn
Nhật Ký
Biggest literary prize goes to
little-known Norwegian
Michelle Pauli
Thursday June 14, 2007
Guardian Unlimited
A writer little known beyond Norway has beaten many of
the
biggest international names to the world's richest book prize. Per
Petterson's
Out Stealing Horses takes the 100,000-euro purse for the Impac Dublin
award for
what the judges called "a
poignant and moving tale of a changing
perspective on the world ... and of nostalgia for a simpler way of
life." (1)
The melancholy tale, translated by Anne Born, follows a
67-year-old man who is forced to remember the traumatic events of his
childhood. His life was changed forever in the summer of 1948, when he
was only
15. Through his memories the novel brings that distant summer to life
and explores
how the recovered past disturbs the present
...
Nhà văn không được thế giới biết đến đợp giải thưởng lớn, đánh bại hai
ông khổng lồ Coetzee và Rushdie, với cuốn tiểu thuyết giầu có,
"một câu chuyện nhức nhối, cảm động về một cái nhìn thay đổi về thế
giới... và hoài nhớ một cách sống đơn giản hơn". (1)
(1) Tình cờ đọc E Văn, thấy dịch là “chua xót và cảm động về một cách
nhìn khác đối với thế giới, về nỗi hoài cổ một lối sống bình dị hơn
trong cuộc đời”. [Từ poignant
- gốc
Tây, nhức nhối,... poignard,
cái
'poa-nhoa', con dao găm,
để đâm người của đám du đãng - không làm sao ra cái nghĩa chua xót. Changing, thay đổi, không có nghĩa
khác, different, theo
Gấu]
Tưởng
nhớ Thanh Tâm
Tuyền
Cái tít tiếng Tây, tác phẩm của Christiane de Rochefort, Le Repos du guerrier, được Hoàng Hải
Thuỷ phóng tác là Yêu Mệt,
làm sao lấy được chữ guerrier, bộ đội,
thêm chữ yêu mệt vô, thì ra
được cái tít
tác phẩm của Bảo Ninh, theo Gấu.
Nói tõ hơn, thân phận tình yêu
thiếu mất cái ý chiến tranh, mất mát, đổ
vỡ, nỗi buồn chiến tranh mất
cái ý yêu mệt, thành thử chưa
có một cái
tên nào bảnh cho tác phẩm bảnh này.
Tay điểm cuốn phim của đạo diễn phù thuỷ Roger Vadim khen, the film’s ending has a touch of genius
about it. Cụm từ touch of
genius, [tạm dịch, một tí thiên tài], có thể áp dụng cho Bảo Ninh.
Không giống như Mặt Trận
Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh, đây là một cuốn tiểu thuyết không chỉ về chiến
tranh. Một cuốn sách về
chuyện viết, về tuổi trẻ mất mát, nó còn là một câu chuyện tình
đẹp, nghẹn ngào [Lời giới thiệu của Geoff Dyer trên tờ Independence, in lại trong bản dịch tiếng Anh của Nỗi
Buồn] .
Cái tay Hồng Mao viết câu trên quả là tri âm tri kỷ của Bảo Ninh [về chuyện viết], và của
Phương, trong Nỗi Buồn.
Gấu đọc War Sadness
*
Hắn lìa bỏ quê
hương, chia tay
với bè bạn, dấn mình vào lịch sử, đuổi theo giấc phiêu lưu của trí tuệ:
sự thật được tạo nên từ niềm hư vô của tuổi trẻ bị tước đoạt.
TTT
Quê hương lìa bỏ, đất Bắc; chia tay bạn bè, những Đại, Long...
sau Bếp Lửa, tiếp tục xuất
hiện trong Ung Thư, cuốn
truyện đã hoàn tất
nhưng không được xb, dấn mình vào lịch sử cho tới tới khi Yankee mũi lõ
xuất hiện, tạ từ giấc phiêu lưu của trí tuệ, bằng sự nhập cuộc của một
anh chàng Kiệt, đã trốn thoát cuộc chiến, nhưng lại quay về, lựa chọn
cái chết vì bị lầm là VC, bản thân mình thì làm người tù cải tạo.
Nhà sàn
chú Thi ở Hưng Yên
Trăng Huyết
Người thứ ba
Dẫn nhập
Người
Mỹ Trầm Lặng
Dọn
Chuyện tiếu lâm Bush bắt tay
nhân dân bị mất đồng hồ, Gấu nghe từ hồi còn ở tù VC, có khác tí, và là
câu chuyện một du khách đi tour, hỏi một du khách ngồi kế bên, đã
đến thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên Người chưa, tay này đưa tay
ra bên ngoài cửa xe, lấy vô, thấy mất cái đồng hồ, gật gù nói, tới rồi!
Ác
Mộng
Ba
thằng lăng nhăng
... Cũng nhân tiện thông
báo, Lan nghỉ làm tờ VHNT, vì lúc này có nhiều websites tiếng Việt, tác
giả tự làm, tự phổ biến. Vả lại, Lan cũng bận rộn không có nhiều thì
giờ như trước. PCL
Trong kỳ tới Gấu tôi sẽ đi một đường hồi tưởng những ngày làm quen diễn
đàn này. Cũng thú vị lắm.
Nhật Ký
Vài kỷ
niệm về Mai Thảo
Về cái vụ viết mục Tin Văn, hay Tạp Ghi, cho Vấn Đề, bây giờ nhớ lại,
chắc là do đề xuất của TTT, chứ Mai Thảo hồi đó, không ưa Gấu.
Nói rõ
hơn, ông không chịu được văn của Gấu, thứ văn chương bè rau muống,
không đọc những tác giả Gấu đọc, thí dụ Faulkner, về văn,
hay Barthes về phê bình.
Thành thử cái nhìn lắc đầu ra hẹn, đừng nói chuyện văn chương, chán
lắm, là còn có nghĩa như thế.
Khi NMG đọc bài văn tế sống Mai Thảo, Gấu viết
vội cho kịp chuyến đi một chiều, khi ông nằm nhà thương, ông gửi lời
cám ơn, và nói thêm, bây giờ nó viết đọc được, trước đây, đếch đọc
được, sự tình nó là như vậy
Cung cách viết Tạp Ghi cho Vấn Đề cũng vẫn cung cách viết Tin Văn bây
giờ, nguồn hứng khởi, báo ngoại, thường là tờ Tin Nhanh của Tây, từ
tiệm Xuân Thu, kế ngay bên Quán Chùa. Cái cảnh Gấu từ tiệm sách bước
ra, cắp nách một cuốn de poche, hoặc vừa đi vừa đọc tờ Tin Nhanh rồi
lấy cái trán đẩy cái cửa kính Quán Chùa, chắc cũng chướng lắm, triết
gia PCT còn nực nữa là, chứng cớ có lần ông phạng Gấu và đồng bọn,
trong có cả người đi trên mây, rất khoái cái trò vừa đi vừa nhún nhẩy,
người hơi nghiêng qua một bên một tí, tay vung vẩy tờ báo Tây.
*
Quán Chùa, khi Gấu ngồi, những ngày đầu, tường thấp lủn tủn, bạn chẳng
cần tới cửa, mà cứ thế nhẩy qua bờ tường vô quán. Khi Mẽo thực sự tham
chiến, với cuộc đổ bộ tại Normandie Á Châu, tức bãi biển Đà Nẵng, vào
năm 1965, biệt động thành welcome Mẽo dữ quá, chẳng chỗ nào là ốc đảo
thượng lưu, là an toàn xa lộ, Quán Chùa dựng tường kín bưng, bên ngoài
còn bọc thêm một hàng rào dây kẽm cho chắc ăn, thành thử cái cảnh lấy
trán đẩy cửa kính thực sự chỉ là giả tưởng.
|
|