The unseen literary world
Chinua Achebe's long wait
for recognition highlights the
invisibility of non-western writers
Maya Jaggi
Thursday June 14, 2007
The
Guardian
Cái sự chờ đợi quá lâu để được nhìn ra, của cha già văn chương Phi Châu
này,
cho thấy, đám nhà văn Tây Phương hình như hơi bị mù dở, hoặc cận thị.
Hoặc là do tài "tàng hình" của những nhà văn không phải Tây Phương.
There was a writer, Nelson Mandela recalled of his 27 years
in jail, "in whose company the prison walls fell down". Chinua Achebe
of
Nigeria,
whom Mandela honoured on his 70th birthday as a fellow "freedom
fighter", was yesterday named the winner of the £60,000 Man Booker
international prize. A biennial lifetime achievement award for fiction
that
cynics had thought designed to embrace famous Americans excluded from
the Man
Booker remit has again - after the initial award to Ismail Kadare of
Albania
in 2005
- been vindicated by a relatively obscure but richly merited choice.
Man Booker Inter trao cho ông, tuy muộn, nhưng đúng là một chọn
lựa
thực xứng đáng. Nelson Mandela, vinh danh ông nhà văn chiến sĩ của tự
do, trong lần kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Chinua Achebe, nhớ lại
27 năm tù của mình, và, lèm bèm, chỉ cần một ông nhà văn như ông này,
là tường nhà tù thi nhau đổ xuống...
Biggest literary prize goes to
little-known Norwegian
Michelle Pauli
Thursday June 14, 2007
Guardian Unlimited
A writer little known beyond
Norway has beaten many of
the
biggest international names to the world's richest book prize. Per
Petterson's
Out Stealing Horses takes the 100,000-euro purse for the Impac Dublin
award for
what the judges called "a
poignant and moving tale of a changing
perspective on the world ... and of nostalgia for a simpler way of
life." (1)
The melancholy tale, translated by Anne Born, follows a
67-year-old man who is forced to remember the traumatic events of his
childhood. His life was changed forever in the summer of 1948, when he
was only
15. Through his memories the novel brings that distant summer to life
and explores
how the recovered past disturbs the present
...
Nhà văn không được thế giới biết đến đợp giải thưởng lớn, đánh bại hai
ông khổng lồ Coetzee và Rushdie, với cuốn tiểu thuyết giầu có,
"một câu chuyện nhức nhối, cảm động về một cái nhìn thay đổi về thế
giới... và hoài nhớ một cách sống đơn giản hơn". (1)
(1) Tình cờ đọc E Văn, thấy dịch là “chua xót và cảm động về một cách
nhìn khác đối với thế giới, về nỗi hoài cổ một lối sống bình dị hơn
trong cuộc đời”. [Từ
poignant
- gốc
Tây,
nhức nhối, xót xa, thống
thiết... poignard, cái
'poa-nhoa', con dao găm,
để đâm người của đám du đãng - không làm sao ra cái nghĩa chua xót,
changing, thay đổi, không có nghĩa
khác nhau, different, theo
Gấu]
Tưởng
nhớ Thanh Tâm
Tuyền
Nỗi buồn chiến tranh vs
Thân phận tình yêu
Cái tên truyện, tên một bài viết, là hết sức rắc rối, đa đoan.
Bếp Lửa là Tâm, là
Hà Nội, là 1954, là trở về mái nhà xưa, là Thanh, là
một tiếng hát.
Từ tiếng hát của Thanh, lần trở lại tiếng hát Trương Chi, trở đi với
tiếng trầm
hùng định mệnh của Hòa Tấu Khúc Số 5 trong
Một Chủ Nhật Khác, tiễn đưa
cuộc đời anh chàng Kiệt.
Nhưng tại sao 'thân phận tình yêu' biến thành 'nỗi buồn chiến tranh'?
Tên nào
bảnh hơn tên nào?
*
Bài điểm sách đầu tiên khi ra được hải ngoại, của Gấu, là bài viết về
cuốn
Nỗi Buồn Chiến Tranh, của
Bảo Ninh. Ngay khi đó, Gấu đã nhận ra,
Thân Phận Tình Yêu mới
đúng với nó. Nhưng tác giả của nó, quá
mê cái danh hão, một cuốn sử thi viết về chiến tranh,
[kể câu chuyện về nhân vật phản diện và
những kinh hoàng của cuộc chiến được sống bởi những người bộ đội nổi
tiếng. Match du monde],
nên đành đoạn bỏ
Thân Phận Tình Yêu.
Mới đây thôi, trả lời phỏng vấn, ông Bảo Ninh phán, Thân phận tình yêu
nghe sến quá.
Đúng, nó sến quá, sến như
Madame
Bovary của Flaubert.
*
Llosa viết cả một cuốn sách về mối tình đầu của ông, [về mấy lần đầu
trong đời đọc
Madame Bovary],
"The Perpetual Orgy". Ông mở ra cuốn tiểu
luận của mình, bằng một câu
của Flaubert:
The one way of tolerating
existence is to lose oneslf in literature as in a perpetual orgy.
[Cái cách tha thứ cho
chuyện chót lỡ sinh ra đời, là tự đánh mất mình vào trong văn chương,
như là mất mình ở trên cái giường]
[Thư Flaubert gửi cho Cô
Leroyer de Chantepie, ngày 4 Tháng Chín 1858.]
Câu trên y chang của Phương, trong
Thân
Phận Tình Yêu:
"Chẳng còn đêm nào như
đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em
quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".
*
Tại sao BN lại... ngu, lại... tham vàng bỏ
ngãi như thế, chúng ta tự hỏi?
Kỳ tới, Gấu sẽ post câu trả lời cho cái ngu Bảo Ninh, của Llosa.
Gấu đọc War Sadness
Trong văn chương Việt Nam, chưa có nhân vật nữ nào nói nổi một câu như
câu trên.
Nói không nổi, mà sống, càng không nổi.
Càng nghĩ càng tức cho cái ngu của ông-bạn-nhà-văn-VC của "Gấu-nhà văn
không-VC"!
*
Cái tít tiếng Tây, tác phẩm của Christiane de Rochefort,
Le Repos du Guerrier, được Hoàng Hải
Thuỷ phóng tác là
Yêu Mệt,
làm sao lấy được chữ guerrier thêm chữ yêu mệt vô, thì ra được cái tít
tác phẩm của Bảo Ninh, theo Gấu.
Nói tõ hơn, thân phận tình yêu thiếu mất cái ý chiến tranh, mất mát đổ
vỡ, nỗi buồn chiến tranh mất cái ý yêu mệt, thành thử chưa có một cái
tên nào bảnh cho tác phẩm bảnh này.
Tay điểm cuốn phim của đạo diễn phù thuỷ Roger Vadim khen,
the film’s ending has a touch of genius
about it. Cụm từ
touch of
genius, [tạm dịch, một tí thiên tài],
có thể áp dụng cho Bảo Ninh.
Nhà sàn
chú Thi ở Hưng Yên
Cái sự không thể hoàn tất sử thi
Điện
Biên của NĐT, có thể còn là do lý
do sau đây.
Pensez-vous que l'avenir du roman, ainsi que votre propre
avenir de romancier, s'écartera déplus en plus du romanesque, de la
fonction imaginative
?
Naipaul: Oui. Continuer à écrire des romans « de création »
serait possible à condition de croire à l'existence d'une société
ordonnée, au
sens où après les troubles vient le calme, et où toutes les crises
retombent dans ce grand calme sous-jacent.
Mais cela n'existe plus pour la majorité des gens, et ce type d'oeuvre
d'imagination leur est de moins en moins utile. Ils vivent dans un
monde instable, aux changements rapides,
ils ont besoin qu'on les aide à le saisir, à le comprendre et à le
contrôler.
Et c'est ainsi que l'écrivain peut être à leur service.
Tiếp tục viết tiểu thuyết 'sáng tạo' chỉ có thể, với điều kiện tin rằng
có một trật tự xã hội, theo nghĩa, sau những bát nháo như thế, sẽ có
trầm lắng, vốn là nền cho khủng hoảng. Cùng tắc thông là vậy. Nhưng đa
số cái lũ người đang gây khủng hoảng bát nháo kia không còn cần đến sự
tưởng tượng, đếch cần sử thi
Điện
Biên, mà chỉ cần đô la Mẽo. Thành thử nhà văn không còn có tích
sự gì trong một xã hội như thế.
[Trích Naipaul trả lời tờ Transition, số 40, tháng 12/1971]
Trăng Huyết
Về chu kỳ hành kinh, vấn đề kinh nguyệt của phái nữ, đực rựa không
được phép lèm bèm, nhưng đây quả là một vấn nạn, không chỉ dành riêng
cho một nửa nhân loại.
Trong bộ
Thần Thoại của
Lévi-Strauss, [hình như
trong cuốn
Les manières de table, Những cách đặt bàn ăn],
ông đã mất
công sắp xếp, lắp đặt, cả một lô những huyền thoại, thành một con đường
-
của một chiếc thuyền độc mộc, theo những dòng sông dẫn tới mặt trăng -
chỉ để chứng minh, chúng nói về con đường hành kinh của người phụ nữ.
Cô thiếu nữ, trong
Những Dòng Sông, như con cá hồi lần
hồi tìm về con kinh, con rạch ngày nào, khi còn một đứa con nít, cô vẫn
thường
bơi lội, và chợt nhớ ra, lần đang tắm, như một đứa con nít, thấy dòng
nước hồng hồng ấm ấm từ trong mình tỏa ra con kinh, biết rằng mình hết
còn là con nít, và lần này trở về, không còn là con nít, là thiếu nữ,
là phụ nữ, mà là một hạt bụi, cái chu kỳ hành kinh như thế, là cả một
đời người.
Có những đấng đàn ông - phần nhiều là có thiên hướng
gay - rất lấy làm
buồn phiền ông Trời, tại làm sao mà 'delete' một trong những thú đau
thương nhất nhất tuyệt tuyệt như thế, đối với cái PC của họ. Và cái ông
nào đó, khi đặt tên đứa con tinh thần chỉ có một nửa, bằng cái tên
Trăng Huyết, một cách nào đó, là đòi 'save' cái thú đau thường kỳ tuyệt
này, ít ra là cho riêng ông ta.
Nhưng, đây là một lời nguyền, một sự trù ẻo, hay một ân sủng?
*
Có những giây phút, những thời điểm "lịch sử" giầu có vô cùng. Khi phải
nhìn lại lịch sử văn học miền nam - lịch sử của đám chúng tôi! - văn
học những năm 1960 quả là giầu có vô cùng.
Chỉ với một vài truyện ngắn của nó.
Nếu đi hết biển
*
Trăng Huyết còn
nhiều tên gọi.
Với Tuý Hồng, nó có tên là
Vết thương
dậy thì. [Lẽ dĩ nhiên vết thương dậy thì có thể còn một phụ
nghĩa, khác]
Giới khoa học gọi bằng cái tên
Vết
Thương Khôn, The Wise Wound: tên tác phẩm của Penelope
Shuttle & Peter Redgrove, bàn về kinh nguyệt và về mỗi/mọi đàn bà
[everywoman]
Trăng huyết? Does the
Moon Menstruate?
Liệu vầng trăng kia cũng có... tháng?
Quả có thế. Trong tiếng Anh cổ, chu kỳ kinh nguyệt, the
menstrual cycle,
menstrual từ tiếng La tinh
mens, mensis, có nghĩa là
month,
month/ moon. (1)
(1) Does the Moon Menstruate?
....
But why? What event in human lives corresponds in any way to
the moon's events? Is there any connection between human fertility and
the
moon? It seems a strange coincidence, if coincidence it is, that lost
of the
medical books say that the average length of a woman's menstrual cycle
is
twenty-eight days. This might be no more than a coincidence, since, as
Paula Weideger has pointed out, the
figure is only an average one composed of the cycle-length of thousands
of
women added together and divided by the number of women. She says that
it is
quite possible in the statistical samples that no woman had a
twenty-eight-day
cycle, since it is quite normal to have fifteen-day cycles or
forty-one-day
cycles. What she says is true – nevertheless is also true that the vast
majority of cycles cluster round this figure of twenty-eight. Around
four weeks
is a very usual length of cycle. The coincidence is that the length of
the
moon's cycle from new moon to new moon also averages out at about four
weeks,
or 29*53 days (mean synodic month). Even the name of the cycle, the
menstrual
cycle, according to the OED, comes from the Latin mens, mensis, leaning
'month', and the same authority also reminds us that nonth' means
'moon'.
Partridge's dictionary
goes further. If you look up 'month' there, you will be referred to
'measure'.
He tells us that the changes of the icon afforded the earliest measure
of time
longer than a day. Under “Menstruation' we are referred also to
'measure'. The
paragraphs tell s that 'menstruation' does come from 'month' which
comes from
noon'. Moreover, he tells us that the following words for ideas come
from the
measurement that the moon makes in the sky: measurement, censurable,
mensuration, commensurate, dimension, immensity,
metre,
metric, diameter, parameter, preimeter, meal, and many
others. A suspicion grows that perhaps many of our ideas come from the
moon-measure. All the words for
'reason’
certainly come from
'ratus', meaning
to count, calculate, reckon; and all the words for mind, reminder,
mental,
comment, monitor, admonish, mania, maenad, automatic and even money
appear to
be associated with this Latin word
mens,
or Greek
menos, which both mean
'mind' or 'spirit'; or the Latin for 'moon' or 'monthly'. The Greek
word for
moon is
mene.
The Wise Wound
Người thứ ba
Dẫn nhập
Người
Mỹ Trầm Lặng
Dọn
Chuyện tiếu lâm Bush bắt tay
nhân dân bị mất đồng hồ, Gấu nghe từ hồi còn ở tù VC, có khác tí, và là
câu chuyện một du khách đi tour, hỏi một du khách ngồi kế bên, đã
đến thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên Người chưa, tay này đưa tay
ra bên ngoài cửa xe, lấy vô, thấy mất cái đồng hồ, gật gù nói, tới rồi!
Ác
Mộng
Khó mà nói, Bắc Bộ Phủ không
hề biết, xã hội Miền Nam, cuộc sống của
dân Miền Nam cao hơn Miền Bắc.
Nhưng thống nhất đã, cho dù có phải hy sinh Miền Nam, hy sinh cái xã
hội tốt đẹp đó.
Hậu quả, chẳng những Miền Nam bị tiêu vong, mà Miền Bắc
cũng được "ăn theo".
Câu nói huyênh hoang ngày nào của một viên tướng Mẽo, đưa Miền Bắc
về thời đại đồ đá, hoá ra lại do chính VC thực hiện, cho cả nước, và là
phản ứng ngược của chiến thắng Miền Nam.
Chính cái ác của một miền đất đã đơm hoa kết trái.
Bây giờ thì chúng ta mới hiểu được dã tâm của Mẽo,
trước khi bỏ chạy, đã để nguyên vẹn một Miền Nam, với tất cả những
"phồn
vinh giả tạo", những "hàng họ có gân" của nó: Con ngựa thành Troie này
sẽ làm được điều mà nửa
triệu GI không làm được.
Ôi chao, mới đây thôi, đọc báo VC, Gấu còn thấy mấy ông tự khoe về cái
sự nhân đạo, không gây biển máu, không biến Sài Gòn thành bình địa, như
một Berlin ngày nào lọt vào tay Hồng Quân!
Và nhớ đến vị anh hùng của Hồng Quân trong cuốn
Nhà Hội của Martin Amis. Anh này
bốc phét, chỉ hãm hiếp phụ nữ Đức không thôi, mà giải phóng được nước
Đức thoát ra khỏi chủ nghĩa Nazi!
Ba
thằng lăng nhăng
Nhưng điều đáng tiếc hơn là Tô Hoài, một người đã từng tham gia cải
cách ruộng đất qua nhiều đợt, đã từng làm đến đội phó phụ trách tòa án,
không lẽ chỉ
viết được
có thế thôi ư. Cũng không trách được ông, vì khi
bước vào cuộc đấu tranh này ông còn trẻ và chưa được học hành nhiều,
nên những nhận xét của ông lúc đó chắc hẳn còn rất sơ lược và công
thức. Nhưng bao nhiêu năm đã trôi qua, nay hồi tưởng lại, chẳng lẽ ông
không có những nhận định gì sâu sắc hơn? Và khi ông chọn ra ba con
người điển hình để nói về một cuộc cách mạng to lớn như vậy, thì lại
chọn ba con người cá biệt, không đại diện được cho cái chung. Đành rằng
nhà văn có quyền xây dựng nhân vật của riêng mình, nói những chuyện nhỏ
để đề cập đến việc lớn, nhưng ít ra những nhân vật đó cũng phải phản
ánh được phần nào xã hội mà nhà văn đã sống.
Nguồn
Ba thằng lăng nhăng mà chưa đủ ư?
Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh cả một lũ mà vẫn chưa đủ?
Vả chăng, chỉ nội hãm và hiếp nông dân, mà hoàn thành công tác Đảng
giao, CCRĐ, giải phóng cái ách ngàn đời giai cấp địa chủ đè lên tầng
lớp
nông dân Bắc Bộ, thành tích như thế mà "cũng không trách ông được"?
Có lẽ phải sửa một từ trong câu văn của tác giả bài viết:
Nhưng điều đáng tiếc hơn là Tô Hoài, một người đã từng tham gia cải
cách ruộng đất qua nhiều đợt, đã từng làm đến đội phó phụ trách tòa án,
không lẽ chỉ
hiếp được
có thế thôi ư.
Vài kỷ
niệm về Mai Thảo
Về cái vụ viết mục Tin Văn, hay Tạp Ghi, cho Vấn Đề, bây giờ nhớ lại,
chắc là do đề xuất của TTT, chứ Mai Thảo hồi đó, không ưa Gấu. Nói rõ
hơn, ông không đọc được văn của Gấu, thứ văn chương bè rau muống, và
nhất là, ông không đọc những tác giả Gấu đọc, thí dụ Faulkner, về văn,
hay Barthes về phê bình.
Cung cách viết Tạp Ghi cho Vấn Đề cũng vẫn cung cách viết Tin Văn bây
giờ, nguồn hứng khởi, báo ngoại, thường là tờ Tin Nhanh của Tây, từ
tiệm Xuân Thu, kế ngay bên Quán Chùa. Cái cảnh Gấu từ tiệm sách bước
ra, cắp nách một cuốn de poche, hoặc vừa đi vừa đọc tờ Tin Nhanh rồi
lấy cái trán đẩy cái cửa kính Quán Chùa, chắc cũng chướng lắm, triết
gia PCT còn nực nữa là, chứng cớ có lần ông phạng Gấu và đồng bọn,
trong có cả người đi trên mây, rất khoái cái trò vừa đi vừa nhún nhẩy,
người hơi nghiêng qua một bên một tí, tay vung vẩy tờ báo Tây.
Thống kê Tin Văn
Top 25 Countries
United States/
Russian Federation/Australia/ Vietnam/
Sweden
Canada/
Unknown/ Hong Kong/Japan/Germany/Norway
South Korea/China/European Union/Singapore/ Poland/Spain
Taiwan/Great Britain/Switzerland/Netherlands/Belgium/Morocco
Sau Mẽo tới Nga, rồi tới Việt Nam.
Thú vị thật!