*
Nhật Ký









**
Happy Birthday to you, Jennifer.
Mừng cô Thảo bẩy tuổi.
10-3-2007

Vĩnh biệt Thầy Nguyễn Khắc Kham, nhà giáo dục và văn hóa lớn của Việt Nam.
Nguồn

sach
Hai cái tuổi thơ bất hạnh của Gấu, đực và cái, đã tìm cách nương tựa vào nhau, đâu lưng tự vệ, trước nanh vuốt của cuộc đời, "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát hai quê hương, một Nam, một Bắc, tìm ra được quê hương đích thực cho dòng Gấu, và sau cùng, trốn thoát cả một lô những ông bạn quí hoá."

The domestic background là tên một bài viết của Greene, điểm cuốn hồi ký của bà vợ, Jessie Conrad, viết về chồng, [Joseph Conrad and his Circle].
Đọc, Gấu bỗng nhớ đến lần phỏng vấn của tờ Sóng Văn, không phải những ông chồng nhà văn, mà bà xã của họ.
Lần đó, trả lời câu hỏi, kỷ niệm đẹp nhất, đáng nhớ nhất, và biết đâu, buồn nhất, trong đời làm vợ Gấu nhà văn, Gấu Cái cho biết, đó là lần rời Cai Lậy, Mỹ Tho, về nhà mới ở Sài Gòn.
Đúng vào năm có trận lụt lớn nhất, 1966. Quốc lộ số 1 bị lũ lụt, có quãng, phải đi xuồng.
Và Gấu Cái ngậm ngùi, trên xuồng có đủ cay đắng ngọt bùi cho cả hai.
Dư dả đến nỗi, giá có thêm một đời nữa, vẫn chưa cạn!

Theo nghĩa đó, kiếp sau ta cũng chưa tha cho mi đâu!
*
Thảo Trần lại là dân miệt vườn thứ thiệt, sinh quán Cai Lậy, Mỹ Tho, và là bà xã của NQT. Đây tuy là tập truyện đầu tiên của bà, nhưng đã mang đầy sức mạnh riêng tư, trong một dòng văn cũng rất là Nam Bộ trong kiểu rất là Sài Gòn.
Phan Tấn Hải đọc NDSCVPN
Riêng với bà Thảo Trần, mặc dù ông chồng bà giới thiệu là bà mới chỉ “tập” viết, tôi có ý kiến là bà hãy cứ nghe và ghi nhận những gì nhà phê bình văn học họ phán, vâng, trân trọng nghe và ghi nhận, nhưng bà vẫn cứ thảnh thơi viết theo ý bà, viết thật tình chứ bà không cần phải “tập” gì nữa.
Thảo Trường: Cai Lậy, Mỹ Tho

Đọc thơ NLV
Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]

*
 
THANH TAM TUYEN
 La poésie entre la guerre et le camp
*
Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới
NLV

Ra hải ngoại, ông làm thơ lai rai, cũng thật khó mà nói, ông sáng tác trở lại. Lần chót, Gấu được nói chuyện điện thoại với ông, ông nói, trời cho sao thì hưởng vậy. Nói như thế, theo Gấu, là ông không còn nghĩ rằng, ông lại có hứng làm thơ, viết văn.
*
Coetzee, trong bài viết về Brodsky, cho rằng, những nhà thơ "khoẻ, mạnh, cứng, đực", luôn tạo ra đường riêng của họ, và trong khi làm như thế, viết lại lịch sử thơ ca. Brodsky thì cũng rứa.
[Strong poets have always created their own lineage and, in the process, rewritten the history of poetry. Brodsky is no exception].
Thơ tự do, thì cũng rứa, tuy nhiên, TTT phán:
Không đa đa, siêu thực,
Khởi từ ca dao qua tự do
Phải đợi đến khi ông vô tù, thì mơ ước trên mới trở thành hiện thực, và thơ tự do mới móc nối được với truyền thống ca dao của nó.

Tưởng Niệm Trịnh Công Sơn
Blessed is he who visited this world
In its fatal moments
Akhmatova: Third Elegy [1945]
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,
Vào đúng lúc thê thảm như thế này.*
Ba nhạc sĩ của một thời, thời của chúng ta, mỗi ông là một số mệnh dị thường.
Dị thường theo nghĩa của Manea, khi ông nói về "an authentic testimony to true patriotism", "một chứng thực về lòng ái quốc không thể giả mạo".*
Văn Cao với bản chúc thư liên quan tới trường hợp ra đời của bản quốc ca.
Phạm Duy, với những đi và về cùng một nghĩa như nhau.
Còn Trịnh Công Sơn?
Có thể ông sẽ văng tục, bởi vì cả đời chưa hề một lần văng tục, khác hẳn Gấu.
Tao đếch thèm đi đâu cả, nhà của tao ở đây, thành phố của tao ở đây, quê hương của tao ở đây, cho dù thằng khốn nạn nào làm chủ thì cũng vậy!
*
Người Đức sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho người Do Thái, vì cái vụ Lò Thiêu!
Những người Cộng Sản sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho đám Nguỵ, vì đã không giải phóng miền Bắc. (1)
(1) Bạn Gấu, NKL, sĩ quan thám báo, 13 niên, đã từng bị nhân dân mắng vốn: mấy cháu đánh đấm ra làm sao mà đến nông nỗi này? Mấy bác cứ mong hoài ngày chúng cháu ra giải phóng đất Bắc!
*
Thêm một liên văn bản khác: Nguyễn Quốc Trụ trong bài viết tưởng niệm Trịnh Công Sơn, kể lại rằng cho đến khoảng 1966:
"Chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn, nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi. Phải khi đứa em tôi mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc quá nhớ bồ, cứ huýt sáo bài "Tình Nhớ", gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra. Lúc này tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của Miền Nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói : hãy yêu nhau thay vì giết nhau.
Bởi vì chưa bao giờ và chẳng bao giờ Miền Nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với Miền Bắc , vì họ đều tin một điều : Miền Bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó.
Tính phản chiến của nhạc anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất" .
Giữa một rừng than khóc ki khu, thì bài Nguyễn Quốc Trụ, nhanh, ngắn nhưng giá trị. Vì chính xác và dũng cảm. Ai đó nói: hình học là nghệ thuật lý luận đúng trên một hình vẽ ... sai. Nguyễn Quốc Trụ khởi đi từ một bản nhạc tình ... ngoài đề.
Tình Nhớ 
thì can dự gì đến phản chiến?
Bài hát đại khái:
Người ngỡ đã xa xăm
Bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều ...
Nói về nhạc phản chiến, cứ gì phải dựa vào Đại Bác Ru Đêm ?
Đặng Tiến: Trịnh Công Sơn
Cái nhận định, hình học là nghệ thuật lý luận đúng, trên một hình vẽ sai, Gấu thực sự không hiểu Đặng Tiến moi ở đâu mà ra.
Hay đây chính là điều thầy Nguyễn Văn Phú gọi là đường may mắn. Ai đã từng học toán, môn hình học, đều biết, có những bài toán hình học, không thể nào giải được, nếu không tự dưng "phịa ra" một đường, thế là bài toán được giải!
Vả chăng, Gấu này không nghĩ như Đặng Tiến, khi ông cho rằng: Tình Nhớ thì liên can gì tới phản chiến?
Và đây không phải là một trường hợp có thể qui về phạm trù văn học có tên là 'liên văn bản'.
Tình Nhớ chính là nhạc phản chiến, hiểu theo nghĩa trân trọng nhất của từ này.
Của nhạc này.
Nếu có một phần liên văn bản của nhạc TCS, thì cái phần này phải được hiểu theo nghĩa của Gide, khi ông phán về tác phẩm nghệ thuật, nhân đọc Dostoevsky: Tác phẩm lớn có sự tham dự của Quỉ.
Nhạc Trịnh Công Sơn có sự tham dự của con quỉ chiến tranh.
Nói rộng ra, có vẻ như, tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật của Miền Nam trước đây, đều được viết theo cách nhìn đó: Viết, sáng tác, trong nỗi lo sợ, hoặc nghệ thhuật, hoặc tác giả, bị trù ẻo, nguyền rủa, huỷ diệt....
Thanh Tâm Tuyền coi đây chỉ là bước đi [nhịp điệu] của thời gian.
Brodsky nói khác một tí: Thời gian được tái sắp xếp lại.
Cái nhịp của nhạc TCS chính là đại bác ru đêm.
Đó là phần liên văn bản của nó!
*
Đường may mắn.
Hình trên, là một bài toán lớp Đệ Ngũ.
Trên hai cạnh một góc nhọn, lấy hai đoạn bằng nhau AB và CD. Chứng minh:
MN - đường nối trung điểm AC và BD - song song với đường phân giác của góc.
 Gấu đã giải được, nhờ phịa ra thêm một đường.
Thiếu đường vẽ thêm đó, là vô phương!
Có những con đường may mắn như thế, phải đợi tri âm của nó, hàng bao nhiêu thế kỷ!
Koestler, trong Hành động sáng tạo, The Act of Creation, viết về trường hợp Kepler: Hình học "cô níc" đã từng được Apollonius of Perga nghiên cứu từ thế kỷ thứ tư, trước BC, chỉ để vui đùa, giải trí, và phải đợi Kepler, hai ngàn năm sau, mới biết cách sử dụng nó, vào việc nghiên cứu quĩ đạo các hành tinh. Mấy định luật về cô-níc, [hình e-líp, ở đây], Kepler khám phá ra, là nhờ đo đạc đường bay của mặt trời, mặt trăng, và khi biết, nó là hình e-líp, ông đã hoảng hồn, ghi vào nhật ký, tôi phải là một tên khùng, một kẻ sát nhân, bởi vì điều tôi khám phá ra đó, từ thời Pythagore người ta đã biết rồi!
Gấu viết đến đây, bỗng nhớ lại kỷ niệm tự mình kiếm ra phương trình đường thẳng, vội vàng đi khoe với bạn học, và bị ông bạn nhìn với cặp mắt thương hại, ôi chao, sao lại có thằng ngu như mày, hả Gấu, điều sơ đẳng đó, người ta đã kiếm ra từ đời nảo đời nào rồi.
Đây cũng là kinh nghiệm để đời cho mấy ông nghệ sĩ: một thằng cha sáng tạo ra cái mới phải là một thằng thuộc lòng quá khứ, và chán quá khứ quá, nên mới phịa ra cái mới, chỉ để vui chơi mà thôi!
Vui thôi mà! ĐT

Đọc thơ Cao Thoại Châu

Trang thơ Cao Thoại Châu

Tản mạn về Ba  Người  Khác
Sử dụng cách đọc The Castle in the Forest của tờ Người Quan Sát, như trên, liệu chúng ta có quyền nghĩ, tương tự về Tô Hoài, và Ba Người Khác, là câu chuyện một nhà văn ban diễn từ [address] cho quỉ sứ, cũng chính là xừ luỷ?
Gấu, nhà văn
'I'm not going to satisfy people's curiosity about exotic China'...
[Tôi đâu có ý định thỏa mãn sự tò mò của mọi người về một cái mùi lạ của một cô Xẩm]
Yiyun, tác giả cuốn A Thousand Years of Good Prayers, trả lời phỏng vấn khi cuốn sách của bà được giải [the] Guardian First Book Award.
Như thế đấy, là cái việc học tiếng Anh, và sau đó, viết văn bằng tiếng Anh.
Chẳng lẽ phải nhắc lại câu nói đó cho mấy ông mấy bà "da mầu", khi, cứ ị ra được một cục nào là dịch liền tù tì ra tiếng Anh tiếng U.
"Chúng tôi quả có ý định, thỏa mãn tính tò mò, của mọi người, về mùi lạ, của một cục kít Việt!"
*
Chúng tôi hô khẩu hiệu khi đạn vô sọ anh ta.
Yiyun Li:  A thousand years of good prayers
Đọc
Ngàn năm kinh kệ
*
Ôi chao, tôi cứ tưởng tượng ra một cô gái, ở trong nước; cô nói với ông bô bà bô VC của cô như thế này:
"Cái thứ tiếng Việt mà bố mẹ, thầy bu...  đang nói đó, không phải là tiếng Việt!"
Nhật Ký Tin Văn