Bảnh hơn chúng ta
là tên bài
viết của James Campbell, trên TLS May 25, 2007, về Faulkner, nhân tuyển
tập tiểu thuyết của
ông vừa mới ra lò, Novels 1926-1929,
gồm: Lương Lính, Muỗi, Cờ trong Bụi,
Âm thanh và Cuồng nộ.
1,180 trang, Nhà xb Library of America.
Cờ trong Bụi, Flags in
the Dust , là
cuốn
thứ ba sau hai cuốn
Luơng Lính
và
Muỗi. Bị
chừng 12 nhà xb chê, sau ra lò duới cái tên
Sartoris. Cuốn này Sartre cũng
chê
lên chê xuống, sau khi khen lấy khen để cuốn Âm Thanh và Cuồng Nộ, coi
đây là nghệ thuật mà con mắt người đọc.
Nhưng chúng
ta mắc nợ Faulkner, về tính sáng tạo lạ lùng, kinh ngạc của ông, theo
cả cái nghĩa "lầm lạc sai sót" mà các nhà xb vin vô đó để chê
Sartoris, và chỉ
thời gian mới trả lời, và quyết định số phận cho nó:
một đại tác phẩm.
Ra lò vào năm 1929, cuốn sách đòi đúng vị trí của nó trong 'thiên tài
sai sót', 'thiên tài mà con mắt người đọc", và là cuốn thứ nhất được
đặt
để khung cảnh trong thiên đàng hoang dại, hoang đường, là miền
Yoknapatawpha County. Nó còn tạo dấu ấn thật đậm đà về cái hơi thở dài
thòng,
là dòng văn 'bè rau muống' (1) của Faulkner: câu dài lê thê, câu nọ
cuốn lấy câu kia, [long, flexible sentences constructed on a backbone
of
declarative phrases, often punctuated insistently by family names -
three Bayard Sartoris crop up on one page without any warning that they
are three separate people - and frequently wrestling with paradox]. Cái
thói quen sau cùng, wrestling with paradox, khoái chơi trò vặn vẹo với
nghịch ký, ở lại suốt đời, trong nghiệp
văn của ông.
(1) 'Bè rau muống', là lời chê của một độc giả khi cuốn
Những Ngày ở Sài Gòn của Gấu ra
lò. Tay này tên Lộc, làm manager cho UPI, lo việc văn phòng.
*
Faulkner
stated many times that
The Sound and the
Fury was his favourite among his novels, and that Caddy was the
dearest to
him of his characters: "I who had three brothers and no sisters and was
destined to lose my first daughter in infancy, began to write about a
little
girl...". As the story begins with the tender image of Caddy climbing a
pear tree to look in the window of the family house at the grown-ups
attending
her grandmother's funeral, so it comes round to Caddy's delinquent
daughter
Quentin climbing down a rain pipe from the same house, to abscond with
a man
from a travelling street show and with money her uncle
Jason has been stealing from her. "I
seed de beginnin, en now I sees de endin."
Faulkner nói đi nói lại nhiều lần, cuốn ruột của ông, là
Âm Thanh và Cuồng Nộ, và cô bé
Caddy là nhân vật đáng yêu nhất của ông. "Tôi, kẻ có ba anh em trai,
không có chị em gái, số mệnh bắt phải mất đứa con gái đầu lòng,
trong khi mẹ cháu sinh cháu, bắt đầu viết về một cô bé con..."
*
Về già, Gấu tự hỏi, hay là mình mê Faulkner, là vì cái cô bé Caddy đã
nhập thân vào một Bông Hồng Đen?
*
Mi đâu có yêu thương gì ta. Mi thương một con bé con 11 tuổi, là ta từ
đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé đó.
*
Những câu văn sau đây, là từ Faulkner mà ra:
Niên học cuối
của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng
những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi
thức giấc
sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi
sáng
nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.
Mai, Mai, để
anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa
biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại
thấy đâu đó
trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc,
tiếng còi
mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội,
những lá
cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang
nghiêm
và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn
một hạt
bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và
chút giá
lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường
sẽ im
lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ
quên, trừ
một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể
cho em
nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi
bay trong
gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm
trên cát
nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời.
Những ngày ở
Sài Gòn (1965)