Thu phố
ca
Bài thơ làm nhớ Cao Bá Quát, và câu thơ ông mượn Lý Bạch
Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát...
Bạch phát. Sầu miên.
Ở đây có hai chiều, một cao, một dài.
Tóc phát cứ dựng đứng lên mãi, sầu cứ thế miên man kéo dài.
Gấu thu hai chiều vào một:
Hàng cây trong công viên
bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao
như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Trong bài
Dạ Vũ Ký Bắc, một ông bạn thơ chẳng
đã tấm tắc hai câu trên, và phán, hai câu đủ rồi, đếch cần làm thơ nữa
vưỡn OK như thường?
Sầu miên man kéo dài, tạo nên trục hoành, trục
x.
Tóc dựng đứng lên mãi, tạo trục tung, trục
y.
Hợp nhất hai trục thành một, còn là hành động, thu gọn không gian, đời
người... vào trong một cái
gương, và buồn quá, hất hàm hỏi, 'quân bất kiến, cao đuờng minh kính,
triêu như thanh ti, mộ thành tuyết.... '
Gương sáng, thì, chỉ cần một tí bi lụy - tí bi lụy là cả một đời
người: mới tơ xanh khi đón em nơi trường Gia Long, mà giờ này bạc
trắng, em thì cũng đã đi trước, đang chờ, đang đợi... - là đủ làm
nhoè.
Thu sương còn có nghĩa 'nước mắt mùa thu, khóc cho cuộc tình'!
Đưa "Sông
Côn mùa lũ" lên màn ảnh nhỏ
Nguồn
Tin Văn và Gấu thành thực chúc mừng bạn hiền NMG
Đã về nhà. Cám ơn tất cả.
NQT
Trân trọng giới thiệu
tác phẩm mới nhất của Thảo Trường
NGUYỄN LƯƠNG VỴ
RỪNG
CÂM
Gửi họa sỹ Đinh Cường
Tưởng
nhớ Thanh Tâm
Tuyền
Nhà sàn
chú Thi ở Hưng Yên
Trăng Huyết
Người thứ ba
Dẫn nhập
Người
Mỹ Trầm Lặng
Gấu đã từng là nạn nhân của
cái gọi là 'fins à double détente', hay 'cú
đúp': ăn cả hai trái mìn claymore của biệt động trong vụ nổ nhà hàng Mỹ
Cảnh.
Cú đầu nhắm đám thực khách trên tầu nổi. Cú thứ nhì, nhắm cây cầu nổi,
tức nhắm những người tới cấp cứu nạn nhân. Cú thứ nhì quá tàn nhẫn.
Cầu,
lúc đó chật cứng người. Rất nhiều người bị hơi mìn thổi bay xuống sông.
Theo báo chí lúc đó, bị thương và chết trên 200 mạng. Mới đây, vô tình
đọc lại bài viết của chính Gấu,
Chuyện Hai Thành Phố, trong tập
truyện
Lần Cuối Sài Gòn, thấy có ghi lại tỉ mỉ nhiều chi tiết, lần ăn hai trái
claymore mà không chết đó.
Vậy mà quên hẳn, tiếu lâm thật.
*
Tàn nhẫn? Vẫn nằm trong cú đúp 'công đồn đả viện' của ta.
Dọn
Ở cực điểm kia, những khoảnh
khắc như thế cũng có thể
khả hữu, khi
một quốc gia đã hoàn toàn tự tin vào sự vững vàng của nó, và đã đến lúc
dám ngó
vào những trang sử đen tối, mà chẳng hề sợ hãi, sẽ ảnh hưởng đến tương
lai,
theo nghĩa, sẽ làm tương lai chậm tới, hay tồi tệ đi.
Gấu nghĩ, nhà nước
VC bây giờ có thể, và nên làm, điều trên.
Bởi vì chỉ có cách đó, [như lòng chúng ta thèm khát tương lai], tương
lai mới có, và không thể nào tồi tệ hơn hiện tại.
BBC: Trong những hoạt động của ông,
ông tự xem mình là người
đấu tranh ở bên trong hay bên ngoài hệ thống? Nhiều nhà bất đồng chính
kiến
muốn đứng ở bên ngoài, tách khỏi hệ thống này. Lại có người nghĩ rằng
nếu mình
ở bên trong, đấu tranh sẽ dễ dàng hơn. Ông thuộc về quan điểm nào?
BMQ: Tôi luôn là người đứng trong hệ thống này, với tư cách
một người đã từng dâng hiến tuổi trẻ của mình để giải phóng dân tộc,
xây dựng
nên cái hệ thống chính trị hiện nay. Nhưng bây giờ tôi thấy hệ thống
chính trị
hiện nay phải thay đổi.
Nguồn
Có khi nào nhà thơ tự hỏi, về cái việc làm đã từng dâng hiến... nó là
một cái việc làm thê thảm, nhục nhã nhất trong đời của nhà thơ chăng?
Cũng trong tinh thần câu hỏi trên, một
số
nhà thơ trong nước suy nghĩ khác BMQ.
Nguyễn Trọng Tạo: Một nhà nước không tử tế. Và tôi nhắc lại
một lần nữa ý của tôi rằng tập thơ Về Kinh Bắc là tập thơ trụ cột của
Hoàng
Cầm. Nhưng trong phần tác phẩm giải thưởng họ không nhắc đến tác phẩm
này. Về
Kinh Bắc không được trao giải thưởng.
Tôi muốn nói đến cách ứng xử của nhà nước đối với văn nghệ
sĩ và đối với tác phẩm của họ. Tại sao Lý Bạch được vời vào cung vua
rồi lại
phải bỏ đi… đày. Pushkin cũng vào cung điện của Nga Hoàng rồi lại cũng
bỏ đi.
Tôi muốn nói là thể chế nào cũng tìm cách biến nhà thơ thành…
Trần Mạnh Hảo: Thành nô bộc.
Nguyễn Trọng Tạo: Nhà thơ nào muốn có tự do thì đều phải bỏ
đi. Nếu anh không muốn trở thành một thứ nô bộc, thì anh phải bỏ đi.
Tại sao bỏ
đi? Ai cũng trả lời được, chỉ vua là không!
Trần Mạnh Hảo: Đúng rồi, Nguyễn Trọng Tạo hôm nay nói rất
hay.
Nguyễn Trọng Tạo: (Cười: không phải hôm nay mới hay!). Phải
ra khỏi cung vua thì mới có thơ hay. Ở nơi nào nhà thơ mở được cánh cửa
tự do
của mình, thì thơ họ mới có thể hay.
Bây giờ nói về cái gọi là văn chương phản kháng. Tôi cho
rằng phản kháng chính là tính chất căn bản của nhà thơ, chống lại những
bất
công của cuộc đời. Nhà thơ là những người có tính nhạy cảm rất cao.
Trên cơ sở
của sự nhạy cảm mà mầm mống phản kháng mọc lên rất nhanh.
Nguồn
Nhân nói chuyện ăn cướp, chiến thắng, giải phóng miền nam, thống nhất
đất nước.. kỳ tới Tin Văn sẽ giới thiệu bài của James M. Murphy, điểm
hai tác phẩm mới nhất viết về nó, trên tờ TLS, May 4, 2007. Cuốn Vietnam: The definitive oral history told
from all sides, của Christian G. Appy, và cuốn Triumph Forsaken:
The Vietnam War, 1954-1965, của Mark Moyar.
Moyar, dẫn Oscar Wilde, ông này phán, bổn phận duy nhất mà chúng ta nợ,
từ lịch sử, là viết lại nó.
Theo nghĩa đó, chiến thắng Miền Nam của VC chắc sẽ còn có nhiều cái tên
mới, cụp lạc hơn, những, nào là ăn cướp, nào là con bọ, nào là chẳng
thua Lò Thiêu!...
Cũng ông Moyar này, phán, mọi tai ương thảm họa, là do Mẽo làm thịt ông
Diệm, người mà, theo tác giả, là một nhà lãnh đạo có khả năng, đã làm
được những tiến bộ, và chắc chắn sẽ đưa Miền Nam [his country, chữ của
ông] đến ổn định và an toàn [stability and security].
Tờ Spiegel (Tấm Gương) là tạp chí xuất
bản hàng tuần của
Đức, có xuất bản bằng tiếng Anh trên internet. Tôi không biết tác giả
Lê Quân
có sử dụng phiên bản tiếng Đức để dịch bài viết của mình hay không, và
tôi tin
rằng bản tiếng Đức của bài báo này cũng sẽ tương tự như bản tiếng Anh.
Nhưng so
với cách dịch của bài đã nêu trên thì người dịch đã lược bỏ đi nhiều
chi tiết,
sự kiện và phát biểu quan trọng. Nói khác đi, người dịch/ban biên tập
bài báo
này đã kiểm duyệt và cắt bỏ nhiều nội dung không có lợi về chính trị
cho họ.
Nguồn
Có thể nói, hầu như tất cả các thông tin, bản văn... từ báo chí quốc
tế, đều bị cắt xén, thay đổi, sao cho hợp với cái giường của nhà nước.
Thê thảm nhất, trong khi toàn thế giới đều mừng rỡ về cái vụ sụp đổ
đế quốc Đỏ, thì nhà nước, qua chân lý, dịch là cắt cho vừa cái giường
này, rất lấy làm buồn. Bữa nọ, Gấu có đọc một bài từ trong nước, theo
cái kiểu 'nguồn tin tổng hợp thế giới', cho rằng Gorbachov bị Tây
Phương lừa, chứ nếu không đế quốc Đỏ vẫn còn!
Ôi chao, Gorbachov trúng quả lừa, thế
giới mừng, nhà nước buồn, Miền Nam trúng quả lừa, cả thế giới đau lòng,
nhà nước, và những ông như nhà thơ BMQ trên kia thì lại lấy làm tự hào,
chân ní ở phiá trên, khác chân lý ở phía dưới, dẫy Trường Sơn, là vậy.
*
Nhưng, đâu phải chỉ riêng nhà nước ta. Như tin thế giới, qua diễn đàn ĐBSCL,
Solz. cũng mới vừa được nhà nước Nga cho lên nằm cái giường của Putin.
(1)
Còn diễn đàn này, thì vừa được đưa lên giường đẻ, giải phẫu, sửa nhan
sắc, đổi tên, thành vanchuongviet, thay vì ĐBSCL!
(1) I am old enough to remember how, as Soviet schoolboys, we were from
time to time given a talk by a guest lecturer, an Old Bolshevik, on the
horrors of the tsarist regime. The aim was to demonstrate how happy and
bright our days in the Soviet paradise were. It is alarming to see that
Solzhenitsyn's legacy is now being used by the new governors of Russia
in a similar way
Nguồn
Bài viết này, đăng trên TLS, có cái tên, ở trang mặt, 'Solz dưới thời
Putin'. Nhà nước Nga đang sử dụng tên tuổi của ông, như đã từng sử dụng
đám Cựu Bôn Xê Vích.
Sau Tầng Đầu tới... Sông Côn Mùa Lũ, lên màn ảnh nhỏ.
Chúc mừng bạn hiền thêm một lần nữa, lần này mừng sánh ngang với nhà
văn Nobel văn chương Nga!
Ác Mộng
Gấu này đã từng kể là, khi
Vũ Hạnh bị bắt, trên tờ nhật báo
của quân đội VNCH, vẫn có bài điểm rất ư là đàng hoàng, một tác phẩm
vừa ra lò
của ông. Của Gấu. Tuy không ưa văn ông, nhưng chính vì thế mà không hề
nói ra
điều này, trong bài điểm sách. Để dịp khác, dịp này không thể.
Rồi Thanh Lãng, và cả trung tâm văn bút, PEN, của Miền Nam, ở
đằng sau
ông, lên tiếng. Này, có chứng cớ gì không, mấy ông cảnh sát? Không hả?
Thế thì
phải thả. Trong khi đó, cả giới nhà văn nhà báo Miền Nam
đều biết rõ, Vũ Hạnh là VC
Ba
thằng lăng nhăng
Gấu,
nhà văn
Au Revoir. NQT
1
Hai tấm hình của Nick Út, tấm thứ nhì ít được biết đến
2
Vài kỷ niệm về Mai Thảo
Nắng vẫn
chang chang, khung trời
vẫn xanh ngắt mà lòng kẻ tha hương khi trở về cố quận nghe quặn đau như
người
thiếu nữ dậy thì mới ngày nào nhìn giòng nước mầu hồng chẩy xuống đùi,
biết
rằng mình vừa mới ra khỏi tuổi thơ, và bây giờ, về có nghĩa trở về với
cát bụi.
Trang Thảo
Trần