Nhật Ký
|
Alexa cho biết 80%
độc giả Tin Văn, là từ Việt Nam!
Tanvien.net users come from these countries:
Vietnam: 80.0%
Czech Republic: 10.0%
United States: 10.0%
Less....
Trong ba tháng vừa qua, lượng độc giả tăng 300%.
Ôi chao, sướng điên lên được!
Thu phố
ca
Tình cờ đọc bài của Trần Văn
Tích, trên một số Văn Học cũ. Post lại, qua dạng scan, phần viết về Thu
Phố Ca, của Lý Bạch.
Kỳ tới, Tin Văn sẽ đưa ra cách đọc của Gấu, ly kỳ hơn, và thuyết phục
hơn!
Tôi nhìn tôi trên
vách... bếp!
Nghề viết, dù nam hay nữ thì độ bất trắc, sự rủi ro, sự cô
đơn nặng nề cũng như nhau. Tôi thấy chẳng khác biệt gì lớn lắm. Chỉ là…
thí dụ
nghen, tôi viết xong phải nấu cơm, chăm sóc con thì anh nhà văn X nào
đó vừa
viết xong ảnh đi… nhậu.
Nguyễn Ngọc Tư
Unwanted books go up in flames
Đọc, Gấu bỗng nhớ đến Bố
Già, và câu triết lý của một tay quân sư Mafia, khi sắp sửa diễn ra
trận Ngũ Đại Luận Súng, lâu lâu, phải có một cú 'cleaning' như thế này.
Nhưng cú "giã biệt Sam", thì đau quá.
Glowing embers: a goodbye to Samuel Beckett
After more than half a century as his British publisher, I
am now bidding a melancholy farewell to my association with a 20th
century
master.
*
Khi nghe tin ông chồng Beckett được Nobel, 1969, bà vợ, Suzanne, hoảng
quá, la lên: Đúng là thảm họa! [Quelle catastrophe!].
Giai thoại trên do John Banville kể lại, trên số Le Magazine Littéraire
Tháng Năm 2007, nhân nhắc chuyện ông được Booker Prize 2005. Ông than,
trước giải, bán năm ngàn, sau giải bán năm trăm trăm ngàn, nếu tôi có
thêm
năm ngàn độc giả thực sự sau khi đợp giải thì cũng sướng điên lên
rồi.
Như vậy, là ông chê?
Ngu gì chê. Tôi chẳng khác gì đứa bé đêm trước Noel ['Pas du tout!
J'étais comme un enfant à la veille de Noel']
Tưởng
nhớ Thanh Tâm
Tuyền
Nhà sàn
chú Thi ở Hưng Yên
Koestler viết, trước Newton,
những tri thức, sự kiện, như thuỷ triều,
trái táo rớt xuống đất mà không theo hư không mà đi... chỉ là tản mạn,
rời rạc...
Newton, xuất hiện, giơ cao cây đũa thần, và dàn nhạc giao hưởng bắt đầu
chơi bản Vạn Vật Hấp Dẫn, những tản mạn rời rạc kia đều có vị trí của
chúng, trong dàn nhạc.
Theo nghĩa đó, sau 1975, chưa có văn chương Việt Nam ở trong nước, cho
đến khi
nào, có một nhà văn Newton Mít, giơ cây đũa thần, chỉ vào trái tim của
bóng
đen, la lớn, Ơ Rơ Ka, nó đây nè!
*
Liệu giấc mơ về một cuộc cách mạng, thỏa mãn giấc mơ như
lòng chúng ta thèm khát tương lai, của TTT, có gì liên can tới ‘lực
lượng thứ
ba’, vốn là một giấc mơ lớn, của Mẽo, nằm trong hành trang của
Pyle, [Người Mỹ Trầm Lặng], khi tới Việt Nam.
Giấc mơ lớn của Mẽo, từ đó, cái mầm của Người Mỹ Trầm
Lặng bật
ra, khi Greene, trên đường trở về Sài Gòn,
sau khi qua một đêm với tướng Leroy, Hùm Xám Bến Tre, như ông viết,
trong Tam thập lục kế tẩu vi
thượng sách, Ways of Escape.
"Cách đây chưa đầy một năm, [Geeene viết năm 1952], tôi đã
từng tháp tùng Le Roy, tham quan vương quốc sông rạch, trên chiến
thuyền của
ông ta. Lần này, thay vì chiến thuyền, thì là du thuyền, thay vì dàn
súng
máy ở hai bên mạn thuyền, thì là chiếc máy chạy dĩa nhạc, và những vũ
nữ.
Bản
nhạc đang chơi, là từ phim Người Thứ
Ba, như để vinh danh tôi.
Tôi dùng chung phòng ngủ với một tay Mẽo, tùy viên kinh tế,
chắc là CIA, [an American attached to an economic aid mission - the
members were assumed by the French, probably correctly, to belong to
the CIA]. Không giống Pyle, thông minh hơn, và ít ngu hơn [of
less
innocence]. Anh ta bốc phét, suốt trên đường từ Bến Tre về Sài Gòn, về
sự cần
thiết phải tìm cho ra một lực lượng thứ ba ở Việt Nam.
Cho tới lúc đó, tôi chưa giờ cận
kề với giấc mộng lớn của Mẽo,
về những áp phe ma quỉ, tại Đông phương, như
là nó đã từng, tại Phi Châu.
Trong Người Mỹ Trầm Lặng,
Pyle nhắc tới câu của tay ký giả
York Harding – cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta
xem có vẻ
ngây thơ, nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo. Người Mẽo tìm
kiếm một
nhà lãnh đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an
incorruptible,
purely nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân
dân
Việt Nam, và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh
CS.
Greene rất chắc chắn, về nguồn của Người Mỹ trầm lặng:
"Như vậy, đề tài NMTL tới với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực
lượng thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những
nhân vật theo sau, tất cả, [trừ một, Granger], là từ tiềm thức bật ra."
Ways of Escape.
Granger, một ký giả Mẽo, tên thực ngoài đời, Larry
Allen, đã từng được Pulitzer khi tường thuật Đệ Nhị Chiến, chín năm
trước đó. Greene gặp anh ta năm 1951. Khi đó 43 tuổi, hào quang đã ở
đằng sau, nhậu như hũ chìm. Khi, một tay nâng bi anh ta về bài viết,
[Tên nó là gì nhỉ, Đường về Địa ngục,
đáng Pulitzer quá đi chứ... ], Allen vặc lại: "Bộ anh nghĩ, tôi có ở đó
hả? Stephen Crane đã từng miêu tả một cuộc chiến mà ông không có mặt,
tại sao tôi không thể? Vả chăng, chỉ là một cuộc chiến thuộc địa nhơ
bẩn. Cho ly nữa đi. Rồi tụi mình đi kiếm gái."
Trăng Huyết
Người thứ ba
Dẫn nhập
Nhưng phải đến già, Gấu mới
hiểu được Greene, sau khi đã "sống sót hai chế
độ, trốn thoát một cuộc chiến, vài cuộc tù, hai quê hương, một, miền
bắc, vào năm 1954, và một, miền nam vào năm 1988, ấy chết, tí nữa quên,
và cả một lô bạn quí".
*
Chàng [Greene] mời nàng [Catherine Walston] chia với chàng bi thuốc
chót. Không có ngọn đèn dầu lạc, họ loay hoay nướng thuốc bằng đèn
cầy...
Norman Sherry: Tiểu sử Greene, Tập II
*
Cách kết thúc truyện của Greene, như trong Brighton Rock, theo Leys, là để
cho độc giả thở phào, không phải
một, mà tới hai lần.
Ông dùng
thuật ngữ "fins à double détente", (tạm dịch: kết cục theo kiểu thư
giãn kép), theo đó, kết thúc thực sự không nằm ở câu chót của cuốn
sách, mà là
ở đâu đó, vài giây sau, ở trong sự tưởng tượng của người đọc. Kỹ thuật
này dành
cho những cuốn tiểu thuyết - giống như một trái bom cực kỳ độc địa, một
khi đã
nổ ra, hậu quả thật là khủng khiếp nhưng không tức thời, mà là sau đó.
Một thứ
bom nổ chậm. Áp dụng "kỹ thuật" này vào thời điểm 1975, có thể nói
hậu quả tức thời là miền nam, hậu quả tiếp theo, là cả nước đều khốn
khổ khốn
nạn vì nó.
Người Mỹ Trầm Lặng
*
Gấu đã từng là nạn nhân của cái gọi là 'fins à double détente', hay 'cú
đúp': ăn cả hai trái mìn claymore của biệt động trong vụ nổ nhà hàng Mỹ
Cảnh.
Cú đầu nhắm đám thực khách trên tầu nổi. Cú thứ nhì, nhắm cây cầu nổi,
tức nhắm những người tới cấp cứu nạn nhân. Cú thứ nhì quá tàn nhẫn.
Cầu,
lúc đó chật cứng người. Rất nhiều người bị hơi mìn thổi bay xuống sông.
Tàn nhẫn? Vẫn nằm trong cú đúp 'công đồn đả viện' của ta.
Dọn
Ở cực điểm kia, những khoảnh
khắc như thế cũng có thể
khả hữu, khi
một quốc gia đã hoàn toàn tự tin vào sự vững vàng của nó, và đã đến lúc
dám ngó
vào những trang sử đen tối, mà chẳng hề sợ hãi, sẽ ảnh hưởng đến tương
lai,
theo nghĩa, sẽ làm tương lai chậm tới, hay tồi tệ đi.
Gấu nghĩ, nhà nước
VC bây giờ có thể, và nên làm, điều trên.
Bởi vì chỉ có cách đó, [như lòng chúng ta thèm khát tương lai], tương
lai mới có, và không thể nào tồi tệ hơn hiện tại.
Ác Mộng
Ác mộng là một bài viết ở
trong nuớc, trên tờ An Ninh thế giới cuối tháng, số 70, Tháng Năm,
2007.
Một ghi chép, nhân một lần xâm nhập một ổ lắc, tại Hà Thành. ["Ông em,
mở cửa cho anh lên chỗ 'cái' Hoa"].
"Tôi chợt nhớ một đoạn viết của nhà văn nữ mà tôi kính trọng, thay cho
lời kết, dẫu con nhà giầu hay nghèo, thì cũng có nhu cầu được hưởng thụ
những giấc mộng lành... Thực sự con người, khác với muôn loài, không
thể sống thiếu những giấc mộng. Ảo giác là phóng đại khát vọng làm một
cái gì đó khác thường... Đương nhiên con người cần những giấc mộng lành
hiền, cần những giấc mơ bay chứ không phải ác mộng."
*
Martin Amis, trong Koba, the Dread,
trích dẫn một triết gia Nga, hai 'thuốc lắc' làm bệ phóng ác mộng
Bolshevik, two ingredients of Bolshevik elan: chê cái tầm thường, muốn cái khác thường, muốn làm kinh
ngạc toàn thế giới, [ disdain
for the trivial and the desire to
astonish the world].
Theo nghĩa đó, ác mộng lắc, và "giấc mộng lành, hiền", giải phóng Miền
Nam, là cùng nguồn hứng khởi.
Giấc mộng lành hiền biến thành ác mộng, từ đó đẻ ra mọi ác mộng, mọi sa
đọa ở trong nước.
Đây vẫn là hiện tượng Chúa Sẩy Thai.
*
Oz viết về phim Shoah của
Lanzmann.
Lanzmann phỏng vấn Abraham Bomba, thợ cắt tóc, chứng nhân Lò Thiêu. Ông
này nói:
"Người Do Thái luôn luôn mơ [rêver]. Họ luôn luôn mơ một ngày nào,
Thiên sứ sẽ tới dẫn dắt họ tới tự do. Ngay cả ở nơi đó, ở ghetto, họ
cũng mơ chuyện đó.
Tôi ở trong chuyến di chuyển thứ nhì tới Czestochova. Tôi hiểu liền, có
gì không ổn [mauvais signe]. Họ nói, tới để làm việc, nhưng việc gì cơ
chứ, việc gì mà mang theo cả đàn bà, trẻ con với chúng tôi?
Chúng tôi đâu có chọn lựa nào khác?
Con người cần mơ mộng, hay hy vọng, rêver, espérer. Không có nó, làm
sao sống? Và thế là chúng tôi cứ tin họ, dù thế nào đi chăng nữa."
*
Giấc mơ giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước là giấc mơ tuyệt
vời nhất, lành nhất, hiền nhất, của Miền Bắc. Nó biến thành ác mộng, là
do cái ác Bắc Kỳ tẩm ở trong đó.
Ôi chao, thay vì thiên sứ, chúng ta có, một con bọ.
*
"I am now going to state a few things," writes
Nabokov, winding up, "which I think are true and I don't think you can
refute." The letter ends with two encapsulations.
Pre-1917:
Under the Tsars (despite the inept and barbarous character
of their rule) a freedom-loving Russian had incomparably more
possibility and
means of expressing himself than at any time during Lenin's and
Stalin's
regime. He was protected by law. There were fearless and independent
judges in Russia.
The
Russian sud [legal system] after the
Alexander reforms was a magnificent institution, not only on paper.
Periodicals
of various tendencies and political parties of all possible kinds,
legally or
illegally, flourished and all parties were represented in the Duma.
Public
opinion was always liberal and progressive.
Post-1917
Under the Soviets, from the very start, the only protection
a dissenter could hope for was dependent on governmental whims, not
laws. No
parties except the one in power could exist. Your Alymovs [Sergei
Alymov was a
showcase hack poet] are specters bobbing in the wake of a foreign
tourist.
Bureaucracy, a direct descendant of party discipline, took over
immediately.
Public opinion disintegrated. The intelligentsia ceased to exist. Any
changes
that took place between November [19I7] and now have been changes in
the décor
which more or less screens an unchanging black abyss of oppression and
terror.
Martin Amis: Koba, The
Dread
Trên đây là sự phân biệt, của Nabokov, về hai thể chế,
trước
1917, chế độ Nga Hoàng, và sau 1917, chế độ Xô viết.
Giả dụ chế độ Nga Hoàng, là của Miền Nam,
trước
1975, chúng ta sẽ thấy được, biết bao giờ, cả nước chúng ta mới có lại
được
những tự do như vậy?
Dưới thời Nga Hoàng, mặc dù nền luật pháp không hoàn hảo, và
dã man, một người dân Nga yêu tự do vẫn có thừa phương tiện và khả năng
tự diễn
tả, hơn bất cứ một thời kỳ nào dưới chế độ Lenin và Stalin. Người đó
được luật
pháp bảo vệ. Có những ông tòa không sợ sệt, và độc lập tại Nga. Hệ
thống luật
pháp của Nga sau cải tổ của hoàng đế Alexander là một định chế tuyệt
vời, không
chỉ trên giấy tờ. Báo chí đủ thứ khuynh hướng và đảng phái chính trị,
hợp pháp
hay bất hợp pháp, nở rộ, và đảng nào cũng có đại diện ở Quốc Hội. Dư
luận quần
chúng thì cởi mở và tiến bộ.
Sau 1917:
Dưới chế độ Xô viết, ngay từ khi bắt đầu, sự bảo vệ độc
nhất, mà một người bất đồng ý kiến với nhà nước, có thể hy vọng, là tuỳ
thuộc
vào hứng hay không hứng, thích hay không thích, của nhà cầm quyền,
không phải
của luật. Không một đảng phái hiện hữu, trừ đảng cầm quyền…. Dư luận
quần chúng
rã nát… Giới trí thức không còn…
Gấu này đã từng kể là, khi Vũ Hạnh bị bắt, trên tờ nhật báo
của quân đội VNCH, vẫn có bài điểm rất ư là đàng hoàng, một tác phẩm
vừa ra lò
của ông. Của Gấu. Tuy không ưa văn ông, nhưng chính vì thế mà không hề
nói ra
điều này, trong bài điểm sách. Để dịp khác, dịp này không thể.
Rồi Thanh Lãng, và cả trung tâm văn bút, PEN, của Miền Nam, ở
đằng sau
ông, lên tiếng. Này, có chứng cớ gì không, mấy ông cảnh sát? Không hả?
Thế thì
phải thả. Trong khi đó, cả giới nhà văn nhà báo Miền Nam
đều biết rõ, Vũ Hạnh là VC.
Gấu thực sự lấy làm không thể nào hiểu được, tại sao cái đám
bỏ chạy từ Miền Nam đó, lại thù ghét một chế độ tốt đẹp hơn cả trăm
ngàn lần
Miền Bắc, trước 1975, và cả nước, sau 1975?
Ba
thằng lăng nhăng
Tình cờ đọc lại bài viết của chính mình, Một chuyến đi, Gấu khám phá ra,
chính Gấu,
thêm Primo Levi nữa, đã tiên đoán sự ra đời của Ba Người Khác, trong
dòng văn chương của Tô Hoài.
Như thế, Nguyễn Tuân cũng đã tiên đoán ra được số phận của Tô Hoài, và
những tác phẩm chưa ra đời của bạn mình. 'Bỏ cái nắp đi', cái nắp ở
đây,
chính là sự kiềm chế bản năng, thú năng ở con người. Nhờ CCRĐ, 'nhất
đội nhì
giời', cái nắp được dịp bật ra, biến ông thành một thằng lăng nhăng dâm
đãng.
Sau khi chiếm được Miền Nam, nguyên nhân sự tha hóa của những người CS,
có thể thu gọn, chỉ cụm từ: bỏ cái nắp đi.
Gấu,
nhà văn
Bộ trưởng giáo dục VNCH, Trần Hữu Thế,
phát bằng Cán Sự Kỹ Thuật Bưu Điện cho Gấu [1960]
Vậy mà dám nói, không thuộc giới khoa bảng! Láo quá!
[Ôi chao Gấu sao hồi đó đẹp trai thế, trẻ thế!]
*
Nắng vẫn
chang chang, khung trời
vẫn xanh ngắt mà lòng kẻ tha hương khi trở về cố quận nghe quặn đau như
người
thiếu nữ dậy thì mới ngày nào nhìn giòng nước mầu hồng chẩy xuống đùi,
biết
rằng mình vừa mới ra khỏi tuổi thơ, và bây giờ, về có nghĩa trở về với
cát bụi.
Cát bụi
thì ở đâu cũng là cát
bụi, thì cớ sao mà không mong, là cát bụi ở nơi quê nhà?
Những Dòng
Sông
|
|