*
Nhật Ký









*
Happy Birthday to you, Jennifer.
Mừng cô Thảo bẩy tuổi.
10-3-2007

Đọc thơ NLV
NGUYỄN LƯƠNG VỴ
TÔI KHÔNG CÒN CÔ ĐỘC
Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]

Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới

Hai hình ảnh trên, đảo ngược hình ảnh trong thơ văn TTT. Theo Gấu, vẫn nằm trong 'định lý' Lukacs: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu" (Le chemin est fini, le voyage est commencé).
Khi ông nhạc sĩ  Tuấn Khanh phàn nàn, mấy em ca sĩ cứ i ỉ, "Đêm chưa qua mà trời sao vội sáng", trong khi ông viết, 'qua chưa', là do không nắm được định lý trên: Qua chưa hay chưa qua đều có nghĩa cả.
*
Gấu sợ 'chưa qua' bảnh hơn 'qua chưa', theo nghĩa, đêm chẳng bao giờ qua.
"Đêm chưa qua" không có nghĩa một câu hỏi, mà là một "ước muốn kéo dài". Đó chính là ý nghĩa của cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, của Bảo Ninh: "
Chẳng còn đêm nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này". Gấu đọc War Sadness
*
Borges coi đây là sự đối xứng. Ông còn đẩy tới tận cùng, khi chiêm nghiệm câu chuyện Tần Thuỷ Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành, đồng thời đốt hết sách, trong bài "The Wall and the Books", và đi đến kết luận, hài lòng và bực mình, satisfaction và disturbance, chỉ là một cảm nghĩ, "one" feeling.
*
Mãi nhớ em dù ngày chưa kịp tới, là cũng trong ý đêm chưa qua, chẳng bao giờ qua, ngày chẳng bao giờ tới, đêm dài vô tận, đêm cuối cùng buồn lắm anh ơi, chẳng còn đêm nào nữa đâu...
Lưu vong và Tiểu thuyết
*
Một trong những lý do khiến TTT không có truyền nhân, đó là chất nam tính, virilité, của thơ ông.
Đây cũng là điều khiến các nhà thơ cùng thời với ông không chịu nổi, cả ông lẫn thơ của ông. Chẳng lẽ "Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc" mà lại có thể sóng đôi với
Ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Chiều không xanh không tím không hồng
Những ống khói tầu mệt lả!

Gấu đã từng tính viết về điều này, khi phát giác ra nó, khi Văn ra số đặc biệt về ông, và khi thi sĩ nghe thằng em phán một câu xanh rờn, sẽ viết về thơ TTT, ngạc nhiên đến sững người, xong, bật cười, gật gù, "Ừ, thì viết đi".
Đó cái mẩu đầu ở bài "Bếp Lửa trong văn chương", khúc sau là bài đã đăng trong Tập San Văn Chương.
Tưởng, chẳng ai thèm đọc, hoặc để ý tới, không ngờ, khi TTT mất, Đặng Tiến đã mang chính cái bài đó ra để mà gật gù!

"Chiều không xanh không tím không hồng", là cũng muốn văng tục với cái sự vãi linh hồn, trong thơ.
Này thì tím này, này thì hồng này.... 

Chính vì thế mới nẩy ra hình ảnh những ống khói tầu mệt lả.
Hùng hục như thế thì làm sao mà không mệt lả!
Ở đây có đến mấy thứ mệt lả.
Mệt lả của một ngày.
Mệt lả của những con tầu sau một ngày ra khơi về bến.
Mệt lả của anh chàng thi sĩ phơi lòng mình ra trên kè đá,
Nhìn thấy những ống khói tầu mệt lả...

Tưởng Niệm Trịnh Công Sơn

Milosz, trong một bài trả lời phỏng vấn, cho biết, ông đào thoát, xin tị nạn tại Pháp tháng Hai năm 1951. Viết Cầm Tưởng, [Cái Đầu Bị Cùm], mùa xuân cùng năm, hoàn tất vào mùa thu cũng trong năm. Trong lời tựa, ông cho biết, viết để thanh toán một lần cho xong. Và hy vọng chẳng bao giờ phải đụng lại với vấn đề này nữa.
Trong ý nghĩ đó, theo tôi, những bản nhạc phản chiến, những ca khúc da vàng của TCS đã được "thanh toán".

Milosz cho rằng, cuốn sách không thuộc dòng của ông [that isn't my line]. Ông viết nó, như kẻ lưng đụng vô tường, hết đường lui.
Cũng trong bài viết, ông nhắc đến cảm giác hết sức bối rối, khó chịu, của Pasternak, khi được trao giải thưởng Nobel văn học, do cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, chứ không phải do thơ.
Bản thân Milosz cũng được nổi tiếng, là nhờ Cầm Tưởng.


Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn có gì tương tự với hai trường hợp trên. Ông nổi tiếng cả thế giới, là nhờ nhạc phản chiến. Nhưng thứ đó, thực sự "không thuộc dòng của ông".

Như Milosz, ông đụng lưng vô tường, khi viết nó.
Nhưng tình ca, mới là nhạc phản chiến đời đời của ông.
Và của loài người.

Hãy hát tình ca của ông, theo nghĩa mà Brodsky định nghĩa:
Nếu có gì có thể thay thế cho tình yêu, thì đó là hồi ức.

Tình ca của TCS, là hồi ức, là tưởng nhớ, là kinh cầu cho một miền nam hòa bình đã mất.
“Cái từ giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng và nỗi đau làm người là hai chữ: Tình Yêu.”
*
 Tôi thu tôi lại...

Hạt bụi nào...

He has turned into the life-giving ear of grain
Or into the gentlest rain of which he sang
Akhmatova
Người thi sĩ ấy biến thành mầm sống
Thành hạt mưa dịu dàng nhất mà chàng hát về nó
D.M. Thomas trích dẫn, cho chương Death of a Poet, [trong Solzhenitsyn: Thế kỷ ở trong ta], nói về cái chết của Pasternak.
Note: Trang này có lâu rồi, mà... quên. NQT
*
Lá khô vì đợi chờ mà đi với Cái dưa thời khú, mới thật là tuyệt cú mèo!
Đang trừu tượng bật sang liền cụ thể, thế mới tài tình!
Cũng như đời mình quá âm u làm nhớ tới Henry Miller.
Nhắc tới Henry Miller, Gấu chợt nhận ra một điều, ông này là "sư phụ" của một nhà văn nhà thơ Việt Nam, Phạm Công Thiện. Ông hay nhắc tới sư phụ, nhưng chưa hề nhắc tới những đoạn tuyệt vời nhất của sư phụ, tức những đoạn viết về lá.
Và đây là một thiếu sót rất lớn. Gấu nhớ là có lần, nhà văn Mẽo, John Updike, trong một bài viết, đã thẳng tay phạng một phê bình gia, về cái chuyện, làm một cái tổng kê, vậy mà bỏ qua một xen thật là tuyệt vời của Miller!
Xen đó mà bỏ qua thì thật là quá uổng, quá thiệt thòi, cho người đọc!
Đó là xen Henry Miller hồi nhớ, khi còn nhỏ, học dương cầm, mê cô giáo dậy dương cầm, không biết làm sao tỏ tình. Bữa đó, biết trước, cô giáo sẽ phải cầm tay chú, bắt đập đàn, bèn kín đáo, mở mấy cái nút quần, cho thằng nhỏ phóng ra ngoài, dương oai diệu võ, và đúng lúc cô giáo đưa tay xuống, tính cầm tay thằng học trò, thì thằng con nít bèn đưa ngay thằng nhỏ cho cô giáo.
Cô giáo giật nẩy mình, tát cho thằng học trò một cái.
Nhưng ngay buổi chiều hôm sau, thằng bé lén đi theo cô giáo về nhà, và đè được cô giáo ra trên thảm cỏ trước nhà cô.
Cô giáo cũng chỉ chờ có thế!

Đọc thơ Cao Thoại Châu

Trang thơ Cao Thoại Châu

Tản mạn về Ba  Người  Khác
Sử dụng cách đọc The Castle in the Forest của tờ Người Quan Sát, như trên, liệu chúng ta có quyền nghĩ, tương tự về Tô Hoài, và Ba Người Khác, là câu chuyện một nhà văn ban diễn từ [address] cho quỉ sứ, cũng chính là xừ luỷ?
Gấu, nhà văn
*
Một trong những viên huyền ngọc của văn chương Phi Châu.
Và của điện ảnh.
Ông vua cuối cùng của Scotland

Ohran Pamuk
 Giải Nobel văn chương năm nay được trao cho Orhan Pamuk, “người trong khi đi tìm kiếm những linh hồn sầu thảm của thành phố quê hương mình đã khám phá được những biểu tượng mới lạ cho những va chạm và đan kết của những nền văn hóa” như lời tuyên dương của Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển
NMT
Ông này, theo Gấu, cũng thuộc loại biên khảo gia ẩu tả. Bài viết của ông là những góp nhặt linh tinh. Ông còn quá ẩu tả, khi dịch, dù chỉ một câu văn nước ngoài.
 Câu của HLV Thuỵ Điển, nguyên văn, bản tiếng Anh," who in the quest for the melancholic soul of his native city has discovered new symbols for the clash and interlacing of cultures.", [Người mà, trong khi tìm kiếm linh hồn sầu muộn của thành phố quê hương của mình, đã khám phá ra những biểu tượng mới cho cuộc đụng độ và quấn quít lấy nhau của những nền văn hoá."], như thế, có nghĩa, thành phố quê hương của ông Pamuk này chỉ có một linh hồn sầu thảm, the melancolic soul, 'the', không phải 'a'.
Dịch ra tiếng Việt, nó biến thành những linh hồn sầu thảm, thì quái quỉ thật.
Hồn thiêng thành phố thì "một và chỉ một mà thôi", nếu ai không có thì không nhớn nổi thành người, là theo nghĩa đó!
*
 "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."
"Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù... "
Lần Cuối Sài Gòn
Gấu này đã có lần tỏ ra hồ nghi, hay là mấy ông Hàn Thụy Điển biết tiếng Việt, và đã chôm ý tưởng của Gấu!
Bởi vì vòng hoa trao tặng Pamuk của mấy ông, là từ hai câu văn, trên.
*
Có thể có người cho là Gấu này bới bèo ra bọ, nhưng vừa đọc tới chữ 'những', trong 'những linh hồn', trong câu văn của Ngài NMT, là khựng lại liền. Là ngửi ra có cái mùi gì kỳ kỳ...
Qua giai thoại, Mozart, chưa tới tuổi tin tin [teen], đã làm nhạc trưởng. Một ông nhạc sĩ trong dàn nhạc tỏ ra nghi ngờ, bèn vặn sai dây đàn chỉ chừng nửa cung, vậy mà khi cả dàn nhạc tấu lên, cậu bé nhạc trưởng tí hon bèn chĩa ngay cây đũa thần tới ông nhạc sĩ cà chớn.
Đó là thiên tài. Còn với Gấu, chỉ là thói quen của một anh thợ. Thợ chữ.

Nhưng NMTchưa ghê bằng mấy ông yankee mũi tẹt ở BBC.
Nobel Văn học công bố lúc nhạy cảm
Orhan Pamuk được ca ngợi là kết hợp văn hóa Đông và Tây
Giải Nobel Văn học 2006 đã được trao cho tiểu thuyết gia Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, người mà Quỹ Nobel nói đã "cống hiến cả đời để nghiên cứu sự hòa hợp và đa nguyên."
Nguồn