Me xừ Tướng Về Hưu của NHT,
sau khi góp phần xây dựng xong xuôi Địa
Ngục ở... trên trái đất, trước khi về hưu, bèn ghé thăm Sài Gòn.
Tâm trạng
cô đơn, không còn việc gì để làm, miền nam làm thịt xong rồi, đói no
thì đã có cô con dâu lo, "phúc lợi" trông vào việc nuôi heo bằng thai
nhi... không khí đó, "Tôi gục đầu lên nỗi buồn", có cái "air" văn
chương miền nam.
Không phải tự nhiên mà có người nhận xét, không làm
thịt được miền nam, không có những ông như NHT.
Khúc chót, chỉ gồm toàn những mẩu, những đoạn, những tờ thư lả tả...
của
Nỗi Buồn Chiến Tranh
khiến độc giả miền nam tự hỏi, không hiểu Bảo
Ninh đã từng ghé mắt đọc
Tiếng Động
của Thanh Tâm Tuyền?
Thiếu, là thiếu một... tiếng hát, thí dụ, của... Gréco, "sang
nhất",
hoặc "mèng hơn", của Khánh Ly, của Lệ Thu... , ở trong thế giới NHT.
Chính vì thiếu, cho nên ông phịa ra tiếng hát thuỷ thần, để thay thế?
Nhật
Ký Tin Văn
"Tình cờ", Gấu đọc bài viết của ông con, viết về ông bố, Nguyễn Đình
Thi. Thời gian sắp đi xa. Những giấc mộng chót, áp chót...
Bài xoàng. (1) Ông con thua xa ông bố. Nhưng có một hai chi tiết thật
tuyệt. Tin Văn
sẽ scan bài viết, và đi một vài đường lèm bèm ở bên lề.
Cũng là một cách tưởng niệm, một ông anh, và qua ông mà có được, một vị
thầy. NQT
(1): Xoàng. Khi nào hưõn, hưỡn, Gấu sẽ đi một đường về mấy ông nhà văn
VC này, và cái nguyên nhân tại sao... xoàng!
*
Cuốn Mạc Xịt đầu tiên mà Gấu được đọc, là cuốn bằng tiếng
Tây, trong tủ sách "Que sais-je?", Gấu nhón từ kệ sách của TTT, trong
căn
phòng
của ông, trong, một hai lần, vắng ông, theo chân ông em vô, vì
một
chuyện lặt vặt gì đó.
Cứ như là đi vô thánh đường!
[Hai câu thơ
:Khi anh đi anh đi vào
sương đen/ Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết
là trong một bài thơ TTT làm, treo trên tường, nơi bàn viết, thời gian
sắp bị gọi đi Thủ Đức, hình như vậy. Không phải thơ đăng báo. Còn mấy
câu nữa, nhớ đại khái, khi anh đi trời đầy sương mù, sương trên má em,
trên đám cỏ, thành phố khuya dài, chùm áo cũ, chúng ta một mình, bơ
vơ... ]
Cuốn sách mỏng chắc ông mang theo, từ Hà Nội, vì bên lề, có
nhiều câu ghi chú, là những nhận xét, hoặc cảm nghĩ của ông, bằng tiếng
Tây.
Tôi bỗng nhớ đến một lần bà cụ C. nói, hồi ở Hà Nội, mỗi lần chui vô
Tàng Kinh
Các, tức thư viện thành phố, là ông mò tới khu kinh điển Mác Xít, đến
nỗi mật
thám Tây phải ghi tên ông vô sổ bìa đen.
Không biết có phải ông biết thằng em chôm sách của ông, và
cũng sách Mác Xít, khi thằng em cũng bắt đầu mê đọc sách,
ông ban
cho ba lời khuyên, trong có một, là từ kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi.
Vừa đọc, vừa học, vừa dịch, vừa viết.
Cung cách viết trang Tin Văn, là vẫn trong tinh thần này, cộng thêm tí
hồi tưởng, nhìn lại, trong khi chờ chuyến tầu suốt.
Cũng trong tinh thần đó, khi dịch tước "hiệp sĩ văn chương" của
Steiner,
"Extraordinary Fellow", Gấu
bèn dịch là Nghiên Cứu Sinh, (1) vì nghĩ rằng, ông này, tuy là thầy
thực,
nhưng suốt đời đọc sách, không coi mình là một ông thầy, bởi vì với
Steiner, thầy
là phải
cỡ Alain cơ. Mà Alain chỉ là một ông giáo làng!
Than ôi, một ông suốt đời thù ghét, chỉ một thứ, chủ nghĩa
toàn trị, qua hai 'phát hiện' của nó, là CS và Nazi, mà lại ban cho ông
ta cái chức tước Viện Sĩ Ưu Tú của Nhân Dân thì nhảm
thật.
Đáp
lời HN
(1) Sự thực, từ này do NTV đề nghị. Gấu thấy chí lý quá, bèn gật đầu!
*
Áp dụng vào trường hợp Nguyễn Đình Thi,
liệu có thể nói, phần sáng suốt của ông là văn chương, phần u tối mụ
người, là cố bám chút đỉnh chung? Và ông đã cố ‘souder’ cả hai lại với
nhau?
Kinh nghiệm Nguyễn Đình Thi
*
Và bỗng nhiên ông đổi giọng xưng hô mày tao hung dữ:
-Tao thích ở với bà con nông dân lao động. Họ không thớ lợ. Dễ chịu.
-Vâng. Nhân dân lao động. Giang hồ tứ chiếng. Cửu vạn. Làm thuê. Lưu
manh trộm cắp. Đĩ điếm... Dễ chịu.
ÔngThi ngồi im.
*
Trong những giây phút
cuối cùng trước khi từ biệt thế giới này của nhà văn Nguyễn Đình Thi,
tôi có ghé vào tai ông hỏi nhỏ, nhưng rất dõng dạc, ông muốn được chôn
ở đâu, góc nhà vườn Vĩnh Yên, hay nghĩa trang Mai Dịch? Nghe tôi hỏi
như vậy, nhà văn Nguyễn Đình Thi cố gắng mở mắt ra nhìn tôi, rồi ông
thều thào,
thôi con ạ, tổ chức đã lo... đừng có làm trái lời...
Tôi hiểu, cho đến phút
cuối cùng của cuộc đời, nhà văn Nguyễn Đình Thi vẫn là một cán bộ trung
thành, luôn
tuyệt đối chấp hành những ý kiến của tổ chức...
Nhà văn Nguyễn Đình Chính:
Ngôi nhà
sàn ở
Phúc Yên
[Kỷ niệm 4 năm ngày mất của nhà văn Nguyễn Đình Thi.
An Ninh thế giới
cuối tuần, số 70, Tháng 5, 2007]
Người thứ ba
Dẫn nhập
"Người thứ ba", là nickname
của Kim Philby, sư phụ Greene, gián điệp
nhị trùng, đã từng dùng hệ thống cống rãnh Vienna cho những người Cộng
Sản trốn thoát vào năm 1934.
Bánh xe quay khổng lồ, tại một công viên, nơi ăn bom ngày nào, và những
quầy hàng, 'nguỵ trang' lối đi xuống hệ thống cống rãnh [the entrances
which were disguised as advertissement kiosks (and still are), Norman
Sherry
, Tiểu sử Greene], tại
Vienna, được sử dụng trong phim Người Thứ Ba. Tài tử đóng phim.
In the famous
Ferris
wheel scene, Harry Lime asks an appalled Martins whether he would
really care
if any of the `dots' on the ground stopped moving. For twenty thousand
pounds a
dot, Lime believes that anyone would be happy to wipe out one dot after
another. In this chilling scene, Lime is a twentieth-century equivalent
of the
devil's ambassador, who takes Martins to a high place to survey the
world,
alternately threatening and tempting him. `Nobody thinks in terms of
human
beings,' Lime says in justification of his penicillin racket.
`Governments
don't, so why should we?' These cynical lines are spoken in the shadow
of the
industrialized killings of Treblinka and the blinding flash of
Nagasaki, which
had brought unprecedented
destruction. Whatever his detractors might say, Greene was a moralist
troubled
by human turpitude and evil in our time. In an article for the Catholic
journal
Tablet in 1951 he wrote: `Today the human body is regarded as
expendable
material, something to be eliminated wholesale by the atom bomb, a kind
of
anonymous carrion.'
Trong xen xẩy ra trên bánh xe quay khổng lồ, Lime hỏi thằng bạn, nhà
văn hạng nhì vẫn coi Lime như là thần tượng, những chấm nhỏ nhoi ở bên
dưới kia, là cái gì mà phải quan tâm, nhà nước nào quan tâm, tại sao
chúng ta quan tâm...
Lime, đại sứ của quỉ, biện minh cho việc bán thuốc trụ sinh dởm pha
nước tại chợ đen gây cái chết cho trẻ em, những dòng trên đây được thốt
ra, trong bóng dâm của những vụ giết người được kỹ nghệ hoá ở
Treblinka, và trong cái ánh sáng chóa
lòa mù mắt, của trái bom nguyên
tử thả xuống Nagasaki....
Gấu đọc Người Thứ Ba, Kẻ Giết Muớn, của Greene, bản tiếng Tây, khi phải
đánh vật với từng con chữ của tụi thực
dân mũi lõ.
Cũng vậy, với Simenon. Đọc, như là một cách học tiếng Tây.
Mãi mới ngộ ra, đây là hai đại cao thủ trong trường phái tiểu thuyết.
Nhưng phải đến già, mới hiểu được Greene, sau khi đã "sống sót hai chế
độ, trốn thoát một cuộc chiến, vài cuộc tù, hai quê hương, một, miền
bắc, vào năm 1954, và một, miền nam vào năm 1988, ấy chết, tí nữa quên,
và cả một lô bạn quí".
*
Chàng [Greene] mời nàng [Catherine Wilson] chia với chàng bi thuốc
chót. Không có ngọn đèn dầu lạc, họ loay hoay nướng thuốc bằng đèn
cầy...
Norman Sherry:
Tiểu sử Greene, Tập II
, trong
dòng văn chương của Tô Hoài.