Dọn
Trường hợp Võ Phiến và cuốn Văn Học Tổng Quan.
Trước 1975, bài viết, có thể độc nhất của tôi, về Võ Phiến, là bài đăng
trên trang
VHNT của nhật báo Tiền Tuyến, do tôi phụ trách. Vì là một trang báo
VHNT cuối tuần, của một tờ nhật báo, cho nên sau đó, tôi quên luôn,
và không hề biết, bài sau được tờ Văn moi ra đăng lại. (1)
(1)
Có mấy NQT
VP
là một trong nhà văn của thời mới lớn của tôi. Cho đến khi
tôi tập tễnh làm nhà văn nhà điểm sách, nhà phê bình... thì ông đã ở
đằng sau lưng tôi, cùng với thời mới lớn đó rồi.
Ra tới hải ngoại, ông lại trở thành một vấn đề lớn, đối với tôi, khi
phải
nhìn lại những ngày tháng cũ, người cũ, cuộc chiến chẳng bao giờ cũ.
Trong bài viết
Nhà văn Bình Định, tôi đã nêu ra một
phần của vấn đề.
Nay xin viết rõ ràng hơn.
Bài viết này sẽ cùng nằm trong mạch viết về Mai Thảo..
Hồng
3
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là nhờ ông anh rể, Nguyễn Hoạt.
*
Trước 1975, tôi chưa viết về Mai Thảo, điều này chắc chắn, và tôi tin
rằng MT cũng biết như vậy. Có thời gian
tôi thường xuyên phải gặp ông, ít ra mỗi tháng một lần, khi phụ trách
mục Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề. Nhưng, như có một mật ước giữa ông và tôi,
đừng
nói chuyện văn chương khi gặp và, nhất là, đừng bao giờ viết về
Mai Thảo!
Bài viết đầu tiên về Mai Thảo ở hải ngoại, trên mục Tạp Ghi của NMG,
được viết, khi tôi nghe tin ông nằm nhà thương, chờ chuyến đi xa, và
tôi nghĩ, bây giờ
viết về MT được rồi.
NMG đã đem bài viết vô nhà thương, cho ông đọc, và ông gửi lời cám ơn
tôi, qua NMG, kèm nhận xét, bây giờ NQT viết khác hẳn ngày trước. Khác,
theo nghĩa đọc được. Trước 1975, tôi nghe qua người khác, ông không
chịu nổi thứ văn làm mới văn chương của tôi.
Sau khi ông mất, tôi viết thêm một bài tưởng niệm về ông, nhân biết
được, ông còn làm thơ, và ký bút hiệu Nhị.
Chắc là từ Nhị Hà.
Nhị
*
Hận thù gì cũng có thể xóa bỏ, trừ hận thù đám chống cộng điên cuồng
hải ngoại, chân lý 'sông có thể cạn' của đám Miền Nam bỏ chạy làm Gấu
nhớ tới lời cầu nguyện của
Wiesel, sống sót Lò Thiêu, Nobel hòa
bình,
khi ông trở lại nơi chốn cũ, lần tưởng niệm thứ 50: Thượng Đế đầy yêu
thương và nhân từ, xin Ngài đừng tha thứ cho những kẻ đã gây tội ác ở
đây. (1)
(1) Chi tiết này Gấu đọc trên tờ Time, tưởng niệm 50 năm Lò Thiêu.
Hai trường hợp chẳng mắc mớ gì đến nhau, không hiểu sao lại quàng lấy
nhau, Gấu cứ tự hỏi mãi, và sau cùng ngộ ra rằng thì là, có vẻ như Gấu
này cũng muốn cầu xin Thượng Đế một điều, xin Ngài đừng bao giờ
mở lòng nhân từ, và 'cho
phép' cái đám bỏ chạy khốn kiếp đó, xóa đi lòng hận thù của chúng, đối
với đám
Ngụy, và chế độ VNCH!
The
agitator
Phỏng vấn Kissinger, nàng
đưa chàng vào bẫy, khi coi chàng là vú em của
Nixon, và đưa chàng lên mây, nhân dân Mẽo mê chàng, người hùng cô đơn,
chàng cao bồi đơn thương độc mã... và, bất thình lình, nàng [vén phứa
tượng lên, và hứ hứ cái mồm] ra đòn:
-Ông có khi nào nghĩ rằng, cuộc chiến Việt Nam vô dụng?
-Ô, về khoản đó, anh đồng ý với em.
*
"Whether it comes from a
despotic sovereign
or an elected president, from a murderous general or a beloved leader,
I see
power as an inhuman and hateful phenomenon.... I have always looked on
disobedience toward the oppressive as the only way to use the miracle
of having
been born."
Trên Tin Văn,
đã từng giới thiệu Fallaci, nay scan và dịch bài viết trên Người Nữu
Ước.
Văn Xuân Đinh Mùi
Tình cờ Gấu có được số báo cũ này, đúng năm sinh của thằng cu lớn,
1967, năm thằng em trai ra đi, sau khi vô nhà bảo sanh nhìn mặt đứa
cháu.
Trong có bài của TTT, Mỗi Người, trích từ truyện dài
Đêm Xóm Lách mịt
mùng, [cũng một truyện dài bỏ dở, hoặc hoàn tất, nhưng
không cho xb], chắc vậy, qua nội dung câu chuyện. Đặc chất TTT, hung
bạo,
mịt
mùng!
Tin Văn sẽ cống hiến độc giả tài liệu hiếm quí này, cũng là dịp trở lại
Xóm Lách, nhà thương Chợ Rẫy, và muờng tượng ra chuyến đi Sông Mao của
một anh chàng tên Quan nào đó...
Trong mục tin văn... vắn do Thư Trung tức Trần Phong Giao phụ trách, có
viết về chuyến viếng thăm Việt Nam của John Steinbeck, và cuộc gặp gỡ
giữa ông và báo chí Sài Gòn. Trả lời câu hỏi của Hồ Hữu Tường, với tư
cách đại diện trí thức Mỹ, ông nghĩ gì về cuộc chiến VN, nhà văn của
Chùm nho uất hận cho biết, ông 'đại diện cho lính Mỹ nhiều hơn
là trí
thức Mỹ'. Đại diện nhóm
Trình Bầy
hỏi, với tư cách là nhà văn Nobel,
đứng trên lập trường nhân loại, ông có dự định gì cho hòa bình VN, S.
trả lời, nên dành câu này cho các nhà chính trị, quân sự.
Le
Devoir de l'écrivain