*
Nhật Ký









*

Do trục trặc disk space, hình ảnh và album phải lấy xuống.
Sorry. Tin Văn

Kierkegaard
retour aux classiques
par Linda Lê
UN DYBBUK  AMOUREUX
Hồn ma si tình
Isaac Bashevis Singer et son alter ego
Singer và thế thân của ông
*
Trong L’Anneau de Clarisse, Claudio Magris chào mừng Isaac Bashevis Singer, như một tay kể chuyện cổ gần gũi với "những bậc thầy vô ngã, vô tên của quá khứ, những nhà văn lớn lao giống như tất cả mọi người, và chẳng giống một người nào, bởi vì họ biến thành những con người nói bằng bụng, thay vì bằng miệng, và những nhân vật đa dạng, những hộp cộng hưởng, cho mọi thứ tiếng tơ đồng, của cõi sống."
Như con quỉ cuối cùng, trong một truyện ngụ ngôn của mình, sống bằng cách gậm nhấm một cuốn sách cổ xưa [thuật chuyện núi rừng Hua Tát, bằng một thứ ngôn ngữ Mường Mán], Singer là một meshugah, một tên khùng, sống sót bằng cách, rút ra từ những huyền thoại Do Thái, và những kỷ niệm về một thế giới đã qua, lý do hiện hữu của mình.
Lưu vong qua Mỹ vào năm 1935, khi đó ông 31 tuổi, ông viết bằng tiếng yiddish, và cộng tác trong việc dịch chúng qua tiếng Anh. Ông muốn viết bằng một ngôn ngữ chết, mà sự biến mất của nó báo hiệu sự suy tàn của nghệ thuật.
Nhà văn yiddish, với ông, là một thứ dybbuk, một bóng ma, nhìn, và không ai nhìn thấy được. Viết nhiều, "thi sĩ của lưu vong, không phải theo kiểu Do Thái, mà là một thứ lưu vong đụng tới con người, và nhất là, con người-nhà văn đương thời", Claudio Magris nói về Singer.
Singer cố làm bật ra, bằng một nỗi buồn nhuốm mầu thần bí, tính sống động, và cơn chao đảo, của một thế giới chìm xuồng.

Sáng tác mới nhất của Thảo Trường
                               những cánh hoa trắng
                   trên cây khô                                           

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
Nỗi lòng vân cẩu
Tứ tấu khúc la violetta
Hãy tím nữa những mùa xa lắc
Xa lơ tím hết nụ em cười
Note: NLV viết kèm, mấy bài thơ mới này có cái air 'tẩu hoả nhập ma'. Tùy anh...
*
Nhưng, nếu như thế, thì đây quả là những vần thần sầu.
Em ơi, tím đi em, tím đi em, tím... đi em!
Xa lơ tím hết nụ em cười!
Tuyệt, tuyệt!

Một kẻ lạ trong một thành phố lạ

My First Passeport
What does it mean to belong to a country?
Tờ thông hành đầu tiên của tôi
Nghĩa là gì, cái chuyện thuộc về một xứ sở?
Orphan Pamuk
Chúng ta phải chấp nhận sự kiện, là, những đồ vật mà chúng ta đang dùng, đếch thuộc về chúng ta, và xứ này, đất khác này, cũng đếch thuộc về chúng ta.
Ôi chao, giá mà đám khùng kia hiểu được nỗi đắng cay Thổ [tả] này!
*
Có nhiều người nói rằng đặt cái tên Da màu nghe có vẻ tự ti. Thật sự mình và các bạn nghĩ rằng màu da không có gì đáng để tự ti, tự tôn, hổ thẹn hay kiêu hãnh. Cái điều Da màu muốn gợi ý, khai phá là tạo chỗ đứng cho văn chương của những người viết da màu, cần để cạnh và song song với văn chương da trắng, ngang hàng với nhau.
Trích RFA
Cái sự ‘cần để cạnh và ngang hàng với nhau’, tự nó đã nói lên mặc cảm tự ti rồi. Cái việc, cứ ị ra được cục nào dịch vội qua tiếng Anh, là cũng đã nói lên mặc cảm tự ti, của tiếng Việt, so với tiếng Anh rồi.
Điều đám khùng này đang làm, thế giới cũng làm, nhưng khác hẳn: họ coi đây, là văn chương so sánh, với sự tham dự, 'để cạnh nhau', của tất cả các dòng văn chương.
Hơn nữa, cái thứ tiếng Việt viết không nên thân, được dịch bằng cái thứ tiếng Anh thông dụng, làm sao trở thành văn chương?
*
Thứ tiếng Anh thông thường.
Thí dụ, câu 'hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi', rất dễ hiểu, nhưng chứa hai từ, rất nặng ký, là kiếp, và thân.
Bản thân chữ bụi, cũng nặng lắm, kiếp bụi, tu bụi, cát bụi mệt mỏi, quá khứ tiếng Anh của nó cũng chẳng thua, ['Hãy nhớ tôi, hạt bụi thầm thì', “Remember me, whispers the dust”. Peter Huchel, Brodsky trích dẫn, trong Ca Ngợi Buồn Phiền, In Praise of Boredom].
Dịch qua tiếng Anh, thành ‘Which grain of dust became my flesh’, thì thường quá, mất hết quá khứ văn hóa Việt, của những từ như kiếp, thân, bụi.
Thành thực mà nói, Gấu không biết dịch thế nào, nhưng giá như làm bật ra được cái ý 'kiếp bụi nào hoá thành thằng cha họ Trịnh này', chắc là 'bảnh' hơn chăng? (1)
(1)... Ung Thư - Nhưng hãy chấp nhận kiếp bụi vô thường, như cục ung thư, sống với nỗi chết âm ấm ở trong lòng bàn tay (Mais accepter vivant la vanité de son existence, comme un cancer, vivre avec cette tièdeur de mort dans la main. Malraux)
Thơ giữa chiến tranh và trại tù
Trong khi đó, những câu văn hề tuồng, như, “Chiến tranh, ngay cả ở hồi kết cuộc, vẫn không nhanh chóng giảm thiểu những tác hại của nó. Trong và sau chiến tranh là lưu đày. Gốc rễ bị bật tung, thân bị cắt ngang, đốn gục. Cái mang theo là những manh mún của một điều đã hoặc đang chết.”, dịch sang tiếng Anh để nhát ma Anh à?
*
Gấu này đã có lần trình ra là, văn chương mạng hải ngoại rất quan trọng, một khi trong nước vẫn còn kiểm duyệt. Viết, đối với chúng ta, không phải là được để cạnh, để ngang hàng với da trắng, mà là để cho trong nước đọc, cái phần mà nhà nước không cho đọc, chỉ về văn chương thôi, của người Việt, và nhất là, của thế giới, khoan nói đến chuyện chính trị.
*
Me xừ PN, Gấu đã từng gặp, ngoài đời thì cũng được, nhưng trong văn chương, theo Gấu, chưa có gì. Có thời gian, tay này lo phần net cho tờ VH, hình như vậy, và khi Gấu gửi bài viết Nước Cờ của Hư Trúc cho VH, tay này bèn gửi cho VHNT đăng, chẳng thèm hỏi ý kiến của Gấu. Thời kỳ đó, Gấu chưa biết net là gì.
Chỉ đến khi viết cho VHNT, tình cờ coi phần 'archives', Gấu mới biết, và bên cạnh bài viết, là cả một bàn tròn văn học, của một số thành viên trong ban biên tập.
Thú vị thật.
*
Đồ dùng, ngôn ngữ, xứ sở đều là của người, đếch phải của mình, Orphan Pamuk nhớ lại kinh nghiệm thất bại của chuyến đi đầu tiên ra ngoài Istanbul.
Với những nhà văn như tác giả Tàn Ngày, Kazuo Ishiguro, họ đem đến cho ngôn ngữ của người, cái mà nó chưa có, hoặc có mà chính nó cũng chẳng hề biết, chính vì thế mà giới phê bình coi ông này Ăng lê hơn cả Ăng lê, và bộ môn tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh đã giầu có thêm lên rất nhiều, nhờ di dân như họ.
Cái thứ tiếng Anh chỉ để sử dụng trong quan hệ hàng ngày không thể nào trở thành văn học được. Cái phần gốc, tiếng Việt, đã lem nhem, cái phần ngọn, tiếng Anh, như thế, người sử dụng lại chưa làm sao thổi vô trong đó cái gọi là căn cước Mít, [Gấu nhớ đến câu Allan Massie khen Ishiguro: Each of  his novel has an unmistakle identity: Mỗi một cuốn tiểu thuyết của ông là một căn cước không thể nào lầm với ai đưọc], cái việc làm của nhóm da mầu không khùng điên, thì cũng cố đấm ăn xôi.
Gấu này chẳng hề có một chút tư thù, đố kỵ, hay gì gì với nhóm này, nhưng thành thực khuyên đa số trong nhóm: hãy viết cho thật hay, hãy có tác phẩm, rồi đặt chúng song song, bên cạnh, ngang hàng với da nào cũng được!
Giả như viết bằng tiếng Việt, thì cũng có người dịch nó sang tiếng nước người, đừng lo, đừng nôn nóng!

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền

Dọn
Le Devoir de l'écrivain
« le devoir de l'écrivain est de rapporter l'horrible vérité, le devoir civique du lecteur est d'en prendre connaissance »
"Bổn phận nhà văn là trình ra sự thực ghê rợn, bổn phận công dân của độc giả, là biết đến sự thực này"

Doris Lessing
Gulag, a history

Ba thằng lăng nhăng
Ba người khác

Gấu, nhà văn
Thảo Trần lại là dân miệt vườn thứ thiệt, sinh quán Cai Lậy, Mỹ Tho, và là bà xã của NQT. Đây tuy là tập truyện đầu tiên của bà, nhưng đã mang đầy sức mạnh riêng tư, trong một dòng văn cũng rất là Nam Bộ trong kiểu rất là Sài Gòn.
Phan Tấn Hải đọc NDSCVPN
Thú thật, hách, phách, lối, và hỗn như Gấu, không viết nổi một câu bảnh, và đúng, và thật galant, như trên, về Gấu Cái.
Cám ơn bạn hiền PTH.
*
Ôi chao, Gấu lại nhớ, một lần Gấu Cái than, anh coi những người đàn bà khác, như trời, như thánh nữ, tại sao lại lấy một người 'xấu' như tui?
Và Gấu, cà cuống chết đến đít vẫn còn cay, đã trả lời, có thể, anh thiếu, và cần ba cái xấu, của em!