*
Nhật Ký









*

Đông Tây Hội Ngộ

Sáng tác mới nhất của Thảo Trường
                               những cánh hoa trắng
                   trên cây khô                                           

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
Nỗi lòng vân cẩu
Tứ tấu khúc la violetta
Hãy tím nữa những mùa xa lắc
Xa lơ tím hết nụ em cười
Note: NLV viết kèm, mấy bài thơ mới này có cái air 'tẩu hoả nhập ma'. Tùy anh...
*
Nhưng, nếu như thế, thì đây quả là những vần thần sầu.
Em ơi, tím đi em, tím đi em, tím... đi em!
Xa lơ tím hết nụ em cười!
Tuyệt, tuyệt!

Một kẻ lạ trong một thành phố lạ

*
[Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire, Avril, 2007]
Nàng
Trong nàng, phép lạ bốc cháy.
Biến thành pha lê.
[Ngoài phố nắng thuỷ tinh,
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ].
Nàng nói với tôi
Trong khi những kẻ khác không dám tới gần.
Nàng ở với tôi, trong nấm mồ.
Và hát như dông bão đầu mùa.
Hay như những bông hoa,
Tất cả cùng nói.
Những gì Akhmatova nói, về nàng, hay âm nhạc, trong bài thơ trên, làm năm 1958, tặng [nhà soạn nhạc lừng danh] Chostakovich, độc giả có thể coi như, nói về thơ của bà, không phải chỉ những độc giả của những ngày nào đọc lén lút, mà bây giờ, và sau này.
La Russie incarnée
*
Il faut savoir voir Lisbonne pendant le temps exact d'un sanglot. La voir tout entière, par exemple, dans la première lumière du matin. Ou la voir complètement dans le dernier reflet du soleil sur la Rua da Prata. Puis pleurer. Parce que, même si c'est la première fois qu'on la voir, on a l'impression d'y avoir déjà vécu toutes sortes d'amours tronquées, d'illusions perdues et de suicides exemplaires.
Vous marchez pour la première fois dans les rues de Lisbonne et vous avez à chaque coin le vague souvenir d'y être déjà passé. Quand ? Vous ne savez pas. Mais vous êtes déjà venu ici avant d'y aller pour la première fois.
le quartier littéraire de Lisbonne 
Ôi chao giá như viết nổi như dòng như trên đây. Về Sài Gòn
Phải nhìn Sài gòn vào đúng thời gian của một tiếng nấc! Rồi cứ thế mà nức nở. Mà nước mắt ngắn, nước mắt dài.
Bởi vì, cho dù chỉ nhìn nó lần đầu, bạn vưỡn có cảm tưởng đã sống hết những cuộc tình thê lương của mình ở đó.
Ôi ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
Bởi vì bạn phải ở Sài Gòn rồi, sau đó mới đến Sài Gòn, lần đầu.

Dọn
Ý nghĩa của phim hoàn toàn nằm trong tên của phim. Đây là một cuộc nội chiến được đẩy vào trong nội dung thế giới, ở phần hậu bán thế kỷ 20.
Bảo là nội chiến, như ĐL nhận định, đúng, nhưng không hoàn toàn như vậy. Trịnh Nguyễn phân tranh được ‘remake', làm lại, lập lại, với hàng rào điện tử McNamara thay cho Lũy Thầy, súng AK của Tiệp Khắc, M.16 của Mẽo, thay cho cung tên.
Súng ống ngoại như thế, không giản dị là nội chiến được.
Đây là một ‘phim trong phim’. Phần nổi của nó, là ‘remake’Trái tim của Bóng đen, với những Kurtz, Marlow và cùng với nó, là chủ nghĩa soi sáng, khai hóa của nửa phần đầu thế kỷ 20. Phần chìm của nó, cũng vẫnTrái tim của bóng đen, nhưng cùng với nó, là lý tưởng Cộng Sản lồng trong giấc mơ thống nhất.
Bảo rằng một cuộc nội chiến với sự xúi giục của ngoại bang, là sai, chính vì thế, Coppola chỉ sử dụng xúi giục, tham dự như mặt nổi của phim, ra ý: Trái tim của bóng đen là của chúng mày, không liên can gì tới chúng tao, tức Mẽo trong có Coppola, Đồng Minh, những người anh em XHCN Trung Quốc, Liên Xô.
Bảo rằng, đây là một cuộc chiến ngu xuẩn, như DTH, thì sai.
Nhục nhã, có lẽ đúng hơn!
Dọn 2
Coppola
Apocalypse Now
Tận thế là đây
Bất giác Gấu nhớ một câu chuyện trong Liêu Trai, về một ông hổ, một bữa buồn quá, hóa thành một anh học trò, và gặp một danh sĩ. Ông hổ này được nghe những lời vàng ngọc, mê quá, cứ lẽo đẽo theo hầu, cho tới một bữa, danh sĩ gặp bạn.
Thế là một bàn tiệc được bầy ra, thi nhau mà nhả ngọc phun châu, ông hổ nghe một hai câu, còn cố chịu được, nhưng nghe mãi hết chịu nổi, bèn năn nỉ, thôi, thôi, đủ rồi. Mấy thằng khùng kia, nhất định không chịu thôi viết, thôi dịch, thôi diệt. Ông hổ phát điên lên, thế là bèn rùng mình một cái, biến lại thành hổ, làm sạch đám khùng, rồi cúi lạy danh sĩ nhảy vọt vô rừng.
Ôi chao, giá mà thời này, cũng có một ông hổ như vậy!
*
Cứ tội ác gì cũng đổ cho Mẽo hết, đến một lúc nào đó Coppola, chẳng may vớ được cục tiếng Anh, bèn, như Hitler, vặc lại, nếu không có Lò Thiêu làm sao có nước Israel, nếu chúng tao không nhảy vô Miền Nam, làm sao chúng mày có lý do để mà đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, qui về một mối, cùng nhìn về…  Trái tim Hà Nội?
Bởi vì, không có người Mẽo can thiệp vô Việt Nam, không có cách chi kết thúc cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh, với phần thắng nghiêng về Đàng Ngoài.
Có lần Gấu phán 'ẩu' là, Miền Bắc phải tìm đủ mọi cách cho anh Yankee mũi lõ nhẩy vô Việt Nam, thì mới có lý do phát động, activate, chân lý nước Việt Nam là một, và từ đó mấy anh Yankee mũi tẹt con cháu họ Trịnh ngày nào mới có cơ hội làm thịt Miền Nam.
Đây là thảm kịch Việt Nam, thảm kịch nồi da xáo thịt. Bởi vậy Coppola mới ngạo nghễ tuyên bố, như ĐL trích dẫn, “không phải là về Việt Nam — nó là Việt Nam.”
Ý nghĩa "nó là Việt Nam", là như trên.
Không phải tự nhiên nhiều người, coi đây là đỉnh cao sự nghiệp Coppola:
To many, Apocalypse Now represents Coppola's highpoint, a feat he has been unable to equal or exceed ever since.
Nhưng cái giá phải trả, cũng khá đắt, như ông nói, sau khi quay phim xong: ".... từng chút, từng chút, chúng tôi biến thành khùng". ["We were in the jungle, there were too many of us, we had access to too much money, too much equipment, and little by little, we went insane." ]
Như Littell, tác giả Les Bienveillantes, khi muốn nhập thân vào Cái Ác:
Nhập vai thì cũng dễ, ra mới khó! (1)
(1) Gấu Cái cảnh cáo: Mi cứ viết hoài như thế này, thì mi cũng khùng thôi.
Một độc giả gửi sách tặng, 'ra lệnh', đọc 'cái này' (2) đi, tẩu hoả nhập ma đến nơi rồi!
(2) Cám ơn, sẽ đọc. NQT
Ông là Đồ Phổ Nghĩa, tôi đoán thế
Tới Phi châu, mục đích chính là để tìm kiếm một thế giới xa lạ (exotic), của những giấc mơ ấu thời; ông trở về với một giấc mơ mới: viết Giữa Lòng Đen, Heart of Darkness, điều được ông mô tả: cuộc tranh giành của cải xấu xa, ghê tởm nhất, làm méo xệch lịch sử lương tâm nhân loại (that ever disfigured the history of human conscience).
*
Trường phái văn chương “da mầu”, có vẻ như gồm đa số là những người rành tiếng Anh, [tiếng Anh, không phải văn Anh], chắc đều tốt nghiệp từ những trung học, đại học hải ngoại.
Có thể vì thế, họ rất dở tiếng Việt.
Thí dụ, một ông trong ban biên tập khen bản dịch của một thành viên, hay người góp bài, là... uyên bác!
Một bản dịch uyên bác! Quái đản như thế đấy.
Dịch cần trung thực, hoặc, vượt lên trung thực, để sáng tạo, một lần nữa, nguyên tác.
Làm sao lại có bản dịch uyên bác được?
Uyên bác, theo nghĩa, phịa thêm ra, hoặc, cung cấp cho bản dịch những tri thức, những sự kiện...  không hề có trong nguyên tác?
Bất giác, Gấu nhớ, khi mới ra ngoài này, tình cờ nghe một cô xướng ngôn viên đọc tin về một cuộc hội họp: có sự tham dự của đa số những nhân vật ‘tai tiếng’ của cộng đồng!
Cô lầm ‘tăm tiếng’ với ‘tai tiếng’.
Gấu sợ mấy ông da mầu cũng lầm ‘uyên bác’ với một từ nào đó.
"Nhiều rác" chăng?
*
Tiếng Việt thì như vậy, còn tiếng Anh?
Không dám ý kiến.
Tuy nhiên, có vẻ như những sáng tác bằng tiếng Anh, của thế hệ thứ hai, thứ ba… của người Việt hải ngoại, chưa có gì ghê gớm, và chính họ, chắc cũng cảm thấy như vậy.
Họ chưa làm được điều, ‘làm giầu’ tiếng Anh, bằng những vốn liếng từ những nền văn hóa khác, và, trong khi làm như vậy, họ còn làm bật ra, một bản sắc riêng của từng cá nhân.
Ngắn gọn, chúng ta chưa có một Kazuo Ishiguro, thí dụ vậy.
Allan Massie viết về ông:
[If Wilson and Swift may be considered quintessentially English], then Kazuo Ishiguro [and Timothy Mo] offer evidence of how the English-language novel is now enriched from a diversity of cultures. The former is of Japanese extraction, the latter of Chinese, though both were educated in England. Ishiguro's three novels - A Pale View of Hills (1982), An Artist of the Floating World (1986) and The Remains of the Day (1989) - have all been distinguished by an exquisite precision; he is a writer who works scrupulously within self-imposed limits, achieving his effects by understatement and the adroit deployment of his material. Each of his novels has an unmistakable identity; yet he displays his virtuosity in his use of a different narrative voice in each. The Remains of the Day, for instance, is narrated by an elderly English butler. In his portrayal of this character, so different from himself, Ishiguro shows himself a pure novelist. The central question which occupies Mr Stevens, the narrator, is `what makes a great butler?'. This may seem an extraordinary question for a young novelist to pose at the end of the twentieth century; yet Ishiguro uses it in order to be able to ask the far more important question of how a man's life is justified.
Graceful, humorous, subtle and enquiring, Ishiguro is a writer who impresses by his willingness to submerge his own personality and by his fidelity to his material. Each of his novels is thoroughly and perfectly composed; the proportions are always seemly. They acquire a strength and authority from Ishiguro's acceptance of physical realities and from the exactness of his perceptions.
*
`What makes a great butler?: "Cái gì làm một ông quản gia, lớn"? Từ một bận tâm như vậy, mà đưa đến, làm thế nào chứng nghiệm đời người, thì quả là khác thường, extraordinary, thật.
*
Cái gì làm một anh Mít viết tiếng Anh, lớn?

Doris Lessing
Gulag, a history

Ba thằng lăng nhăng
Ba người khác

Tại sao đọc?

Gấu, nhà văn