*
Nhật Ký









**
Tết Lào: Tắm Phật đầu năm

Mưa Sa

RÊU NHẬP HỒN

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
 Fame
 Now your hour has struck. -Pray!
 -BLOK, The Field of Kulikovo
 "YOU KNOW THAT IN A MONTH  You will be the most famous person on earth?"
 “I know. But this will not be for long."
Russia’s greatest living poet, Anna Akhmatova, was conversing with Russia’s greatest living writer. Kopelev had introduced them; indeed, he seems to know everybody. In her seventies now, she was stout, silver-haired, majestic. She had read Ivan Denisovich in samizdat, and found it overwhelming. She thought of her son, who had spent so many years in Siberia.
“Can you edure fame?” she pressed him.
“ I have very strong nerves. I endured the Stalin camps."
“Pasternak could not endure fame. It's very difficult to endure fame, especially late fame”.
He told her he knew her great and highly complex work Poem without a Hero by heart. “ I found it incomprehensible at first, but then all became clear.” She read to him her sequence of the 1930s, Requiem, which had been published in the Vest, "without her knowledge or permission."
 "A Viking came in.” she recalled to Koplev. “And totally unexpectedly, and young and kind.”
Danh vọng.
Giờ của mi đã điểm. Hãy cầu nguyện!
BLOK, [Cánh đồng] The Field of Kulikovo
"Anh biết không, chỉ chừng một tháng, anh sẽ là người nổi tiếng nhất trên thế giới?"
"Anh biết. Nhưng chắc sẽ không lâu đâu."
Nhà thơ vĩ đại nhất hiện đang còn sống của nước Nga, Anna Akhmatova gặp nhà văn vĩ đại nhất hiện đang còn sống của nước Nga. Bà lúc này ở tuổi bẩy mươi, rắn, đanh, tóc bạc trắng, uy nghi. Bà đã đọc Ivan dưới dạng samizdat, truyền tay, và thấy nó thật bảnh. Bà nghĩ đến người con trai, đã từng trải qua nhiều năm tại Siberia.
“Anh liệu chịu nổi danh vọng?”. Bà gặng hỏi.
‘Thần kinh của tôi cứng lắm. Tôi chịu nổi trại tù Stalin.”
“Pasternak không chịu nổi danh vọng. Thật khó mà chịu đựng nổi danh vọng, rất khó, đặc biệt là thứ danh vọng đến muộn.”
Solz nói, ông biết tác phẩm lớn, nhưng cũng thật đa dạng của bà, Bài thơ không Anh hùng. Lúc đầu, Solz thấy thật khó hiểu, nhưng rồi nó trở nên trong sáng. Bà đọc cho Solz nghe đoạn tiếp của năm 1930, Kinh Cầu, xuất bản ở Tây phương, “bà không biết, và cũng không cho phép”.
“Một tên Viking đến thăm tôi”. “Hoàn toàn bất ngờ, trẻ, và được lắm.”
*
Ngày Ivan Denisovich chính thức ra lò, Thứ Bẩy, 17 Tháng 11, 1962.
Cứ như trong nhà thờ, ông chủ báo Novy Mir kể lại cho tác giả, tình hình tòa soạn, độc giả lặng lẽ vô, lặng lẽ đưa ra 70 kopeck, lặng lẽ lấy một số báo, và lặng lẽ ra ngoài, nhường chỗ cho độc giả khác!
Nhưng, nếu như thế, liệu Một ngày trong đời Ivan có thể dài quá một số báo Novy Mir?
Không thể, theo Gấu.
Đúng ra, theo Lukacs, khi ông nhận định, vào thời điểm Cái Ác lên ngôi, cả văn chương và đời sống bỏ chạy có cờ, thì truyện ngắn đúng là cái anh cảm tử đóng vai hậu vệ, cản đường tiến của nó.
Bếp Lửa, Kẻ Xa Lạ, Một ngày, Tướng về hưu…  bắt buộc phải là truyện ngắn, không thể khác.
Hơn thế nữa, chưa cần đọc, chỉ đọc mỗi cái tên truyện không thôi, là đã đủ ngộ ra chân lý.

When Night Forgets to Fall

*
Photo de Zoïa Kosmodeminanskïa, 18 ans, partisane russe, prise par un soldat allemand le 29 novembre 1941. C’est après avoir vu cette image que Littell s’est lancé dans l’écriture des Bienveillantes.
Hình Zoïa Kosmodeminanskïa, một nữ du kích Nga, bị quân đội Đức tra tấn và sau đó treo cổ, do một binh sĩ Đức chụp ngày 29.11.1941. Sau khi nhìn bức hình là Litell ngồi xuống bàn, viết Bienveillantes].



Doris Lessing
Tui tin rằng, có vài cô bé, trong có tui, nên học thực tập yêu với một người đàn ông lớn tuổi hơn, khi họ ở cái tưổi ô mai.

Stalin khốn kiếp hơn Hitler cả hàng ngàn lần. Nếu những trí thức gia như Heidegger, và Paul de Man, bị xét xử vì tội phò Nazi, tại sao lũ khốn khóc Stalin không bị trừng trị?
Mà, quái quỉ thật, chẳng ai để ý đến chuyện này?

Những trò chơi nguy hiểm

Tại sao đọc?
Trong văn chương, có một cái gì đó, mà mọi thứ nghệ thuật khác, không có.
Đúng ra, có lẽ phải nói, trong văn chương, thiếu một cái, mà mọi nghệ thuật kia, thì dư thừa!

Gấu, nhà văn
Cái vụ không viết nữa của TTT có thể là do không hợp ‘thổ ngơi’.
Như một nhân vật của Nguyễn Bá Trạc phán, nước mưa ở Mẽo vừa chua lại vừa chát?
*
Ấy là Gấu áp dụng trường hợp của Gấu vào TTT.
Trước 1975 Gấu làm bồi Mẽo, ngay sau khi ông Diệm bị làm thịt, đám nhà báo đổ xô vô Việt Nam, đến khi ký hiệp định Paris, thì bị hãng UPI đá. Một phần do hết việc, phần khác, lỗi, hoàn toàn do Gấu, nhưng có sự tiếp tay của ông trưởng đài, sếp trực tiếp, và nó liên quan tới vụ tai nạn Mỹ Cảnh của cả hai.
Câu chuyện dài dòng lắm, để ‘lát nữa rảnh’, kể hầu quí vị.
Do làm bồi Mẽo quá lâu, Gấu rất rành mấy anh Mẽo, và tự nhủ, thôi, làm bồi Mẽo như vậy là đủ rồi, chán lắm rồi!
Nhưng sau đó, lại có vụ OPD, ra đi trong vòng trật tự, cho nhân viên sở Mẽo, tương tự HO, cho sĩ quan VNCH.
Thế là, Gấu, ở đúng vào trường hợp Bếp Lửa, 1954, “đi hay ở đều...  khó thở”.
Giữa VC và Mẽo, mi chọn thằng nào?
Nghĩ đến Gấu Cái, Gấu Con, Gấu đành gạt 'nước mắt, VC, và quê hương' qua một bên, chọn thiên đường Mẽo.
*
Sau 1975, Gấu làm nghề viết mướn ở bên ngoài Bưu Điện chính Sài Gòn, sống nhờ ba chương trình của thực dân cũ, thực dân mới, dành cho Tề, Ngụy, và nhờ vậy mà gặp lại CVN, và, qua anh, đi chuyến vượt biên Vàm Láng, đúng 23 Tết, ngày ông Táo về trời, năm 1985, mười năm tình cũ, Đại Thắng Mùa Xuân! Bị bắt, tống vô khám Mỹ Tho, ăn Tết tại đây, ra giêng nhận án tập trung cải tạo hai niên, may nhờ ông Cậu Tư, bên vợ, trùm Công An Cái Bè, khi đó bị anh em đồng chí cho về vườn, năn nỉ Trùm CA đương thời Mỹ Tho, Gấu thoát được Trại Bà Bèo. CVN ở lâu hơn, ra thoát, là kiếm đường đi Lào, vì có ông anh ở đó. Anh trở về lại Việt Nam khi tuyến đường du lịch giữa Sài Gòn và thủ đô Lào vừa được mở ra. Gia đình Gấu đi chuyến thứ nhì, 1988, hình như vậy.
Bởi thế, khi vượt sông Mekong, qua trại tị nạn Thái Lan, ở đó cũng mất hơn bốn niên, sau khi đậu thanh lọc, được công nhận tị nạn chính trị, Gấu xin gặp phái đoàn Canada, giấu biệt hồ sơ ODP, chỉ sử dụng trong khi thanh lọc. Gấu tính trong bụng, chỉ có cách không đi Mẽo, không thèm làm bồi Mẽo nữa thì mới tha hồ chửi Mẽo được!
Mày khốn nạn lắm, giá như mày đừng nhẩy vô Việt Nam thì chắc là sẽ có tổng tuyển cử, đất nước thống nhất, tuy mấy anh Yankee mũi tẹt vẫn làm cha, nhưng Miền Nam không ở trong cái thế thua trận,"Chúng ông lấy sạch rồi, chúng mày còn cái gì mà đòi bàn giao?", Bùi Tín chẳng đã nói thẳng vào mặt Dương Văn Minh như thế?
Câu của Bùi Tín chẳng cho thấy, tâm ác quỉ đẻ ra văn chương tồi bại, là gì?
Chỉ đến khi đọc Brodsky, Gấu mới hiểu ra được câu của Dostoevsky, Cái Đẹp Sẽ Cứu Chuộc Thế Giới.
*
Ngay tài liệu mới nhất về Ngài Tổng Bí Thư Lê Duẩn, [xem Diễn Đàn Forum], chẳng cho thấy, Người vô thăm miền đất vừa chiếm đoạt được, thấy cái gì cũng hơn Miền Bắc, nhưng - Người đã không ngồi ngay xuống vệ đường mà khóc, mà thống hối, về cái tội ác tầy trời, gây cuộc chiến tàn khốc, làm chết 3 triệu người dân Việt ở cả hai miền, và huỷ hoại Miền Nam, và sau đó, Miền Bắc - Người ra lệnh, cho tụi nó đi Kinh Tế Mới, đi học tập cải tạo mút mùa, vì cái tội đã dám hạnh phúc, sung sướng hơn Miền Bắc!
*
Về những tài liệu mới nhất này, Gấu sợ rằng, chẳng mấy chốc, sẽ có tài liệu cho biết, Bác, vì ngăn cản không được cánh Diều Hâu trong BCT quyết gây "cuộc nội chiến", nên buồn quá mà đi, cũng không chừng!
Và cũng lại mấy "bạn hiền" ở Diễn Đàn khui ra!