*
Nhật Ký









NGUYÊN LƯƠNG VỴ
RÊU NHẬP HỒN
Gửi họa sỹ Rừng
Rêu nhập hồn hay hồn nhập rêu?!
Tiếng kêu sương rách đêm
Đáy xanh rưng rưng hát
Đáy xanh rưng rưng âm

Nhớ câu thơ khắc máu dưới rừng chiều
Em đẻ vội ngàn sao rồi chết
Những đốt xương những phương trời câm
Những vết thương ngợp gió 

Rêu in màu gió lộng
Vụt qua những bóng đời
Chấp chới tiếng la thầm vô vọng
Hồn rêu ngập nắng khuya 

Bức tranh nở hết sắc màu
Trời thảng thốt khi trứng em vừa rụng
Vừa khi ta hát khúc biệt ly
Vừa khi rêu trút những cơn mưa những đốt xương những phương trời…
4/2007

Những vị thần Mall
[bản tiếng Anh]
Bạn có thể tưởng tượng, người Ý ngỡ ngàng đến thế nào, khi biết, rằng, cái mà họ xuất cảng vào năm 1971, thực sự là sự cô đơn?
"In some ways, a narrative is like a dream," Murakami said in one of his lectures:
You don't analyze a dream - you just pass through it. A dream is sometimes healing and sometimes it makes you anxious: A narrative is the same - you are just in it. A novelist is not an analyst. He just transforms one scene into another. A novelist is one who dreams wide awake. He decides to write and he sits down and dreams away, then wraps it into a package called fiction which allows other people to dream. Fiction warms the hearts and minds of the readers. So I believe that there is something deep and enduring in fiction, and I have learned to trust the power of the narrative."'
Trong vài đường hướng, một câu chuyện kể thì cũng giống như một giấc mơ. Bạn không phân tích nó, mà chỉ tràn qua nó. Nó, đôi khi làm dịu bạn, đôi khi khác, nhăn nhó. Một câu chuyện kể thì cũng vậy. Tiểu thuyết gia không phải là phân tích gia. Anh ta chỉ chuyển một xen này qua xen khác. Tiểu thuyết gia là người mơ mộng, nhưng hoàn toàn tỉnh táo... Giả tưởng làm ấm trái tim, và tâm hồn người đọc....


Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
Gulag là một tác phẩm lập đi lập lại chính nó, "Gulag is a highly repetitive work". "Nothing but the same thing over and over again."
Ngay trong lời tựa, Solz giới thiệu độc giả, Gulag của ông, như là một xứ sở, “một xứ sở kỳ kỳ”, an ‘amazing country”, mang hình dáng một quần đảo, trong đó, Kolyma là hòn đảo lớn lao nhất, và nổi tiếng nhất, “the greatest and most famous island”, điểm cực hung dữ” của nó, its “pole of ferociy”.
Một ngày nào đó, ông tiên đoán, Quần đảo sẽ được đem ra ánh sáng, như - ông trở lại với ẩn dụ mở ra tác phẩm - một phôi, bào thời tiền sử.
*
Cũng trong lời tựa, Solz kể, về một phái đoàn thám hiểm, tình cờ phát giác một số phôi bào, từ hàng ngàn năm, được bảo quản bởi một con sông băng, con sông băng này lại nằm lọt vào một tầng ngầm băng, nhờ vậy, còn tươi rói, và, thế là, mấy ông thám hiểm hè nhau đập khối băng, cứ thế đợp phôi bào tiền sử một cách ngon lành!
Solz tin rằng, Gulag có ngày được đem ra ánh sáng, như vậy.
Ông quá thân thiết với thế giới đó, đến nỗi, "yêu nó"...  ‘almost to love that monstrous world.’
*
Ẩn dụ, Aristotle nói, là linh hồn của thơ.
Nhà thơ Osip Mandelstam, chắc hẳn có ý nghĩ đó trong đầu, khi viết, thơ, giống như chiếc máy bay đang bay ngang trời, đẻ ra một chiếc khác, từ bụng nó, và, cứ thế, cứ thế.
Cái phôi tiền sử đẻ ra phôi Gulag, cứ thế, cứ thế. From frozen salamander to Gulag and its ‘tribe’ to Archiprlago – to the whole of ‘monstrous’ Bolshevik Russia as a giant salamander.
Nhưng D. M. Thomas viết, một cách thật thú vị, "Ở đây, người đọc cảm thấy, có một nhà văn, với can đảm, sức mạnh, và thiên tài, huỷ diệt Medusa, bằng cách nhìn thẳng vào con quái vật, qua tấm gương nghệ thuật."
*
Đọc, Gấu tưởng tượng ra, cái phôi đẻ ra Thơ Ở Đâu Xa.
Đó là hai câu thơ, trong Tôi Không Còn Cô Độc:
Chúng nó làm Cộng Sản,
Chúng ta làm tù nhân.
*
Thảo nào, 'ông anh' đã từng toan tính dịch Tầng Đầu!
*
Trên Tin Văn, Gấu cũng đã từng kể, đã từng được thưởng thức cái phôi tiền sử, khi đi tù ở Phạm Văn Cội, Củ Chi.
Nhưng, thay vì phôi tiền sử, thì là một con tép nhỏ, trong một con kinh ta đào đã có nước chẩy qua.
*
Tháng Chín 1971, Nikita Khruschev chết, “một cái chết quái dị nhất, khác thường nhất”, trong những cựu trào, Old Bolshevik: “một cái chết tự nhiên”!
“Khi tôi chết”, ông nói đùa, lần có tin ông chết, dởm, lẽ dĩ nhiên, “Tôi sẽ đích thân thông báo về cái chết của mình, tới toàn thể báo chí nước ngoài.”
Khi ông thực sự chết, chẳng báo nội nào loan tin, nhà nước, lẽ dĩ nhiên, vờ. Vậy mà, giống trường hợp đám tang Pasternak, sáng ngày 13 Tháng Chín, dân chúng tụ họp đông đảo bên ngoài cổng chính, nghĩa trang Novodevichy. Đa số, đám già, những “zeks”, đã ‘trở lại với cuộc đời, từ cõi chết”, nhờ bài diễn văn tố cáo Stalin. Nhà nước quả đã có ý định ngăn ngừa tụ tập tham dự đám tang của ông, bằng một tấm băng với chữ: Ngày dọn dẹp, Cleaning day.
*
TTT thật tình chẳng muốn, cái chết của ông trở thành ồn ào. Báo tin bạn bè ông còn ngần ngại, sống chẳng làm bạn vui, cớ sao chết lại làm bạn buồn?
Cũng cái kiểu đùa như Kút Chép chăng?
Có thể, nhưng, ở đây, còn là một lời xin lỗi những ai đã từng buồn vì ông, thí dụ, NMG, chẳng hạn?
Tuy nhiên, tin ông mất thực sự gây bàng hoàng tại hải ngoại, nhất là ở Mỹ.
Có sự sửng sốt nữa. Ông bặt tin  lâu quá, thành thử khi có tin về ông, ít người tin.
Gấu, gần như cùng một lúc, nhận được ba cái tin.
Trước nhất, là MN. Gọi điện thoại. Rồi tới NLV, rồi tới NCK.
NCK biết tin ông nhập viện, nhưng nhập viện, mà ở Mẽo, thì thường thường, là để xuất viện, mạnh khoẻ hơn, bớt bệnh, hoặc lành hẳn bệnh.
Nhân giỗ đầu ông, Tin Văn nghĩ, cách tốt nhát, để tưởng nhớ ông, là lèm bèm về thơ.
Trong những kỳ tới, Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết về Rilke, [của Coetzee], về Bonnefoy...

When Night Forgets to Fall
Khi màn đêm quên buông xuống
Đọc thơ Bonnefoy
Charles Simic. NYRB, 1 Tháng ba, 2007

Trong căn phòng nhỏ
Tôi hỏi cha tôi, cha làm gì cả ngày? Nhớ!
Hồi ức của ông làm việc trong căn phòng trầm lặng – trong im lặng,
một cách thật là hệ thống,
cha tôi chiến đấu để níu lại, trong chốc lát,
nỗi đau thế kỷ của ông.
Thơ Adam Zagajewski

Lê Thị Huệ: Nhà văn Văn Quang, Giám đốc đài phát thanh Quân Đội, viết tiểu thuyết Chân Trời Tím, đi cải tạo mút mùa lệ thủy, không đi Mỹ theo diện HO  (mà những người như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên còn không cưỡng lại sự tự do ở chân trời kia), còn Văn Quang không đi. Ở lại Việt Nam. Văn Quang là ai thế?
Nguồn: Gió-O

VQ theo tôi biết, con cái đều đã lớn, và đều ở Mỹ. Ông không đi Mỹ, một phần là không phải lo cho con cái nữa, chắc hẳn.
Những người đi HO, nửa đời dành cho cuộc chiến, nửa đời tù, còn tí tưổi già, dành cho con cái. HO là cơ may cho con cái của họ. Họ không cưỡng lại được sự sự do ở chân trời kia, nhưng đây là sự tự do của con cái họ, chắc hẳn.
Viết, và hỏi kiểu như trên, làm mất lòng nhau quá, và còn làm chính ông VQ khó ăn khó nói, với bạn bè của ông, được nhắc tới trong bài phỏng vấn. NQT
*
Nhớ, hồi còn bà chủ tiệm PCL, "cường tướng không có nhuợc binh", nào TTCĐ, nào PNH...
Gấu này, có chút danh gì với cõi net, là cũng nhờ lò VHNT.
*
Đọc thư bà chủ bút, "Một tài năng hội hoạ bậc thầy ở hải ngoại, qua lĩnh vực văn chương, họa sĩ nhà văn Võ Đình là tác giả có kỹ thuật viết truyện ngắn cứng vững hạng đầu đàn. Ông tự phát triển một nghệ thuật viết truyện, vừa và đủ, sáng chói, nhà văn Việt Nam, viết truyện ngắn không thua gì Hemingway, Gabriel García Márquez ... hay bất cứ nhà văn chuyên trị truyện ngắn quốc tế nào khác.
Ngoài nhà văn Võ Đình, Gió O chỉ mời hai tác giả trẻ Hoàng Long và Tưởng Bình Minh đóng góp sáng tác cho số đặc biệt truyện cực ngắn này..."
Một gà già, hai gà nhà, thêm cái giọng "chỉ mời", đúng là thứ "bad style" mà Brodsky ghét cay ghét đắng!
Bà chủ tiệm văn Bắc, cũng đâu có chịu thua, tuy nhiên, một bên, hào phóng quá, một bên thì lại keo kiệt quá!
Ở Phan Thị Vàng Anh, có lẽ người ta không còn thật sự chờ đợi tác phẩm nữa. Mà sự chờ đợi hướng đến những dấu ấn. [talawas]
Phán như thế, thì có khác gì một hồi chuông báo tử cho nhà văn, nhà thơ, một cú rung chuông tận thế, cho dòng văn chương "ở trong nước"?
*
-'Tôi đã từng thấy những cuốn sách nhảm nhí được người ta đánh giá cao’.
Gấu sợ rằng, NHT đang lâm vào tình trạng này, viết sách nhảm nhí, và hi vọng đánh lừa người đọc!
Đây cũng là một kiểu ăn mày, ăn xin quá khứ.
Của một ông tướng về hưu.
*
Communism calls to the nobler impulses of the human heart, yet in its nature there is something that "breeds lies, makes people lie, and twist facts, imposes deception." "These are deeper waters than I know how plumb" .
[Chủ nghĩa CS réo gọi những xung động phong nhã hơn, của trái tim con người, tuy nhiên, trong bản chất của nó, có một điều gì, nó "bơm mớm dối trá, làm con người dối trá, bóp méo sự kiện, đặt để sự chán chường." "Có những tầng nước ngầm, sâu hơn, tôi không làm sao bơm lên được."]
Doris Lessing, Coetzee trích dẫn, khi đọcTự Thuật  của bà, trong Những bến bờ xa lạ hơn, Stranger Shores, tập tiểu luận.
*
Đọc NHT, hồi đầu, Những ngọn gió Hua Tát, Tướng Về Hưu, độc giả mường tượng ra được, nguồn văn của ông, và hơn thế nữa, bằng cách nào ông thoát ra được chủ nghĩa CS và cơn điên cuồng đốt sạch Trường Sơn sau đó.
Chuyện, ông cạn vốn, Gấu đã từng giải thích, qua sự kiện, chính ông khui ra, ông có lần tính đào tẩu cái lũy tre, cái giếng làng, cái lò gạch, nhưng, khi đi đến Truông Nhà Hồ, đến Phá Tam Giang, ông nhớ, và sợ mất mẹ quá, hoặc, mẹ mất không có ông ở bên, bèn quay trở lại.
Tuy nhiên, nguồn cơn sự sa đọa [la chute, chữ của Camus] của ông, viết những cuốn sách nhảm nhí, hy vọng được người đời đánh giá cao, thú thực, Gấu ngu này chưa luận ra.
*
PCL trong hơn 5 năm trông coi tờ VHNT, như Gấu biết, chưa từng phán về bất cứ một tác giả, tác phẩm nào.
Bà LTH này, khác hẳn, khen chê loạn cả lên, cứ như là một thiên tài phê bình, đã đưa ra ánh sáng, nào NTHL, nào TBM, nào, nào… nhiều lắm.
Thiên tài phê bình thì thấy quá nổi cộm, quá om xòm, trong khi bản thân bà, viết truyện ngắn, truyện dài, biên khảo..  cũng thật là thường thôi.
Một điểm rất dễ nhận ra, là, viết bất cứ cái thứ gì, bà này đều lên giọng. Khen một nhà văn, một họa sĩ xuất hiện trước bà quá xa, phải là những lời khiêm tốn, lịch sự, đâu có phải những đao to búa lớn như vậy?
"Một tài năng hội hoạ bậc thầy ở hải ngoại, qua lĩnh vực văn chương, họa sĩ nhà văn Võ Đình là tác giả có kỹ thuật viết truyện ngắn cứng vững hạng đầu đàn. Ông tự phát triển một nghệ thuật viết truyện, vừa và đủ, sáng chói, nhà văn Việt Nam viết truyện ngắn không thua gì Hemingway, Gabriel García Márquez ... hay bất cứ nhà văn chuyên trị truyện ngắn quốc tế nào khác.”
Cứng vững hạng đầu đàn?
Đàn nào? Những nhà văn nào ở trong cái đàn có ông này đầu đàn?
Ông tự phát triển một nghệ thuật?
Cái nghệ thuật do ông tự phát triển, nó ra làm sao?
Vừa và đủ? Biết thế nào là vừa là đủ?
Sáng chói?
Chuyên trị?
Phán bất cứ cái chi cũng được, nhưng phải có dẫn chứng. Cứ phán tưới như thế, sợ người được khen cảm thấy nhột, và có khi còn gây ‘phản cảm’, không chỉ ông ta, mà luôn cả độc giả, tự hỏi, không hiểu bà này có thực sự khen, hay, tệ hơn, đã từng đọc, nhà văn cứng vững đầu đàn?
*
Khen một anh già, tha hồ, theo Gấu, vì người đó không cần khen chê, nếu thực sự có tài.
Nhưng khen một nhà văn trẻ, coi chừng làm hư hỏng một tài năng.
Kundera đã từng cảnh cáo phê bình gia: Những lời phán đầu tiên bám chặt lấy tác phẩm, không có cách chi gỡ cho ra. Những lời phán của Max Brod về tác phẩm của Kafka, mở ra cả một trường phái Kafkalogy, chỉ để nhốt chặt, vĩnh viễn, nhà văn này, như một thứ xác ướp! Hậu thế, bất cứ ai, muốn tìm hiểu Kafka, là phải thụ giáo một khóa Kafkalogy!
Ở Việt Nam, có trường hợp VP khen nhà văn mới ra lò TTNgh: Ngổ ngáo! Cách yêu thật quái dị!
Thế là bà này, sau này, hễ cứ viết văn là phải ngổ ngáo, yêu là phải quái dị. Muốn viết bình dị, sợ đi ra ngoài trường phái TTNgh!
Gấu có lần đưa ra đề nghị, hãy viết lệch đi, ra khỏi cái bản lề quái dị, ngổ ngáo, bà ta lại nghĩ Gấu chê bà viết dở!
“It is my belief,” she writes, that some girls – among whom she clearly includes herself - "ought to be put at the age of fourteen” with an older man as a form of “apprentice love” (p.185).
[Tui tin rằng, có vài cô bé, trong có tui, nên học thực tập yêu với một người đàn ông lớn tuổi hơn, khi họ ở cái tưổi ô mai].
Stalin was a thousand times worse than Hitler. If intellectuals like Heidegger and Paul de Man have deserved to be investigated and denounced for the support they gave to Nazism, what do those intellectuals deserve who supported Stalin and the Stalinist system, who chose to believe Soviet lies against the evidence of their own eyes? This is the huge question that exercises Lessing's moral conscience, coupled with a second and equally troubling question: Why does no one any longer care?
Stalin khốn kiếp hơn Hitler cả hàng ngàn lần. Nếu những trí thức gia như Heidegger, và Paul de Man, bị xét xử vì tội phò Nazi, tại sao lũ khốn khóc Stalin không bị trừng trị?
Mà, quái quỉ thật, chẳng ai để ý đến chuyện này?

Những trò chơi nguy hiểm

Gấu, nhà văn