Happy Birthday to U, My Mom.
Người trong chốn giang
hồ, thân không làm
chủ.
Ôi chao, Gấu lại nghe ông
bạn văn VC than, tại sao anh cứ nhắc mãi đến
Lò Thiêu? Nó liên can gì tới Việt Nam?
*
"Tại sao anh cứ cay đắng mãi như
thế?"
*
D. M. Thomas, trong
“Solzhenitsyn,
thế kỷ ở trong ta”, chương
“Cái
chết
của một thi sĩ”, đã nhận xét, về cuốn
Dr. Zhivago:
Bác
sĩ Zhivago không chính trị một cách lộ liễu, như nhiều
người tại Tây Phương hô
hoán, một cuốn tiểu thuyết nhằm lên án, tố cáo... Nhưng nhà cầm quyền
Xô Viết nhận ra,
đây đúng
là một kẻ thù chết người đối với chế độ.
Bất cứ một trang là một sự chơn chất, nhiệt thành, cho một điều gì hết
sức lớn
lao, thực hơn nhiều, so với
bất cứ
một chế độ chính trị nào, đâu phải chỉ cái thứ chính quyền toàn trị,
xây dựng bằng hàng triệu người chết, lao động khổ sai, và
một thứ ngôn ngữ vô nghĩa.
[Every page asserted a
fidelity to something infinitely
greater and more truthful than
any
political system, let alone a creed built on millions of deaths, slave
labor, and a dead and a meaningless language].
Giả như áp dụng nhận định trên cho
Thơ
Ở Đâu Xa, những vần
thơ làm ở một nơi chốn không thể làm thơ, liệu có khiêm
cưỡng chăng?
Không! Chúng còn bảnh hơn cả
Dr.
Zhivago, theo nghĩa, thơ bảnh
hơn văn, càng bảnh hơn tiểu thuyết, thứ văn chương bình dân. Người ta
chẳng kể, về một nhà văn nữ hàng đầu thế giới, vừa nhặt gạo, vừa trông
ông bố nằm bệnh, vừa viết tiểu thuyết, khi được in ra, mấy dấu chấm
trên mấy chữ i, toàn là sạn gạo!
Nhà văn nữ Tuý Hồng chẳng đã, vừa nấu
cơm, vừa
[Tôi] nhìn tôi trên vách
[bếp]?
Nên nhớ, khi Pasternak được tin, Nobel trao cho ông vì
Dr.
Zhivago, ông rất bực. Ông nghĩ ông phải được Nobel như là nhà
thơ.
Pasternak mất ngày 30 Tháng
Năm 1960 [sau 30 Tháng Tư một
ngày!]. Đám tang của ông là một sự kiện khác thường, và, hầu như bí ẩn:
Có lẽ
đây là dấu báo đầu tiên, chỉ cho thấy, cái nhà nước uy quyền tột bực,
hiển hiện
ở khắp mọi nơi như thế đó vậy mà không thể lấn lướt thơ ca, … simply
could not overcome
poetry.
Shalamov's
experience in the camps
was longer and more bitter than my own, and I respectfully confess to
him and
not me was it given to touch the depths of bestiality and despair
towards which
life in the camp dragged us all. Solz.
Dọn
NHT.
Những lời tuyên bố ỏm tỏi, những cuốn
tiểu thuyết ba xu [chữ của ông] của ông làm Gấu nhớ đến một câu châm
ngôn, hình
như đọc qua Oates, hoặc Sontag:
Thượng Đế, khi muốn làm thịt người nào, bèn cho người đó nổi tiếng!
*
Nhắc đến Sontag, lại nhớ đến một câu của bà, được trích dẫn trong bài
điểm, hai cuốn sách của bà, được xb sau khi bà chết vì bịnh ung thư,
trên một số gần đây của tờ Điểm Sách London.
Tôi thường tự hỏi, liệu có điều gì nhà văn
nên làm, và mới đây thôi,
trong một cuộc phỏng vấn, tôi nghe chính mình trả lời:
Có vài điều. Yêu chữ, nhức nhối với những câu văn. Và ngó chừng thế
giới!
["Several things. Love words, agonise over sentences. And pay attention
to the world".]
Nhức nhối với những câu văn!
Chưa ghê bằng ông Cioran: Mơ tưởng một thế giới, mà ở đó, người ta có
thể chết, chỉ vì một cái dấu phẩy!
Gấu chép, tặng ông không rành
tiếng Việt, và tặng NHT, một ông tướng [không] về hưu.
*
NHT chỉ mới đi tới sông thôi, chưa ra tới biển. Gấu đã từng
nhận xét, khi giới thiệu TTH trên Tin Văn, và một bà trề cái môi, người
lính ở đảo ấy à, văn thì sượng mà còn bắt chước NHT thấy rõ, còn một bà
khác, thực sự ngạc nhiên, nvà có thể còn bực mình, khi Gấu ‘mail’ tới,
đề nghị đọc thử, tôi có thói
quen, chỉ đọc vài dòng đầu một tác giả lạ, không ngửi được, là vứt sọt
rác.
Nhưng hình ảnh một NHT, chỉ đi đến sông, và lạ lùng sao, hân hạnh làm
sao, gặp được thuỷ thần, đã ở mãi với Gấu, cho đến khi đọc ông tâm sự,
đã có
lần tính vượt biên nhưng đi nửa đường, nghĩ đến mẹ, quay lại, và Gấu
hiểu ra,
NHT không thể rời bỏ xứ Bắc Kỳ. Bà mẹ của ông là bà mẹ Bắc Kỳ, cái ác
ông miêu
tả, là cái ác Bắc Kỳ, ở trong xứ Bắc Kỳ. Bởi thế, những chuyện như gạ
tình lấy
điểm khiến ông quan tâm, và kể ra.
Walter Benjamin đã từng rất tâm đắc, về những nhà kể chuyện
kiểu như NHT, ngồi ở xó bếp, nói vanh vách về xứ sở mà ông thật rành
rẽ.
Borges cũng đã từng nhắc tới, những kẻ sở hữu đủ các thứ bản đồ thế
giới, đủ thứ giao thông, đủ thứ con đường, từ tơ lụa cho tới hồ tiêu,
cho tới tầu thuỷ, hỏa xa… nhưng cả đời
chẳng ra khỏi luỹ tre làng.
Ngay cả ông tướng về hưu, NHT cũng chỉ mơ tưởng thôi, chứ
không thực sự ‘là’.
*
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Ba
thằng lăng nhăng?
Khi Nguyên Ngọc gọi
ba ông đồ tể, là ba thằng lăng nhăng,
chúng ta tự hỏi, liệu có sự đánh tráo từ ngữ?
Có, mà, không, theo Gấu.
Một bí mật nằm ở nấc thang chót,
của bộ máy giết người.
Gấu,
nhà văn
Hầu như tất cả những kỷ niệm
về cái đói, mấy chị em nhà Gấu đều nhớ hết, nhưng mỗi người nhớ một
cách, thảm thế.
Người bạn tù cùng trại nhìn
thấy tôi, và la lớn: Ở ngay dưới gối đó! Lẹ lên!
Tim tôi thắt lại. Chắc là khẩu phần bánh mì.
Hoá ra không phải. Chỉ là ba lá thư nhà.
Thất vọng qua đi, niềm thống hối tràn ngập. Tôi bật khóc.