Từ sương mai đến
thiên thạch
Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Tiểu Sài Gòn
ghé thăm phòng tranh Nguyễn Đình Thuần
mở cửa đầu tháng Năm, 2007, chung với Đinh Cường.
Tưởng
nhớ Thanh Tâm
Tuyền
Về câu hỏi, tại sao đầy tù cải tạo lên phía Bắc, đã có một lần Gấu đưa
ra một câu trả lời, khi đọc một số Granta.
Nay có câu trả lời đơn giản hơn của Shalamov:
Nature simplifies itself
as it heads toward the poles (and
we head north now because so many scores of thousands were doing so, as
Stalin's rule developed, and as the camps crazily multiplied). Nature
simplifies
itself, and so does human discourse.
Thiên nhiên tự giản tiện
chính nó khi hướng về phía cực, (và chúng tôi, bây giờ hướng bắc, ấy là
vì hàng hàng lớp lớp đã đang làm như thế, khi chế độ Stalin phát triển,
khi nhà tù cứ khùng điên nở rộ, tăng trưởng lên mãi). Thiên nhiên tự
giản tiện, và cũng vậy, cách ăn nói của con người cứ thế co lại.
Kolyma Tales
[Chuyện trại tù Kolyma]
*
Giả như PHT thực sự có đạo, thì sao? (1)
Đây là tầng thứ nhì của vấn đề. Hai câu trả lời tuyệt vời nhất, hiện
Gấu có trong tay, một của một độc giả của Kim Dung:
Còn mãi Kim Dung
Phương Hồng Quế.
Nào ai biết đây là nỗi bi ai của ai?.
Và một, từ Amos Oz: Tại sao đọc?, trong tập tiểu luận
Hai cái chết của bà tôi.
Cả hai câu trả lời đều như nhau: giả như cần phải ăn
cắp, thì
đành phải ăn cắp!
(1) Ý tưởng này, Gấu có được khi đọc Oz, và tính áp dụng vào trường hợp
PHT, trước khi tác giả tự nhận mình có "ẩu", đúng như Phương Hồng Quế
phán:
Người chốn
giang hồ thân không làm chủ.
*
Bài của Oz, thực sự là về văn chương, về đọc văn,
nhưng một cách nào đó, đẩy vấn đề lên cao hơn nữa, khi phân biệt văn
chương, và mọi thứ chữ khác.
Ông kể, ông ở Paris, khi xẩy ra biến cố Tháng Năm 1968, sinh viên xuống
đường làm cách mạng. Một buổi sáng,
ông mở cửa phòng, nhìn xuống, thấy trên tường phía đối diện, dòng chữ:
- Thượng Đế đã chết. Ký tên: F. Nietzsche.
Sáng hôm sau, ông nhìn thấy, dưới dòng cũ, là dòng mới:
- Frédéric Nietzsche đã chết. Ký tên: Thượng Đế.
Như thế, dân Mít sau này, chắc chỉ còn nhớ, và ghi nhận nhà thơ TTT
được đưa
vô
Văn Miếu, một năm, sau khi ông mất.
*
Việc làm của PHT, một cách nào đó, ngược hẳn lại "công trình" đốt sạch
Trường Sơn, tìm đường cứu nước!
Một người lo xây đền, cả một lũ, cả ở bên trong lẫn bên ngoài, của cả
một nước, nhân danh đạo đức, lo đốt rừng, đốt đền, và săn đuổi, tính
làm làm thịt, người xây và giữ đền.
Đám tang Pasternak năm
1960
đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Xô Viết.
Những đầu óc thiển cận, đố kỵ, đã không thể nào tưởng tượng ra được, và
liên kết những hình ảnh, một Osip Mandelstam, chết trên đường đi từ
những nhà tù tới trại tù Kolyma, [Osip Mandelstam was on his way to
Kolyma,
in 1938, when he died of hunger and dementia in the transit prison at
Vtoraya Rechka.
Kolyma Tales],
một
TTT vác nưá và té ở núi
Việt Hồng, một Solz những năm ở Gulag, và sau cùng là hình ảnh, thí dụ,
như trên.
Hãy cứ thử tưởng tượng cảnh đưa TTT vô Văn Miếu, như hình ảnh đưa tro
cốt Malraux vô Điện Chư Thần!
Trong khi chính chúng, lúc nào cũng ra rả, hãy quên hết hận thù, hãy
giao lưu hòa giải!
Stalin chưa chết!
Đừng vội mừng
Hãy để cho một người nào
đó phán lời tiên tri
Rằng những vết thương không lại vỡ ra
Đám đông ma quỉ không lại vùng lên
.....
Liệu cái ác tên đại ác trồng,
ở nơi trái tim chúng ta,
chưa thực sự phát tác?
Do not rejoice too early
And let some oracle proclaim
That wounds do not reopen
That evil crowds don't rise again.
And that I risk seeming retarded;
Let him orate. I firmly
know that Stalin is not dead.
As if the dead alone had mattered
And those who vanished nameless in the North.
The evil he implanted in our hearts,
Had it not truly done
the damage?
As long as poverty divides from wealth
As long as we don't stop the lies
And don't unlearn to fear
Stalin is not dead.
-Boris Chichibabin, "Stalin Is Not Dead," 1967
Trích trong
Gulag, một lịch sử,
của Anne Applebaum
Alexander Tvardovsky, Nguyên
Ngọc Liên Xô, trùm báo
Novy Mir. Hình
chụp ít lâu sau đêm thức trắng, đọc chuyện tù khổ
sai, của một tác giả vô danh.
[
Một ngày trong đời Ivan Denisovich
lúc đầu có tên Shch-854, tác giả A. Ryazanksy, tức Solz. 1961: Ông
Nguyên Ngọc Liên Xô đọc, vội vàng kiếm đường xb. 1962. Tháng Mười:
Khrushchev OK.17.11: xuất hiện trên
Novy
Mir.
Solz @ Harvard.
Hình UPI, 1978, nhưng không do Gấu gửi.
Mục mới: Dọn đền, Dọn vườn.
Sự thành công của nhà văn nữ Trung hoa Yiyun Li ở Mỹ với tập
truyện ngắn A Thousand Years of Good Prayers/Ngàn Năm Khẩn Nguyện được
ngưỡng
mộ vì mấy điểm đặc biệt:
Nguồn
Phân tích cho thấy, cụm từ
sự
thành công là chủ từ của động từ
được ngưỡng mộ.
Đây là do người viết không rành cú pháp tiếng Việt,
khác tiếng Anh. Trong tiếng Anh, "được ngưỡng mộ" sẽ ở dạng tĩnh động
từ, thí dụ, "The success of the respected work 'A
Thousand...', by Yiyun Li, is:"
Câu tiếng Việt, thì lại không được!
Gấu đã nói rồi, ông này không rành tiếng Việt.
Đúng ra, viết, đại khái, "Cuốn 'A Thousand Years...' đã đem sự ngưỡng
một đến cho nhà văn gốc Trung Quốc, Yiyun Li; thành công của cuốn sách
là do một số điểm..."
Gấu đoán mò, câu trên, được dịch từ một câu tiếng Anh?
Mình dân Kẻ Nủa.
-"Vers toi je te fuirai"
[Anh chạy trốn em về phía em]
[Nhân vật Ibn Gabriol của Oz, trong cuốn "La Couronne de Royauté".
Cái tay than ‘hết thuốc chữa’, trong "vụ" PHT, đã từng ‘hỏi
thăm sức khỏe’ [theo nghiã đen, và bóng] Gấu, khi diễn đàn talawas xuất
hiện, và Gấu
hồ hởi gửi bài đóng góp.
Khi Nguyên Ngọc gọi ba ông đồ tể, là ba thằng lăng nhăng,
chúng ta tự hỏi, liệu có sự đánh tráo từ ngữ?
Có, mà, không, theo Gấu.
Một bí mật nằm ở nấc thang chót,
của bộ máy giết người.
Gấu,
nhà văn
Một trong những cái đói khủng khiếp nhất, mà Gấu đã trải qua, khi còn ở
Đất Bắc, thời gian, sau khi ông cụ mất, mấy anh chị em được bà cụ 'sơ
tán'
tới "ăn chực, ở chực" nhà bà con họ hàng.
Gấu được một ông bác chiếu cố. Bác Giáo Thái,
rất thương Gấu, bà vợ, nói không thương thì cũng không được, bởi vì,
bà, nếu có
ghét Gấu, thì cũng vì một lý do không phải thực sự do Gấu trực tiếp gây
ra. Có thể, bà ghét Gấu, vì Gấu là đứa con trai lớn, của họ
Nguyễn, và như thế, sau này, đất đai, vườn ruộng của dòng họ sẽ thuộc
về
Gấu. Bởi vì hai vợ chồng ông Bác, chỉ có một cô con gái.
Lần đó, Gấu bị bịnh, gì đó. Bà Bác bắt cháu ăn cháo, cho
khỏi bệnh.
Khỏi rồi, bà vẫn nói, chưa khỏi, ăn cháo tiếp. Ăn cháo đến
lả người, bò dậy không nổi.
Sau đó, cứ nghe ai hô,"cháo" một phát, là Gấu giật bắn người. Cứ nhìn
thấy tô cháo, cho dù ngon cách
mấy, là nhớ ra những những những... tô cháo ngày nào.
Trong cơn co giật, "vết thương tâm lý" đó, còn có cả nỗi đau, cái đói
này, là do ruột thịt của mình gây ra cho mình.
Chính vì vậy mà lần về lại Đất Bắc, vừa ông em ruột "Thưa Bác", là Gấu
lên ruột.
Kỷ niệm, đúng ra, hai kỷ niệm, về Bác. Một chung, một riêng. Bác nào
thì cũng khủng khiếp, dễ sợ cả.
Bác cháu. Bát cháo.