Nhật Ký
|
Từ sương mai đến
thiên thạch
Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Tiểu Sài Gòn
ghé thăm phòng tranh Nguyễn Đình Thuần
mở cửa đầu tháng Năm, 2007, chung với Đinh Cường.
Tưởng
nhớ Thanh Tâm
Tuyền
Cái vụ lật mặt nạ đạo văn của PHT hơi
giống vụ việc lật mặt
nạ ngụy tạo tài liệu của HNH, trước đây.
Với HNH, chỉ cần một email riêng, hoặc công khai, gửi cho
ông giáo sư VC, xin ông cho biết, phần tài liệu dịch thuật ‘đó đó’
nguồn gốc ở
đâu.
Theo như tôi biết, tài liệu đó không có trong nguồn A, như
ông đã cho biết.
Ông kia liền lập tức coi lại, và đính chính liền, không phải
nguồn A, mà là nguồn “đờ luých” [Encarta de luxe, hình như vậy].
Trường hợp PHT hơi có khác. Nguồn, những bài viết của ĐT,
của BBT, thì rành rành ra đấy.
Nếu đạo văn, thì đúng là lạy ông, tôi rành rành ở bụi này.
Thành thử, chỉ cần một email, theo kiểu thư góp ý, thư độc giả,
đại khái như thế này:
1. Cây thơ TTT, như được PHT lấy từ nguồn ĐT và BBT, đem
trồng ở Văn Miếu, cành lá bị cắt trụi thùi lụi, đây là ý kiến của nữ
thi sĩ,
hay là của nhà nước?
Bởi vì, cứ giả dụ, cái việc không để tên nguồn, là do, đã
xin ý kiến lãnh đạo, và được lệnh, bỏ, hoặc, đã email cho hai ông này,
và được
sự đồng ý, bỏ, tha hồ cắt xén, cốt sao trồng được cây thơ TTT… thì sao?
2. Như nữ thi sĩ đã từng tuyên bố trước báo chí, TTT ảnh
hưởng rất nhiều tới cõi thơ của nữ thi sĩ. Nhân đây, xin cho biết ảnh
hưởng như
thế nào. Làm sao mà một nhà thơ ở Miền Nam, trước 1975, lại ảnh
hưởng được
một nhà thơ ở Miền Bắc, như nữ thi sĩ?
[Thí dụ, liệu có thể coi, PHT là một TTT, nhưng, thay vì lưu
vong nơi đất người, thì, 'lưu vong trên đất mẹ', như tên một bài viết
của
PHT?].
*
Giọng điệu của "công trình nghiên cứu của bạn hiền của
ta", [ta ở đây, là ĐT],"ảnh hưởng", "dẫn dắt" (1), theo Gấu, là cố tình
gài độ. Thứ như mi,
biết gì về
thơ, về thơ tự do, về TTT, mà dám tuyên bố ảnh hưởng này nọ?
Nếu biết,
mi đã
chẳng ăn cắp bài viết của người khác, rồi cắt xén, làm của mình!
(1) Tại sao Phan Huyền Thư không tự viết ra những suy nghĩ
của mình về Thanh Tâm Tuyền, người đã “ảnh hưởng” đến cô, đã “dắt dẫn”
cô “đến
với văn chương” (như cô đã phát biểu trước báo chí)? Suy nghĩ của cô,
dù có
thiếu sâu sắc đi nữa, vẫn đáng quý, vì đó là tấm lòng chân thành của cô
đối với
nhà thơ quá cố, phải thế không?
*
Bởi vì có thể có một 'duyên văn nghệ' giữa hai nhà thơ,
giống như Gấu này, trước 1975, nhờ học được kinh nghiệm của Nguyễn Đình
Thi,
qua ông thầy TTT, mà trở thành Gấu, nhà văn!
*
"Suy nghĩ của cô dù có thiếu sâu sắc đi nữa..."
Đọc câu trên, Gấu buồn cười quá, bởi vì PHT chưa viết, mà
ông này đã biết là "thiếu sâu sắc"! Giỏi thật!
Tại sao ông ta quả quyết như thế?
Ấy là vì ông ta buộc chặt PHT vào tội đạo văn rồi. Y như
buộc HNH vào tội nguỵ tạo tài liệu.
Đạo văn là do ngu dốt, không viết
nổi một bài về TTT.
*
Chúng ta tự hỏi, tại sao lại có vụ xin lỗi nhanh nhảu, rối
rít, ngay sau khi đọc những câu đầy tính gây hấn như thế?
Tôi tin rằng, PHT, khi đưa cây thơ TTT vào Văn Miếu, tự mình
phải cắt xén, nàng cảm thấy đau, đau lắm.
Thành thử, vừa có người hê lên, là bèn xin lỗi rối rít.
Xin lỗi, không phải người hê, mà là độc giả
của TTT.
Và, TTT.
*
Gấu đã lèm bèm về cái vụ này rồi: chỉ có thống hối, khi phạm tội.
Vả chăng, thà xin lỗi đạo văn, không để tên nguồn, còn đỡ đau hơn, là,
xin lỗi nhà thơ mà mình ngưỡng mộ: Tôi đã làm một việc quá sớm, trước
cái thời của tôi.
Gấu
biết một người không phải nhà văn, nhưng rất mê trở thành nhà văn, và
rất mê Garcia Marquez.
Anh này, một cách nào đó, đã ngộ ra được "tinh thần Garcia Marquez",
và áp dụng đúng vào ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Đọc
thơ Cao Thoại Châu
Trang
thơ Cao Thoại Châu
Einstein tại văn phòng ở
Berlin, thập niên 1920
John Updike đọc cuốn tiểu sử
mới nhất của Einstein, [Người
Nữu Ước, số 2 Tháng Tư, 2007], kể, hồi 4 hoặc 5 tuổi, bịnh, nằm
trên giường, ông bố đem cho chiếc la bàn, và như Einstein sau này
nhớ lại, cậu bé bị phấn kích đến run lẩy bẩy, lạnh toát người, và ngộ
ngay ra rằng thì là, 'something deeply hidden had to be behind things'
[điều được giấu thật sâu, thật kỹ thì phải ở phiá sau sự vật].
|
|