*
Nhật Ký









**
**
Happy Birthday to you, Jennifer.
Mừng cô Thảo bẩy tuổi. Tin Văn
10.3.2007

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
HOÀI ÂM HOÀI
Harmonica

Đọc thơ NLV

Ngàn năm sau của một thuở Saigon
ĐLK

Đọc thơ Cao Thoại Châu
Đưa người ta không đưa đi đâu,
Sao lại có phở ở trong lòng?
Phở chiều không tái, không vè nạm
Sao đầy mỡ gầu trong mắt trong?

SUBJECT: BRODSKY

Walter Isaacson
The Legacy of a Distant War
In Vietnam, the U.S. still has one battle left to fight
Thời Báo, Time 12 Tháng Ba, 2007
Di sản từ cuộc chiến ngày nào:
Tại Việt Nam, Mẽo vưỡn còn một trận đánh dở dang, phải đánh tiếp.
Trận đánh cuối cùng ở Việt Nam
The Last Battle of Vietnam

General fiction
When a master addresses a monster
For 50 years, Norman Mailer has been one of the greatest voices of American literature, but has he overreached himself in The Castle in the Forest?
Adam Mars-Jones
Sunday March 11, 2007
The Observer
Asked at the time of the re-release of The Exorcist in 1998 whether he actually believed in demonic possession, the film's director William Friedkin solemnly replied that he could think of no other explanation for what happened in Germany in the Thirties. He found a supernatural explanation for Nazism more plausible than a historical or political one. In his new novel, Norman Mailer follows this lead, recounting the early life of Adolf Hitler from the point of view of a devil assigned to cultivate his possibilities for evil.
Hỏi, khi cuốn phim Kẻ Trừ Tà tái ra lò vào năm 1998, liệu ông có tin vào chuyện bị ma quỉ chiếm đoạt hồn vía, nhà đạo diễn William Friedkin trịnh trọng trả lời, ông không thể có một giải thích nào khác, trừ nó ra, khi nghĩ về những gì xẩy ra tại Đức vào thập niên 1930. Một cách giải thích như vậy lại dễ 'nắm bắt hơn', so với của lịch sử hay của chính trị.
Trong cuốn tiểu thuyết mới của ông, Norman Mailer đi theo đường dẫn đó, kể lại cuộc đời khi còn trẻ thơ của Adolf Hitler, theo quan điểm, quỉ sứ đã bắt đứa trẻ làm đệ tử.

Tản mạn về Ba  Người  Khác
Có lẽ Tô Hoài cũng có cảm nhận tương tự khi ông phát biểu: "Tôi ước ao những vấn đề lớn như về thời kỳ bao cấp nếu có cái ai viết trào phúng kiểu Xuân Tóc Đỏ thì tuyệt vời"
Tuy nhiên với Ba người khác Tô Hoài đã đang trên đường biến ước ao của mình thành sự thật, qua đó ông đã mở đường cho chúng ta chia tay với quá khứ một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ và đây là một sự lựa chọn cao thượng.
Nguồn
Bao Cấp có thể đẻ ra một, hay nhiều Xuân Tóc Đỏ, nhưng CCRĐ chỉ đẻ ra một Tô Hoài, vừa ở trong, như là đồ tể, vừa ở ngoài, như là nhà văn.
"Chúng ta", ở đây, là ai, mà chia tay quá khứ CCRĐ, một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ?
Một sự chọn lựa cao thượng?
Có một sự chọn lựa bảnh, và cao thượng hơn nhiều, do Bùi Minh Quốc đề nghị: Làm đao phủ ngồi thiền.
*
Sử dụng cách đọc The Castle in the Forest của tờ Người Quan Sát, như trên, liệu chúng ta có quyền nghĩ, tương tự về Tô Hoài, và Ba Người Khác, là câu chuyện một nhà văn ban diễn từ [address] cho quỉ sứ, cũng chính là xừ luỷ?
Nên nhớ, những nhà văn đồng thời với Tô Hoài, đã nhận ra chất quỉ của ông, từ ngay những tác phẩm đầu đời, như trích dẫn dưới đây.
*
Ngay ở văn xuôi ông viết đầu kháng chiến 1946-54 cũng vậy. Tôi nhớ trong một bài phê bình tập truyện Núi Cứu Quốc (của Tô Hoài), nhà phê bình văn nghệ Nguyễn Đình Thi cảm thấy nhà văn này luôn “đứng ngoài”, “đứng quá xa” để đưa “cái nhìn tinh ác” “nhận xét sắc mắc” về những tập tục, những màu sắc lạ ở những người và vật mình gặp trên đường; Nguyễn Đình Thi thậm chí còn bảo rằng một đôi đoạn trong tập truyện ấy khiến người ta muốn so sánh với “những tiểu thuyết thực dân của Jean Marquet, Emile Nolly”(xem tạp chí Văn nghệ, số 11&12, Văn nghệ bộ đội, tháng Tư 1949). Ý nhà phê bình Nguyễn Đình Thi là mong ở cây bút cán bộ Tô Hoài khi ấy sớm có thêm nhiều nét ấm cúng yêu thương đối với người và vật mình miêu tả, cho phù hợp với tính chất của “văn nghệ kháng chiến”, “văn nghệ nhân dân”.
Lại Nguyên Ân
Theo Gấu, Tô Hoài, bị quỉ nhập, khi phát giác ra cái tính chất "quê người", (1) của một miền đất. Ông khám phá ra con quỉ ở nơi chuồng heo, và bị nó nhập.
(1) Tolstaya: Chính cái phần dã man của Á Châu, được trục lên, từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử miền đất này, và được sử dụng như những chuồi, những rễ, thành phần nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đây là Con Quỉ Á Châu, so với Con Quỉ Âu Châu, là Hitler và đám Nazi.