Nhật Ký
|
NGUYỄN
LƯƠNG VỴ
HOÀI
ÂM HOÀI
Harmonica
Đọc
thơ NLV
Ngàn
năm sau của một
thuở Saigon
ĐLK
Đọc
thơ Cao Thoại Châu
Tiễn
bạn
Nhà ngươi
đi bỏ lại ngọn đèn đường
kẻ nào đó vô tình không
tắt.
CTC
Tôi viết
dưới ánh sáng của một ngọn nến: Sài-gòn.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn đang
âm
ỉ cháy.
Tôi đốt lên ngọn nến của
tôi để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần
Cuối Sài Gòn
của
những ngày mưa
mọc lên từ đất
có ai buồn bỏ
Huế ra
đi
nghe dòng sông
thở
giữa đêm hè
nghe đá nổi rùa
kêu
trong từng khúc ruột.
CTC
SUBJECT:
BRODSKY
Robert Vilain, điểm mấy cuốn
trên, trên TLS 19 Tháng Giêng, 2007, cho biết, Sonnets
to Orpheus của Rilke
[Twenty-five of the minutely crafted
poems], được
viết trong chỉ bốn ngày,
trong tuần lễ thứ nhất của Tháng Hai 1922. Vẫn theo ông, Orpheus là
thần thơ, the god of poetry, và Sonnets, thơ
của thơ [poetry itself, thơ tự thân], hay thơ vì thơ, poetry for
poetry's sake. Còn Orpheus, qua Don Paterson, có
thể cân bằng 'vĩnh cửu
và hiện tại'.
[Orpheus id able to balance 'eternity and the living present'].
*
Nếu như thế, thì câu thơ "Giọt mưa
trời khóc ngàn năm trước, sao còn
ướt trên lưng bàn tay" cũng làm được cái sự cân bằng đó !
*
Phê bình gia thứ thiệt, Nabokov có lần đưa ra nhận xét, là người đọc,
không phải với cái đầu, mà bằng xương sống lưng của anh ta.
Hắn ta, giống như Gấu, đọc, đến giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến
thành giọt lệ người, bỗng thấy một làn hơi hạnh phúc từ huyệt bách hội
ở trên đỉnh đầu, theo xương sống lưng chạy xuống, rồi tỏa ra khắp cơ
thể, tới từng lỗ chân lông, và cứ thế tê lịm người đi, và thế là biết
liền tù tì, đây là thơ thần.
*
-Phách lối vừa vừa thôi, cha
nội. Bộ mi nghĩ, mi là phê bình gia thứ thiệt?
-Phê bình gia thứ thiệt hay không, chưa cần biết. Nhưng giây phút tê
lịm người thì có thiệt.
*
Date: Sun, 23 Jan 2005 11:41:44 -0800 (PST)
From:
Subject: hey
To:
Hey ong Gau, ong la cai gi tren doi nay ma viet van phach loi , hay tu
kiem diem lai xem minh co xung dang khong?
Mot doc gia
Nhà Hội
Giọt mưa trời khóc
*
"… trong túi luôn có một bài thơ đang làm dở."
TMT
Như thế, tất cả đều chỉ là những bài thơ làm dở, rồi, bất thình lình,
thơ bật ra.
*
Cái sự bất thình lình này, cũng xẩy ra với Rilke, như tay Robert Vilain
viết:
Rainer Maria Rilke's Sonnets to Orpheus are the product of
an eruption of creative energy. Twenty-five of the minutely crafted
poems were
written in four days during the first week of February 1922. During the
following week Rilke only wrote two more sonnets - although he did
bring to a spectacular
conclusion the Duino Elegies, which he had begun in 1912 but which had
stubbornly
resisted completion ever since. And then, from February 15 to 23, he
composed the second volume
of the Sonnets, giving fifty-five poems in all, most of them achieved
in a
total of a fortnight's inspired work. The Elegies are an often tortured
struggle to understand the human condition, the status of the poet and
the
function of art in what Rilke calls "the interpreted world"; they
combine envious nostalgia for a more authentic era before the world was
broken by
war and technological facility with an optimistic affirmation of the
poet's
capacity for celebrating the here-and-now.
*
Nguyễn Tôn Nhan mới bảnh: 229 bài lục bát ba câu, làm trong 10 ngày:
Trong tập này, tôi ghi chú là viết năm 1990 đến 1996, nhưng
thực tế tôi chỉ làm có 10 ngày là xong, Trụ Vũ có chứng kiến điều này.
Theo nhà
thơ Nguyễn Lương Vỵ thì nhà thơ Huy Tưởng có tranh chấp về 'phát kiến'
này; tôi
thì không quan trọng lắm, cốt là phải viết như thế nào thôi. Chưa nói
thực tế,
Huy Tưởng chỉ làm 'những bài 14 chữ' thôi, chứ đâu phải 'lục bát ba
câu', 20
chữ.
Phỏng vấn Nguyễn Tôn Nhan
How old is a 'young' novelist?
One of the perks of writing fiction used to be that you
stayed young until you were 40. Now, according to Granta's latest list,
the
guillotine falls at 35.
Bao nhiêu tuổi thì được coi là tiểu thuyết gia trẻ?
Trẻ, cho tới 40. Nhưng qui định mới của cái máy chém, theo danh sách
mới nhất của tờ Granta, quá 35, chém!
Việt Nam hà khắc hơn nhiều, 30 là chém, bất kể văn sĩ hay không văn sĩ.
NGUYỄN ĐÌNH THUẦN:
THẾ
GIỚI CỦA NHỮNG HANG ĐỘNG THẠCH NHŨ
Chừng nào mà Đảng còn giữ
độc quyền lãnh đạo, chừng nào còn
có chuyên chính vô sản, thì việc đó phải là như thế thôi, không thể nào
khác
được. Tự do sáng tác phải lệ thuộc rất nhiều vào dân chủ hóa. Bao giờ
có dân
chủ hóa nhiều thì bấy giờ mới có tự do sáng tác nhiều. Hai cái đó nó
gắn liền
với nhau.
Nguyễn Hữu Đang. Nguồn
Hannah
Arendt's
Legacy
What Would Hannah Say?
Khi Adorno nói, sau
Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn nói, theo như tôi
hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ
sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có
thơ, thì phải có Auschwitz trong cái gọi là thơ đó.
*
Sau những tội ác của chủ
nghĩa toàn trị ở thế kỷ 20 và nhất là những
tội
ác của Nazi, chúng ta đều là những cái xác sống. Chúng ta đều chết, mà
không biết, mình đã chết.
Văn Học Pháp, Le Magazine
Littéraire, số Tháng Hai, 2007, có "cuộc phỏng vấn lớn", grand
entretien, nữ văn sĩ Elfriede Jelinek, Nobel văn chương, lương tâm tự
vấn của nước Áo, nhân
cuốn sách mới ra lò của bà đang gây chấn động, về cả hai phía, hoan hô
và đảo
đảo: Enfants des morts, Những đứa trẻ
của những người chết [Nguyên
bản tiếng Đức: Die Kinder der Toten,
Olivier Le Lay dịch ra tiếng Tây, Seuil, 25 Âu Kim].
NRYB đọc Istanbul: Hồi ức và Thành Phố. Cám
ơn Hồi Ức.
Mai, Mai, để
anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa
biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại
thấy đâu đó
trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc,
tiếng còi
mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền.
Mùa Thu, màu thu Hà Nội,
những lá
cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang
nghiêm
và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn
một hạt
bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và
chút giá
lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường
sẽ im
lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ
quên, trừ
một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể
cho em
nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi
bay trong
gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm
trên cát
nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời.
Hà Nội, thành
phố có hương thơm và mặt trời ve vuốt, thành
phố mà Cẩn nói, được dựng lên cho những nhớ nhung và mơ tưởng của một
thời trẻ
dại, "con đường Trường Thi, hai hàng me bên đường vào khoảng tháng sáu,
tháng bẩy như thế này, lá me bắt đầu rụng để lộ những nhánh cây nhỏ,
những đứa
trẻ háu ăn đã vô ý tưởng là những quả me, và ngó lên bằng cặp mắt thèm
thuồng.
Mùa hè vàng nắng không còn, nhưng những ngày cuối mùa nóng, người dân
Hà Nội có
thói quen trước khi ngủ mở tất cả những cánh cửa sổ để đón gió mát, đột
nhiên
trong đêm khuya, có những cơn gió lạ từ đâu chợt tới, thổi thốc những
chiếc lá
khô bay phấp phới, và người lớn vội vàng trở dậy đóng bớt cửa sổ, "đó
là
những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu trở về."
Những ngày ở
Sài Gòn (1965)
Pierre Haski trong 5 năm là
phóng viên tại Bắc Kinh của tờ Giải
Phóng, Libération, hiện nay, ông lên chức phụ tá giám đốc biên
tập, và còn là đồng tác giả Nhật Ký
của Ma Yan, sự xb cuốn này đã đem lớp học đến cho hàng ngàn học
sinh Trung Quốc [coi www.enfantsduningxia.org]. Ông còn cho xb cuốn Máu Trung Quốc, Le Sang de la Chine,
một cuộc điều tra về hàng ngàn nông dân Henan, bị nhiễm HIV do nghèo
phải bán máu [coi blog của tác giả www.arenes.fr/cinquansenchine]. Ông
là khách mời trong tháng của tờ Văn Học Pháp, số tháng Hai 2007, nhân
cuốn tiểu thuyết Giấc Mơ làng Dinh
được dịch từ tiếng TQ qua tiếng Tây. Cuốn này là tiểu thuyết hóa cuộc
điều tra của chính ông, về cơn sốt không tên [tức bị nhiễm HIV mà không
biết].*
Đọc cuốn tiểu thuyết của Yan Lianke tạo ấn tuợng thần kỳ ở nơi tôi. Cứ
như thể tác giả đã chiếm đoạt vị trí phóng viên trong cuộc điều tra Máu
Trung Quốc, và tiếp tục nó, ở cái chỗ mà tôi phải ngưng lại, như
thể
tiểu thuyết gia đã làm cái điều mà ký giả bị cấm làm.
Nói như thế có nghĩa, người viết tiểu thuyết đã đem da thịt, máu huyết,
và linh hồn đến cho những sự kiện trần trụi, thô, và có thể nói, tàn
bạo; đã tạo ra những nhân vật, trong cái chết và trong cái sống.
Làm như vậy, ngược ngạo làm sao, tiểu thuyết gia làm một công ích vô
luờng cho chân
lý, khi đem đến cho nó một sức mạnh hừng hực, và chấp nối thêm cho nó,
một tâm hồn lạ kỳ.
Độc giả hãy cẩn trọng, điều này: tất cả những gì được kể ra trong cuốn
tiểu thuyết đều xác thực....
Thời Báo, Time 12 Tháng Ba, 2007
Di sản từ cuộc chiến ngày nào:
Tại Việt Nam, Mẽo vưỡn còn một trận đánh dở dang, phải đánh tiếp.
Hình: Người mẹ của đứa trẻ dị tật này, bị chất độc mầu da cam.
Nhà văn Việt không nên thoả mãn với văn chương mạng mà bỏ qua những vận
động thúc đẩy tự do xuất bản trong nước. Điều nghịch lý là hiện nay,
chuyện này chỉ có thể làm tốt nhất thông qua những trang mạng như
talawas.
Phan Nhiên Hạo
Nguồn
Bài viết của PNH đặt nhiều vấn đề, nhưng, thật khó đưa đến kết luận,
như trên.
Theo tôi, những trang văn chương mạng Việt Nam chưa làm được điều cần
làm: Làm điều nhà nước cấm làm, ở trong nước, cả ở trên mạng lẫn ở dưới
đất.
Đúng, văn chương mạng không làm sao thay văn chương giấy, nhưng điều mà
văn chương mạng Việt Nam phải làm là thay thế, cả hai thứ văn chương
mạng và giấy, cho trong nước, trong khi chờ tự do ngôn luận, bãi bỏ
kiểm duyệt.
Đó là vinh quang của nó, nếu thực hiện được điều mơ ước trên.
Trong bài viết Chúc Mừng 5 năm talawas tôi đã nhận ra điều này, và cho
rằng talawas đã không đạt được mục tiêu của nó, qua tuyên ngôn mở ra
diễn đàn, không những thế, còn tạo ảo tưởng cho những nhà văn ở trong
nước, hễ có bài đăng trên talawas, là cái vòng kim cô ở trên đầu dãn ra
được một tí.
Nhờ cái câu chào hàng: Có thể bị cấm truy cập ở Việt Nam!
Nhưng, một cách nào đó, talawas đâu phải trang mạng!
Gấu nhớ, trong một dịp một nhà văn trong nước mất, có cả một "đảng"
talawas đi đám tang, có cả vòng hoa phúng điếu nữa !
Một thực thể. Đâu phải đồ ảo!
Đó mới là nghịch lý của talawas, không phải của văn chương mạng Việt
Nam.
*
Vào thời đại
net như hiện nay, bất cứ một người viết nào ở hải ngoại, nếu có chút ý
thức, là đều hiểu, mình còn có bạn đọc ở trong nước. Rằng, họ đang đọc
mình. Theo thiển ý, hãy viết thế nào để cho họ đừng tủi thân, nếu không
đến nỗi phải văng tục.
Cuộc sống được
bảo đảm, cơm no dậm dật, viết, hết phiếm về lông lại về tóc, như vậy
liệu có thể coi đây cũng thuộc phạm trù "sự tầm phào của cái ác"?
*
Gấu này, có
lần vô trang nhà của một ông biếm văn số một hải ngoại, chuyên viết về
những chuyện ở bên trên đầu gối một tí, nhưng lại hay khoe, đọc báo này
báo nọ của Mẽo của Miếc. Bực quá, Gấu viết mail phạng, ông ta trả lời,
những báo nổi tiếng mà tôi đang đọc, anh dám nói là báo lá cải?
Gấu, vì lịch
sự, lại phải phúc đáp: Những báo Ngài đọc đó, không phải là báo lá cải,
nhưng, những bài mà Ngài đọc ở báo đó, là bài lá cải. Có khi ở báo đó,
bài đó, không phải cải, nhưng, một khi Ngài lấy về, là nó thành cải !
*
Riêng về thứ truyện chớp, phát kiến mới nhất của văn
chương mạng, như PNH cho biết, sự thực, xưa lắm rồi, và thuộc văn
chương bình dân Việt
Nam. Chắc nhiều người còn nhớ bài thơ vịnh bạch mã, cái gì gì... 'phi
đến đít [đích] mà cái đít của bà chủ tui chưa kịp khít [khép]....'
*
Vui thôi mà,
nói theo Đặng Tiến.
Dọn cứt thôi
mà, nói theo Pinter.
Chúc
mừng 5 năm talawas
|
|