Nhật Ký
|
NGUYỄN
LƯƠNG VỴ
HOÀI
ÂM HOÀI
Gửi
nhà điêu khắc
Dương Văn Hùng
Hoài âm hoài dưới thấp
trên cao
Lá khô cỏ mục nhớ ngàn sao
Dế giun nhấp giọng theo bèo bọt
Cát bụi bâng quơ nhớ giọng chào
Harmonica
Nhịp hai tay harmonica
Nhịp hai chân harmonica
Đất lạ trời quen hú với gió
Gió bềnh bồng harmonica…
Anh NQT,
Đúng là hồi này cực thật... Sức khoẻ của anh ra sao? Dạo này thấy trang
web hơi 'nghèo', chắc anh mệt lắm?
Thân. NLV
Phúc đáp:
Quả có thế. Mệt lắm. Hơn 7 bó rồi.
Tin Văn vào những ngày chót đời của nó, sẽ chỉ lèm bèm về thơ.
Nhịp hai tay thơ
Nhịp ba chân thơ
Thân. NQT
*
Note: Bài này, và một số bài, một số tác giả, do trục trặc kỹ thuật,
mất "link". Nay đã chỉnh lại.
Tolstaya, vĩnh biệt Brodsky, mất năm 1996: Chỉ cần ông sống thêm bốn
năm nữa thôi, thế kỷ chúng ta sẽ có được một kết thúc thật là tuyệt
vời. Bây giờ ông mất, căn nhà Nga mới thực sự trống rỗng.
Theo ý đó, Vĩnh
Biệt Lửa Thiêng là một bài thơ muộn. NQT
Phỏng
vấn Huy Cận
Trần Anh Thái: Trở lại với tập thơ "Lửa
thiêng". Trên bìa sách tập thơ này có vẽ hình ngọn lửa và người đàn bà
khỏa thân, điều này có ý nghĩa gì?
Huy Cận: Hồi ấy
tôi nhờ Tô Ngọc Vân vẽ bìa. Lúc đầu Tô
Ngọc Vân vẽ người phụ nữ nằm, mặc váy dài. Tôi nói: Tên tập thơ là "Lửa
thiêng" - ngang; Xuân Diệu viết lời tựa - ngang; bây giờ đến người đàn
bà
nằm thì có tới ba ngang. Tôi nghĩ đã có mấy cái ngang thì phải có một
cái đứng.
Hơn nữa người đàn bà tượng trưng cho sự sáng tạo phải là người đàn bà
đứng. Vả
lại, tôi thích chiêm ngưỡng người phụ nữ ở tư thế đứng, nó đẹp, lung
linh hơn!
*
Bài phỏng vấn này, đăng trên Tin Văn cũng đã lâu lắm, khi mới
đăng, Gấu có đọc sơ qua, nhưng không chú tâm, một phần hồ nghi tài thơ
và tài phỏng vấn của hai ông Hồ Anh Thái và thi sĩ thần đồng Trần Đăng
Khoa. Vào lúc chót đời, về với thơ, đọc lại, đọc kỹ hơn, quả đúng như
hồ nghi. Ông thi sĩ thần đồng không đọc nổi thơ Xuân Thu Nhã Tập, và
suy rộng ra, không thể đọc được thứ thơ trí tuệ.
Phan Huyền Thư giới
thiệu Thanh Tâm Tuyền, Khô Nga, Nguyễn Bính với lời tâm sự: "Đây là 3
tác giả có phong cách hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đều ảnh hưởng đến
tôi, đều dắt dẫn tôi đến với văn chương".
Nguồn eVăn
Xin trao thi sĩ vòng hoa
tặng
Chúng ta đã thắng trước
cuộc đời
Nếu mỗi thế hệ là một quốc gia non trẻ , và, nếu thế hệ đàn anh của
chúng tôi tượng trưng cho nước Việt non trẻ - vừa mới giành được độc
lập - là bước ngay vào cuộc chiến, và, họ đã chứng tỏ được điều trên:
đã không vô ích khi làm thơ; và đã thắng trước cuộc đời, cho nên đây là
một thách đố đối với những nhà thơ trẻ như chúng tôi: đừng làm cho thơ
trở thành vô ích. Và nếu thơ của lớp đàn anh chúng tôi đã làm xong phần
đóng góp cho sự nghiệp chung của dân tộc, thơ của thế hệ trẻ chúng tôi
có lẽ sẽ làm nốt phần còn lại: thơ sẽ nói lên nghệ thuật của sự tưởng
niệm, và mỗi bài thơ, được viết đúng lúc như thế đó, sẽ trở thành một
khúc kinh cầu. Đó là tham vọng của thơ trẻ.
Thơ
của tôi không
dành cho bạn
Hannah
Arendt's
Legacy
Comprehension does not mean
... deducing the unprecedented from precedents, or explaining phenomena
by such analogies and generalities that the impact of reality and the
shock of experience are no longer felt.... Comprehension ... means the
unpremeditated, attentive facing up to, and resisting of,
reality—whatever it may be.
Hannah Arendt
Cảm thông không có nghĩa... suy "cái chưa có trước" từ "cái có trước",
từ
tiền lệ... Cảm thông... có nghĩa, cứ thế mà đưa mặt ra hứng, đưa lưng
ra
chịu đòn, cưỡng lại thực tại, cho dù bất cứ cái chi chi.
Sự
tầm phào của cái ác
Oates đọc Acocella
Nhị thập bát tú có 9 nghệ sĩ khiêu vũ, múa [dance], còn lại là nhà văn
[Italo Svevo, Stefan Zweig, Simone de Beauvoir, Primo Levi, Susan
Sontag, Saul Bellow...]. Hai vị thánh là Mary Magdalene và Joan of Arc.
Trong lời mở, tác giả viết, trong khi đọc lại chúng, để làm tuyển tập,
bà nhận ra chúng có cùng một đề tài: sự vất vả, khó khăn [difficulty,
hardship].
Bằng hai từ đó, bà muốn nói, không phải tuổi thơ bất hạnh, nỗi đau đầu
đời, vượt qua, và chuyển vô văn chương nghệ thuật, nhưng đúng hơn, nỗi
đau rong ruổi cùng với làm nghệ thuật, xen đan với nhau, và bằng
cách nào nghệ sĩ đối phó, deal, với nó.
Đọc
thơ Cao Thoại Châu
Cao Thoại
Châu là người mở ra cánh cửa dẫn vào văn chương cho cả lũ chúng tôi.
Bài thơ đầu tiên của anh, gây chấn động không chỉ giữa bè bạn mà còn
cả Sài Gòn, là bài đăng trên báo Văn, cũng đề tài chiến tranh, lâu quá
chẳng thể nào nhớ nổi.
Đến bài sau đó, trên Nghệ Thuật số 9, thì, như ly nước đầy làm tràn ra Những ngày ở
Sài Gòn (1965)
Lẽ dĩ nhiên, còn những miểng mìn claymore tản mạn đầy trong Gấu.
Viên bác sĩ nhà thương Grall phán:
Tao đã cho X Ray tất cả người mày, nhiều miểng ly ty, chẳng thể nào
giải phẫu lấy ra hết. Đành trích trụ sinh, liều thật nặng, để trừ hậu
họa.
Cứ nát bấy một bên đùi, là đổi bên, mỗi lần thấy cô y tá chuyên "trích"
Gấu, là
Gấu phát khóc !
Cao Thoại Châu
Hình như tôi
vừa tiễn một người
có điều gì
mất đi
trong tôi
lúc qua đèo
tôi nhủ
mình như thế
lệ có bào mòn
núi
cũng không nguôi...
Chuyện
người đi đã là có thật
thôi cũng
đành to nhỏ với hư không
tôi là núi
sao người bỏ núi
tôi là
thuyền sao người không qua sông
Pleiku
11-05-1969
*
Ba câu đầu thì cũng... thường
thôi.
Nhưng câu cuối của khổ
thơ mới khủng khiếp làm sao:
Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi
Cứ
nghĩ đến lúc BHĐ đi
xa, đập cửa khóc ròng,
[Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant. Apollinaire],
núi thương tình thằng Gấu, khóc theo, đến mòn tịt xuống, rồi thành hồ,
thành ao, thành sông, thành biển, thì em vưỡn cứ xa.
Giọt Mưa Trời Khóc 1
SUBJECT:
BRODSKY
—Adam Zagajewski
(Translated from the Polish by Clare Cavanagh)
NYRB March 1, 2007
Reason and
Roses: Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Trong Tản
Mạn về
Phim và Những ngày ở Sài Gòn,
nhân thiên hạ
đang bàn về cuốn phim Mê Thảo,
từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân
mà ra, Gấu
có “liều
lĩnh” coi Chùa Đàn, gồm ba
phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư
đã đặt ra
cho Oedipe: con vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi
chiều ba.
Thật
thú
vị,
mới đây thôi, đọc
Adam Zagajewski, trong bài tưởng niệm nhà thơ Milosz vừa mới mất trên
tờ Điểm
Sách Nữu Ước, số đề ngày 23 tháng Chín 2004, Trí Tuệ và Bông Hồng, ông
cũng coi
cuộc đời của Milosz gồm ba giai đoạn, có thể coi như câu trả lời cho
thai đố mà
con nhân sư đặt ra cho thế kỷ 20.
*
Milosz
cũng còn là một nhà thơ
chính trị lớn: những gì ông viết ra về sự huỷ diệt những người Do Thái,
sẽ còn
hoài, và không chỉ còn hoài ở trong những tài liệu, những tuyển tập
dành cho
sinh viên. Trong những năm thê thảm nhất của chủ nghĩa Stalin những
sinh viên
đọc Luận về Đạo Đức, Cách Ở Đời của ông [Treatise on Morals, 1948],
giống như
một triết gia La Mã, Boethius, của những ngày này. Ông không im tiếng,
khi xẩy
ra phong trào bài Do Thái vào năm 1968, đây đúng là một nỗi nhục cho
báo chí Ba
Lan, và một số người thuộc tầng lớp trí thức. Sự hiện hữu của những từ
ngữ
trong sạch của Milosz, đã và sẽ luôn luôn vẫn là một ân huệ, một lợi
ích, cho độc giả Ba Lan, kiệt quệ vì sự tàn bạo của chủ nghĩa Stalin,
tả
tơi sau
thời gian dài sống dưới sự thử thách của chủ nghĩa Cộng Sản, sự lỗ mãng
thô bỉ
của [cái gọi là] nền dân chủ của Nhân Dân. Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa
nhất của
thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những
bước chân
của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền
đam mê
siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường.
Và còn
điều này, trong một thế kỷ mà những nhà tư tưởng tông giáo và những nhà
văn
thường được coi thuộc cánh hữu [thí dụ như Eliot], trong khi những nhà
hoạt
động xã hội bị thường bị coi là vô thần, một khuôn mẫu như là Milosz có
một ý
nghĩa thật là lớn lao, và sẽ tiếp tục phục vụ chúng ta rất nhiều trong
tương
lai.
Câu Gấu gạch đít ở trên, thật tuyệt.
Nói về Milosz mà là để vinh danh Weil, nhất là đoạn "với sự nhủ lòng
trước số phận của một con người bình thường", làm nhớ đến tấm lòng của
Weil đối với xứ Đông Dương thuộc địa. NQT
*
Simone Weil hết sức quan tâm đến một số bài viết, về
số phận người Việt
(khi đó
còn gọi là Annamites), trên tờ Người Paris Nhỏ (Le Petit Parisien),
ngay sau
khi vụ khởi nghĩa Yên Bái xẩy ra và bị dập tắt trong vòng hai tuần lễ.
“Tôi
không bao giờ quên được giây phút mà, lần thứ nhất trong đời, tôi cảm
và hiểu
được bi kịch thực dân thuộc địa” (Je n’oublierai jamais le moment,
pour la
première fois, j’ai senti et compris la tragédie de la colonisation).
Thánh Simone Weil 1
Sài
gòn, lần đầu
Nguyễn Sỹ Tế kể lại rằng có
lúc dân
Sài Gòn đã vui đùa mà
nói đến chơi nhà Sáng Tạo chỉ thấy bốn năm ông nhà văn mỗi ông ngồi một
xó
trước cái bàn thờ tổ sư riêng.
Nguồn
Như Gấu còn nhớ được, sự kiện trên là từ bài viết, một thứ
Sớ Táo Quân, trên tờ báo của Nhất Linh, nhân số Tết, một tác giả của tờ
này (1) đi
xông đất nhóm Sáng Tạo và chứng kiến cảnh tượng trên.
Đây là cú đáp lễ, sau khi ST hô hào khai tử văn chương tiền chiến, nhất
là Tự Lực Văn Đoàn.
(1) Hình như Duy Lam. NQT
Tôi thấy mình giống
Trương Vô Kỵ, cũng tôn một bức tượng đá làm thày.
Tuấn Ngọc Nguồn
Lầm rồi bạn ơi. Đó là Đoàn Dự
|
|