NGUYỄN
LƯƠNG VỴ
HOÀI
ÂM HOÀI
Gửi
nhà điêu khắc
Dương Văn Hùng
Hoài âm hoài dưới thấp
trên cao
Lá khô cỏ mục nhớ ngàn sao
Dế giun nhấp giọng theo bèo bọt
Cát bụi bâng quơ nhớ giọng chào
"Gia tài của Mẹ": Hannah
Arendt's
Legacy
“We come to terms with and
reconcile ourselves to reality, that is, try to be at home in the
world.”
Qua sông lụy đò, Hãy cố
coi đây là nhà. Hannah
Arendt
Để chống lại chủ nghĩa
toàn trị, bạn chỉ cần nhớ, có mỗi một điều này:
Chủ nghĩa toàn trị nhất quyết không thí cho bạn một tí tự do nào.
Hannah Arendt:
Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị
In order to fight
totalitarianism, one need
understand only one thing: Totalitarianism is the most radical denial
of freedom.
"What would Hannah do?" An
oracular interpretation can cheapen her work and distract us from its
importance. Samantha Power—author of "A Problem from Hell" (2002), (1),
a
remarkable study of modern genocidehas written the introduction for a
new edition of The Origins of Totalitarianism. In it she writes that
Arendt's masterwork is important not just for historical understanding
but as "wisdom for today's dark times—wisdom that we ignore at our
peril."
Đại tác phẩm của Arendt quan trọng không phải chỉ ở sự hiểu biết lịch
sử,
nhưng nó là "minh triết cho những thời tối tăm của ngày này". Thứ minh
triết mà chúng ta vờ đi, đúng vào lúc sắp sửa
chìm xuồng.
*
Theo tôi, tay VC nào làm
thầy dùi, đưa ra yêu cầu mấy nước Đông Nam Á xưa kia có trại tị nạn đập
bia tưởng niệm thuyền nhân mới đích thị là một tay phản động hạng gộc,
theo đúng nghĩa của chữ phản động của "nhà nước ta".
Tay VC này phải được coi là tổ sư của đám "chống Cộng điên cuồng" ở hải
ngoại.
Nhưng Hannah Arendt nghĩ khác. Theo bà, một trong những nguyên lý cốt
tuỷ của chủ nghĩa toàn trị, là tiêu huỷ hồi nhớ, tẩy sạch dĩ vãng, qua
đó nhà nước VC đã áp dụng trong việc đập bia tuởng niệm:
Phải làm sao cho lũ Việt Kiều yêu nước kia chẳng còn nhớ một mảy may
những ngày bỏ chạy quê hương, mà chỉ còn nhớ cảnh xênh xang áo gấm về
làng.
Chế độ phong kiến rất rành nguyên lý này. Nhà tù ngày xưa được gọi là
những nơi chốn của lãng quên. Thân nhân, bà con bị cấm ngặt không được
nhắc tới tên kẻ phạm tội. Có khi cả một dòng họ phải bị đổi.
Tự
Kiểm 3
Brilliance, Silence, Courage
By Joyce Carol Oates
Twenty-eight Artists and
Two Saints: Essays
by Joan Acocella
Pantheon, 524 pp., $30.00
Joyce Carol Oates đọc
Nhị thập bát tú
nghệ sĩ và hai vị thánh
của Joan Acocella
NYRB số 15 Tháng Ba, 2007
Joan Acocella coi Edmund
Wilson như là một nhà phê bình mẫu mực của bà, qua đó, là lòng mê văn
chương, "cùng với nó, là sự chắt chiu, sự đánh giá chính đáng, và khả
năng của nhà phê bình, trong cái việc tổng quát hoá, trong cái việc
tuyên bố, 'tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy' có nghĩa gì [an ability to
generalize, to say what the 'scene' was]."
"Wilson biết những tài hoa, ngón nghề của mình, và mong rằng, chúng
chẳng phải là những của quí, hiếm. Ông kêu gọi những tạp chí văn học
Mẽo phát triển, mở mang một chủ nghĩa phê bình văn học thứ thiệt, nó sẽ
chú trọng, theo cái kiểu rất ư là chuyên viên, nhà nghề, đặc biệt, tới
những tư tưởng và nghệ thuật, nó không cần tới đại phê bình gia, lâu
lâu lại hô lên "ơ rơ kìa", tác phẩm thiên tài đây rồi, hay phán, hãy
quẳng cuốn sách này ra khỏi cửa sổ."
Bà là cây viết thường trực của tờ Người Nữu Ước và Điểm Sách Nữu Ước
NRYB
Tin Văn đã từng giới thiệu bà, qua bài viết về phim
Ngọa
Hổ
Tàng Long:
Joan Acocella cũng bị quyến rũ bởi
tiếng nhạc trong phim
Ngọa Hổ Tàng Long. Nó làm bà nhớ tới những phim âm nhạc tuyệt vời của
Tây
phương thập niên 1930. Vẫn theo tác giả, phim âm nhạc tuyệt vời sau
cùng của
Tây phương là "West Side Story", làm năm 1961. Nhưng những độc giả
của Kim Dung chắc chắc một điều, Ngọa Hổ Tàng Long chưa đạt tới tinh
thần của
bản đàn do hai cao thủ chính tà hợp soạn, ở trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.
Ang Lee,
nhà đạo diễn phim Ngọa Hổ Tàng Long, làm sao không đọc Kim Dung, và làm
sao
quên được cái cảnh tượng Phí Bân truy đuổi tận sát hai cao thủ chính tà
là Lưu
Chính Phong và Khúc Dương trưởng lão, đồng tác giả bản Tiếu Ngạo Giang
Hồ, và
rồi chết dưới lưỡi kiếm của Tiêu Tương Dạ Vũ. Kiếm từ hồ cầm theo tiếng
đàn bật
ra, kiếm tới đâu, tiếng đàn theo tới đó, khi kiếm trở lại với đàn, cũng
là lúc
Phí Bân biết mình trúng tử thương, nhẩy lên cao, dồn hết nội lực theo
tia máu
vọt ra theo vết kiếm, trông thật ghê rợn, kỳ bí! Joan Acocella đã cảm
nhận được
điều này, qua tiếng trống ở trong phim Ngọa Hổ Tàng Long (Drums sound,
adding
to the mystery).
*
Nhị thập bát tú có 9 nghệ sĩ khiêu vũ, múa [dance], còn lại là nhà văn
[Italo Svevo, Stefan Zweig, Simone de Beauvoir, Primo Levi, Susan
Sontag, Saul Bellow...]. Hai vị thánh là Mary Magdalene và Joan of Arc.
Trong lời mở, tác giả viết, trong khi đọc lại chúng, để làm tuyển tập,
bà nhận ra chúng có cùng một đề tài: sự vất vả, khó khăn [difficulty,
hardship].
Bằng hai từ đó, bà muốn nói, không phải tuổi thơ bất hạnh, nỗi đau đầu
đời, vượt qua, và chuyển vô văn chương nghệ thuật, nhưng đúng hơn, nỗi
đau rong ruổi cùng với làm nghệ thuật, xen đan với nhau, và bằng
cách nào nghệ sĩ đối phó, deal, với nó.
Đọc
thơ Cao Thoại Châu
Tản mạn về Ba
Người
Khác
Coi CCRĐ là một cấm kỵ, là
cũng nhằm xóa sổ nó, tiêu huỷ nó, ở trong ký ức lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta.
Làm gì có chuyện đó, sau này hạu thế sẽ yên chí lớn như vậy.
Chỉ tới khi không thể bưng bít, thì đành hé ra một tí, nhưng lại đổ tội
cho mấy thằng lăng nhăng, và đều là kẻ thù gài vô hàng ngũ ta, và đều
bị trừng trị cả, trừ me xừ To Hoài, tức Bối, người kể chuyện, nhờ đòn
Kim Thuyền Thoát Xác mà còn sống sót, nhưng thôi già rồi, 'người ta'
tha cho [chữ của Nguyễn Huy Thiệp].
*
"Vấn nạn" ba ngưòi khác,
trong có ông nhà văn Tô Hoài-Bối, dâm quá thể, làm Gấu nhớ tới Koestler.
Ông này mê nhất cái trò đó, vợ bạn cũng chẳng tha. Mần thịt xong là
chàng đi.
Cuốn hách xì xằng nhất của K.
Bóng
Đêm Giữa Ban Ngày, là từ sự kiện thực, giống như
Ba Người Khác, từ CCRĐ. Tuy
nhiên, cái gọi là "điển hình" (1) ở nhà văn Tô Hoài, thật khác xa của
Koestler.
*
Nhưng quả là thiên tài, khi, từ bao nhiêu năm trước, với con mắt cú vọ
của một ký giả khi nhìn vào sự kiện đời thường, tức diễn tiến những vụ
án tại Moscow, mà đã ngửi ra được tiếng chuông gọi hồn của chủ nghĩa
Cộng Sản, thì quả là cao thủ!
Và chính cái ngọn lửa thiên tài đó, làm cho Bóng Đêm Giữa Ban Ngày
[1940] cứ sống hoài, và cùng với nó, là tên của Arthur Koestler. Sáu
chục năm sau, [bài điểm cuốn "Koestler, The homeless Mind" của
Cesarani, là trên tờ TLS số đề ngày 15 tháng Giêng, 1999. Người điểm:
Michael Shelden, tác giả những cuốn
Orwell:
Tiểu sử được phép 1991, và
Graham
Greene: The man within, 1994], cuốn sách vẫn tiếp tục hớp hồn
độc giả, và vẫn được nhắc nhở tới, trong rất nhiều trường hợp hoàn cảnh.
Viên gạch của Bác Hồ
(1)
Điển hình hóa và tiểu thuyết
*
Trở lại với Tô Hoài, tôi thấy nhà văn quả là đã có tài thể hiện bức
tranh về một giai đoạn của cải cách ruộng đất giống như một tấn tuồng
có đủ hỉ nộ ái ố, trong đó biếm hoạ là chủ yếu. Phải thú thực rằng tôi
đã được cười suốt từ đầu chí cuối mà chọc cười một cách hồn nhiên song
thực ra rất thâm thúy như vậy đâu phải là chuyện dễ.
Điển hình hóa và tiểu thuyết
Bức tranh, tấn tuồng có đủ này thiếu nhiều thứ: Thiếu nỗi đau của bao
nhiêu con người, thiếu nỗi nhục của cả một miền đất.
Nhờ thiếu như vậy cho nên tác giả bài viết mới được cười từ đầu chí
cuối, quên cả đau cả nhục!
Quái đản thật. Viết về một vụ án, một tội ác lớn lao "long trời lở đất"
[sic] như vậy, chỉ để chọc cười, cho dù hồn nhiên mà thâm thuý?
Ba Người Khác một bức biếm họa về CCRĐ? Biếm họa là chủ yếu?
Liệu người ta có thể sáng tác một bức biếm họa, cảnh dân Do Thái trần
truồng đi vô lò thiêu? Một nạn nhân CCRĐ đang bị chôn sống?
Một ông già, bà già trong cũi chó, giữa sân đình một
làng ở Miền Bắc? Một cô gái nằm chết khát nơi bờ ao?
Indeed, the ideal for a
well-functioning democratic state is like the ideal for a gentleman's
well-cut suit- it is not noticed. For the common people of Britain,
Gestapo and concentration camps have approximately the same degree of
reality as the monster of Loch Ness. Atrocity propaganda is helpless
against this healthy lack of imagination."
(from 'A Challenge to 'Knights in Rusty Armor'', The New York Times,
February 14, 1943)
Một nhà nước dân chủ vận hành trơn
tru, thì cũng giống như bộ đồ may thật khéo, vừa khít với người diện
nó: Chẳng có ai thèm để ý đến!
Với những con người bình thường ở Anh, Gestapo, hay trại tù tập trung
thì cũng xêm xêm như là con quái vật hồ Loch Ness.
Nói ra rả về sự độc ác ở những nơi chốn đó, thì cũng vô dụng, vô ích,
khi đụng phải một sự thiếu hụt một cách rất ư là khỏe khoắn, của trí
tưởng tượng.
A. Koestler.
Tôi sợ rằng, tác giả bài viết điển
hình trên, cũng là một trường hợp thiếu hụt một cách rất ư là khoẻ
khoắn, trí tưởng tượng!
Sài
gòn, lần đầu
Gấu,
nhà văn
@ Mekong River, Dec 2006.