*
Nhật Ký









Nguyễn Ngọc Tư
Tạp Văn [mới]

A voice of his own [Một giọng của riêng ông]
'Poetry makes nothing happen', wrote WH Auden. He was a reluctant leader of his generation and adopted a deliberately anti-poetic voice. Yet he achieved an ideal that eluded many. James Fenton on the public and private faces of the poet who loved to shock
Saturday February 3, 2007
The Guardian
Frost quên thơ của chính ông ta? Ông ta đóng kịch đấy. Thi sĩ không thể quên thơ của mình, nhất là khi, chỉ có, độc nhất một bài thơ.
Thơ làm chẳng chuyện gì xẩy ra. 'Poetry makes nothing happen', nhà thơ Anh phán.
Có thể hiểu ra chân lý này, giáo chủ Tân Hình Thức vừa phát giải thơ cho một nhà thơ tân hình thức ở trong nước, theo như tin trên net.
Vui thôi mà.

KREMLIN, INC.
Tưởng niệm
Anna Politkovskaya

Hình Tướng Loan

Absalom, Absalom!
Tản mạn về Ba Người Khác
1 2
Cái vụ Sài Gòn Giải Phóng đăng bài phạng Tô Hoài đang nổ lớn, đúng như Gấu ngửi ra, ngay khi được một độc giả rỉ tai. Xin đọc talawas một số bài liên quan.
SGGP: Nghiêm túc xem xét nội dung bài "Đọc Ba người khác"
Thư Trần Khốt, độc giả talawas v/v Ba Người Khác
SGGP: Đọc Ba Người Khác
Khi đi một đường, "chỉ sợ bị delete" là Gấu đã gài trái mìn claymore ở đây.
Chính vì vậy, lần này, bài "vẫn chưa được delete".
Thú vị thật.
*
The Landscape of Memory
Mai xa lắc trên đồn biên giới,
Còn một chút gì để nhớ, để thương
Thơ Vũ Hữu Định
Và để sống vì nó.
Something to live for là tên bài điểm cuốn Solovyovo: Câu chuyện về hồi nhớ ở một làng Nga xô [390 trang, nhà xb Bloomington, Indiana University Press, bìa mỏng US 24.95], của Margaret Paxson. Tác giả bài điểm sách Caroline Humphrey. Báo Phụ trang văn học Thời Báo, TLS số 5 Tháng Giêng 2007, mục Nhân Chủng Học.
Đề tài của cuốn sách, một cách nào đó, là vụ CCRĐ tại Miền Bắc.
Và Gấu cứ tưởng tượng ra rằng thì là, cái làng Nga kia, cũng đã từng đau xót, vì để cho một cô gái chết vì khát nước, ngay bên bờ một cái ao bên ngoài nhà cô.
*

Marx viết, ‘Truyền thống của tất cả những thế hệ đã chết đè nặng lên não bộ của những người còn sống, như một cơn ác mộng’. [The tradition of all of the dead generations weighs like a nightmare on the brain of the living’. Lịch sử Nga thế kỷ 20 hầu như là quá nhiều những trận đánh tàn khốc, để cố làm sao làm bật gốc, tàn phá, huỷ diệt gánh nặng những truyền thống quá khứ, và thay chúng, ở trong những cái đầu của người dân Nga, bằng ‘tương lai sáng ngời’ của chủ nghĩa Cộng Sản.

Cuốn sách của Paxson miêu tả những hạt rơi hạt rụng, ra bên ngoài trận đánh đó.

Bởi vì đối với những người dân tại một làng tại một vùng rừng phía Bắc [lại phía Bắc], nước Nga, mà Paxson cẩn thận tránh không dùng nhà quê, peasants, để gọi họ, chính quá khứ mới sáng ngời.
Dân làng ở đây rất tởm cái hiện tại xáo trộn [deorganized], và vô đạo đức.

*

“Quá khứ sáng ngời” không phải là một thời đặc biệt. Với một số người, thì đó là quãng thời gian không rõ ràng, a vague time, trước Đệ Nhị Thế Chiến. Với một số người khác, đó là những năm tháng ảm đạm của nạn đói, khoảng 1947, nhưng nói này nói kia, chẳng qua nói thiệt: nó trùng với thời kỳ Stalin ngự trị.
*
Đọc bài điểm, phong cảnh của hồi nhớ, quá khứ sáng ngời, bỗng Gấu nhớ tới những dòng, viết, chân ướt chân ráo, nơi xứ người, về cái gọi là hồn nhân hậu, la nostalgie, của con người.

Lịch sử Việt Nam gần đây thôi, lại cho một thí dụ về chuyện cuộc đời bắt chước huyền thoại văn học. Đó là chuyện Trương Chi, Mỵ Nương. Theo truyền thuyết, anh lái đò Trương Chi, người thì thực xấu, hát thì thực hay. Nhưng những chàng Trương Chi của cuộc đời thì suốt đời không biết hát, hoặc chỉ nghe một câu hát "Đường ra trận mùa này đẹp lắm".
Hiểu theo nghĩa đó, nước cờ của Hư Trúc có thể cắt nghĩa như vầy: Sau khi tiếng hát "thương nữ bất tri vong quốc hận" làm siêu đổ những miếu thiêng, những đền đài, danh tướng, và làm sập luôn cả một miền đất, cũng lại tiếng hát đó kết nối mọi hy vọng, đổ nát, vì lần này nó cất lên từ quần đảo ngục tù, từ mồ sâu biển cả, cuối cùng đã giải oan được lời thề "Phanh thây uống máu quân thù".

Có thể cắt nghĩa nước cờ Hư Trúc, khi được áp dụng vào cuộc chiến Việt Nam, qua một hình ảnh mượn từ huyền thoại Hy Lạp: Con ngựa thành Troie. Huyền thoại trở thành hiện thực cùng với cuộc tập kết của những người Cộng Sản Miền Nam, khi họ được lệnh Đảng, mỗi người phải để lại, "ít nhất" là một cái bầu cho một cô gái Miền Nam. Huyền thoại tái xuất hiện khi Miền Nam tan hàng, bỏ chạy, để lại tình người Việt trong từng câu nói, từng cách sống, từng lời hát, nói tóm lại cái được gọi là tình tự dân tộc. Niềm bí ẩn, điều tối kỵ này lần đầu tiên được bộc lộ với đồng bào Miền Bắc, ngay trong ngày 30 tháng 4 năm 75, khi họ đụng chạm thực tế Miền Nam. Đùng một cái, đồng bào Miền Bắc thu hồi, tìm thấy lại cái gọi là khí thiêng dân tộc, hồn sông núi, hồn nhân hậu (nostalgia), cái phần của tiền nhân ở trong họ, mà bấy lâu nay bị chủ nghĩa Cộng Sản lên án, cố tình hủy diệt.
Nước Cờ Của Hư Trúc
Mà Việt kiều với Việt kiều ngoài nước cũng choảng nhau ra gì. Tôi đến nay còn hãi, nhớ hồi viết lá thư ngỏ tâm sự với nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đăng trên talawas bị có người nắm cổ la toáng lên là “thân cộng”!
Nguồn
Gấu có lèm bèm về lá thư này, nhưng không hề có hành động nắm cổ la toáng lên, chẳng hề choảng nhau ra gì với tác giả.
Thư ngỏ viết giọng cải lương, y chang thư mới, viết nhân vụ Lý Đợi phỏng vấn Cung Tích Biền.
Cái kiểu chống cộng hay thân cộng bằng nước mắt như thế, thảm lắm.
Trái tim rớm máu tưới thêm Martell, kèm tập thơ, không bi mà hài, làm Gấu nhớ tới một ông hề tuồng.
Có thể đó là lý do khiến tác giả bị có người nắm cổ? NQT
TB: Gấu nhớ ra là, trong thư ngỏ, tác giả tỏ ra rất mừng vì vụ người Việt, trong có tác giả [?], nhờ bị đẩy xuống biển, mà con cái thành đạt nơi quê người.

Sài gòn, lần đầu

Gấu, nhà văn
Unpredictability, not the inevitable death, Nooteboom seems to say, is at the core of our life.
Nguồn
Không thể biết trước, chứ không phải chết không thể nào tránh được, đó mới là cốt lõi của cuộc đời của chúng ta.
Unhappiness wonderfully aids the memory.
Greene: The Burden of childhood
[Bất hạnh là thuốc bổ của hồi nhớ]
*
Không thể biết trước được.
Quả có thế.
*
Lại nói chuyện tuổi thơ bất hạnh.
Trong bài ‘tạp ghi đầu tay’ mở ra sự  nghiệp‘Gấu nhà văn tạp ghi’ ở hải ngoại (1),
Nước Cờ Của Hư Trúc Gấu đưa ra nhận xét, những nhân vật của Kim Dung đều bước ra từ cái bóng của Oliver Twist của Dickens.
Những đứa trẻ bất hạnh.
Bài viết gây một trận sóng gió trên diễn đàn VHNT của Phạm Chi Lan, chỉ mãi sau này Gấu mới biết, khi tình cờ ghé mục lưu trữ của báo. Và đây có thể coi là bài đầu tiên Gấu viết cho báo này, không phải bài 
Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân bị PCL từ chối, kèm cái note thật là lịch sự, … đây là một nhân vật gây tranh cãi, tốt nhất, anh đưa bài khác, cho khỏi xui cái duyên văn tự giữa anh và VHNT.
(1) “Nick’ này, Gấu nhờ nhà thơ Luân Hoán mà có được. Trong đại tác phẩm hàng ngàn trang Nhà văn Việt Nam của ông, hân hạnh có Gấu ở trong đó, phần tiểu sử, ông ghi nhà văn, nhưng phần tác phẩm, thấy toàn tạp ghi, thành thử ‘chết tên’: Gấu nhà văn tạp ghi.

Bài viết đăng trên tờ Văn Học, trước khi Gấu giữ mục Tạp Ghi, vài tháng, hoặc một niên sau đó. Một ông nhà văn ở tòa soạn báo này [hình như là PN] bèn gửi cho VHNT. Thời gian đó, Gấu chưa biết net, chưa biết không gian ảo là cái gì, tuy có tậu được một cái PC, nhưng chỉ sử dụng được trên Dos, không có Window.
Thế là một bàn tròn văn học được mở ra, đây chắc là mục thường trực cuối tuần của báo này. Gấu còn nhớ trong đó có nhà văn THT. Ông này thì chán Gấu như chán cơm nếp nát, từ trước 1975, bèn lắc đầu, đọc văn đọc thơ là "cảm nhận", chứ đâu có phân tích phân tiếc nhức đầu như thế này. Một ông, trẻ, Gấu chưa từng nghe danh, ở trong ban biên tập, thì rất ư bực mình, Kim Dung thì có liên can gì tới Dickens, đến những đứa trẻ bất hạnh? Đến cái đoạn Gấu tán phó mát về nước cờ của Hư Trúc, ông càng bực, đây là nước cờ ăn may, là vô chiêu thắng hữu chiêu, là buồn ngủ gặp chiếu manh, tình cờ may mắn mà có được, liên quan gì tâm hư tâm trúc ?
*

Sau này, khi viết thường trực cho VHNT, Gấu cũng hân hạnh, thường xuyên được là đề tài của bàn tròn văn học, và những lần như thế, đều được PCL gửi cho một bản sao.Một lần, một ông tỏ ra hết sức bực mình về chuyện Gấu rất ư là nhập nhằng giữa những gì viết ra, và những gì được coi là trích dẫn, dịch thuật, "his own style", như ông viết.

Quả có chuyện đó, thành thử sau này, Gấu cố gắng, mỗi lần trích dẫn, là mở ngoặc, đóng ngoặc thật là đàng hoàng. Tuy nhiên, cách tốt nhất, cứ coi như chẳng có Gấu ở trong đó.

Toàn là của người, cả.

Đây là giấc đại mộng của Walter Benjamin, làm sao viết tác phẩm, chỉ gồm toàn trích dẫn, và phần của ông, giống như những giàn dựng, khi tác phẩm hoàn thành, được rút ra, dẹp bỏ.
Đây còn là giấc đại mộng của Roland Barthes: Tác giả, mi hãy chết đi, để cho độc giả xuất hiện.
*

Đỗ Long Vân, khi viết Vô Kỵ giữa chúng ta, tuy trân trọng tiểu thuyết chưởng Kim Dung, nhưng tự hỏi, Vô Kỵ là ai, mà ở giữa chúng ta, và nghi vấn này, [cơn sốt, hiện tượng mê Kim Dung tại Miền Nam lúc đó, do đâu mà ra], người đời sau sẽ giải đáp.

Nghi vấn này, cho đến nay, vẫn chưa sao giải đáp. Trong nước sau 1975 còn mê Kim Dung hơn trước nhiều. Những bản dịch sau này, đầy đủ hơn, từ những bản văn đã được Kim Dung nhuận sắc, bỏ đi những đoạn mà tác giả coi như là dài dòng.
Trước 1975, đọc Lục Mạch Thần Kiếm, Gấu không hiểu, tại làm sao mà pho tượng trong động, nơi Đoàn Dự học Lăng Ba Vi Bộ, lại y chang Vương Ngọc Yến, y chang người đẹp trong tranh của Hư Trúc.
Hoá ra là tất cả là cùng một nguồn gốc.

Tuy nhiên đọc mấy ông dịch giả kiêm phê bình gia, biên khảo gia, thí dụ như ông Vũ Đức Sao Biển chẳng hạn, thì hỡi ôi, sao lại có những ông liều lĩnh đến như thế, và mới hiểu ra, là Kim Dung thật không dễ đọc, và vấn nạn Nước Cờ Hư Trúc quả thật không dễ giải đáp.
Và càng khó thực thi.
Giai thoại Nước Cờ Hư Trúc là từ tư tưởng Phật giáo, nhưng nó làm nhớ tới giai thoại "rau vô tâm" trong truyện Đát Kỷ giết Tỷ Can, bằng cách moi tim ông làm thuốc. Ông này nhờ được mách bảo, sau khi bị móc tim, hãy ngậm miệng đừng nói thì toàn mạng, và khi không thoát khỏi sự tò mò, hỏi cô gái bàn rau, rau vô tâm là rau gì, và khi nghe trả lời rau muống, thế là ngã xuống, đi luôn. [Nên nhớ rau muống là rau 'quốc hồn quốc túy' của dân Việt].
Thành thử "hư trúc" thì mới giải được nước cờ, nhưng "hư trúc" thì chết!

Trong lời giới thiệu, đại gia VĐSB phán, chúng tôi gọi Tiếu Ngạo Giang Hồ là một siêu phẩm. Toàn bộ tác phẩm gồm 40 chương hồi. Tuy nhiên tác phẩm lớn không ở chỗ dài hơi đó. Nó lớn vì chiều sâu kiến thức chứa ngay trong tác phẩm.
Tuy nhiên sau đó, đọc ông viết về những chiều sâu kiến thức, nào Phật nào Lão mà ông gán cho Kim Dung qua những nhân vật này nọ, thì hóa ra là ộng tán tào lao tất cả.

Điều này chứng tỏ ông không đọc nổi Kim Dung, và có thể không đọc nỗi bất cứ một cuốn tiểu thuyết, bất cứ một thứ giả tưởng.

Chứng cớ. Ông viết, "cơ duyên nào đưa đẩy một nàng Nhạc Linh San mới muời sáu tuổi say mê cái mã đẹp trai của Lâm Bình Chi và dễ dàng phụ dẫy thâm tình ban đầu mà cô đã dành cho Lệnh Hồ Xung? Cho đến khi lấy Lâm Bình Chi, nhận ra bản chất tàn bạo của gã, cô mới hối hận vì đã đánh mất một báu vật trên đời?"

Đọc, Gấu này thực sự thấy thương cho đại gia VĐSB. Thương cho những nhân vật của Kim Dung.


Lâm Bình Chi đâu phải bản chất tàn bạo. Tay này cũng một thứ tuổi thơ bất hạnh. Hắn trở thành độc ác, thì đó là do bị cuộc đời cắn cho một miếng thật bất thình lình, đúng vào lúc chú bé hăm he làm việc thiện, giải cứu người đẹp, một cô gái bán rượu, vô tình sa vào tay con người độc ác mưu mô, tàn nhẫn, là Nhạc Bất Quần, đem cả con gái ra làm mồi nhử chú bé con nhà giầu mang trong mình kho tàng Tịch Tà Kiếm Pháp.
Đã có lần Gấu lèm bèm về nhân vật này, và mối tình Nhạc Linh San dành cho Lâm Bình Chi, và gọi đây là một thứ “tình nghiệt”. [Trong bài viết
Ngọa Hổ Tàng Long].
Nhưng sau đọc “Sebald đọc Weiss”, mới khám phá thêm một khía cạnh của thứ tình nghiệt này: Nhạc Linh San là mẫu người muốn trả nợ, muốn đem lại cho họ Lâm tất cả những gì đẹp đẽ nhất của đời người - cái gọi là hạnh phúc - để đền bù lại sự độc ác của loài người, qua tác nhân là cha cô - đã giáng lên đầu đứa trẻ bất hạnh này, trong đó có cả sự độc ác của chính cô, khi giả làm cô gái bán rượu.

Có thể nói, cái chết của Nhạc Linh San, là đã được "tiên đoán", khi cô khoanh tay đứng nhìn Lâm Bình Chi giết người vì cô. Chính vì thế khi chết, cô cố năn nỉ “người anh”, “người yêu cô”, “người bạn thời thơ ấu”, Lệnh Hồ Xung, hãy chiếu cố cho họ Lâm. Bà mẹ của cô, khi biết, mới than, ôi oan nghiệt, là theo nghĩa đó.

Sự kiện, Nhạc tiểu thư năn nỉ Lệnh Hồ Xung đừng giết Lâm Bình Chi còn là một mệnh lệnh: Đừng làm hỏng ước mong trả nợ, cho bố ta trước tiên, và, cho sự độc ác của cả giống người. Và chuộc tội cho cả ta nữa.

Đẩy đến tận cùng ước mong này, là sự thực thê lương: Không ai có thể giết được Nhạc Linh San, ngoài Lâm Bình Chi!
Mạng đòi mạng, oan oan tương báo là như vậy
Bảo rằng, Nhạc Linh San say mê Lệnh Hồ Xung chứng tỏ chưa đọc Tiếu Ngạo, tuy dịch, bởi vì chính Nhạc Linh San, khi Lâm Bình Chi trổ mòi ghen tuông, và sau đó giết cô, đã giải thích cho ông chồng hờ, về mối tình khi còn là con nít này.
Ngay Lệnh Hồ Xung sau cũng nhận ra, anh không phải mẫu người của Nhạc Linh San. Nàng yêu một người nào như cha nàng, nhưng lại không phải như cha nàng: Một người như Nhạc Bất Quần nhưng trừ bỏ đi, sự độc ác.
Người tình trong mộng của Nhạc tiểu thư, như thế, chính là Lâm Bình Chi, khi còn là một công tử miệt vườn Phúc Kiến mê mẩn tiếng hát [quan họ?] của mấy cô hái chè quê mình, không phải quê người.

Cái chết của Nhạc Linh San, ở tay người chồng hờ, mang tính tình nghiệt, của Đông Phương. Do đó, trước khi chết Nhạc Linh San năn nỉ Lệnh Hồ Xung chiếu cố tới Lâm Bình Chi, và tiễn nàng ra đi, là âm thanh của những bài hát của những cô gái hái chè vùng [Phú Thọ] Phúc Kiến, quê hương nhà chồng trong trí tưởng của nàng.
Ngọa Hổ Tàng Long

Oanh kích vs Pháo kích

Một vài kỷ niệm về Mai Thảo

Tạp Ghi Scan