*
Nhật Ký









Why are Vladimir Putin’s opponents dying?
by MICHAEL SPECTER
Issue of 2007-01-29
Posted 2007-01-22
"Tôi tự hỏi, tại sao mà mình lại không thể chịu nổi Putin", Politkovskaya viết.
"Đơn giản thôi, tôi người đàn bà 45 tuổi, cư dân Moscow, người chứng kiến, kẻ quan sát chế độ LBXV vào những thời điểm khốn kiếp nhất của nó, thập niên 70 và 80.... Nhờ cơ may, Putin có trong tay quyền lực khổng lồ, và sử dụng nó cho hậu quả tàn khốc. Tôi không ưa ông ta vì ông ta không ưa người ta, không ưa nhân dân. Hắn coi thường nhân dân, hắn coi chúng tôi như phương tiện cho mục đích của hắn, phương tiện cho việc hoàn tất và nắm giữ quyền lực cá nhân, chỉ có thế. Và như thế, hắn ta tin rằng hắn có thể làm bất cứ điều gì hắn thích, đối với chúng tôi, chơi với chúng tôi khi thấy được việc, huỷ diệt chúng tôi khi thấy được việc. Chúng tôi chẳng là cái gì đối với hắn, trong khi hắn, nhờ cơ may mà leo lên tận đỉnh, là một thứ Xuân Tóc Đỏ, một thứ Nga Hoàng cộng với Ông Giời. Tại Nga, những lãnh tụ với dã tâm như thế, trong lịch sử, không phải không có. Và điều này đưa tới bi thương, tới biển máu, tới nội chiến."

*
Người Kinh Tế, 20-26 Jan, 2007, đọc Tiểu Hitler của Mailer:
Ali của ông ta khủng khiếp hơn bất cứ một con quỉ nào.

Tưởng niệm
Anna Politkovskaya

Hình Tướng Loan

Absalom, Absalom!
Ba Người Khác
Ce qu'il faut craindre, ce n'est pas tant la vue de l'immoralité des grands que celle de l'immoralité menant à la grandeur.
ALEXIS DE TOCQUEVILLE, De la démocratie en Amérique [Về dân chủ ở Mỹ].
Henning Mankell trích dẫn, trong Người Cười, L'homme qui souriait, tiểu thuyết trinh thám, nguyên tác tiếng Thụy Điển
Điều đáng sợ, không phải viễn ảnh về sự vô đạo đức của những đại gia, thí dụ như Tô Hoài, nhưng mà là của sự vô đạo đức, chính nó, đưa đến đỉnh cao thời đại, bước ngoặt lịch sử.
Henning Mankell, sinh năm 1948, tại Harjedalen, sống giữa Mozambique và Thụy Điển, nhà văn đa dạng, một trong những bậc thầy không chối cãi của tiểu thuyết trinh thám Thụy Điển. Loạt tiểu thuyết  - với nhân vật trung tâm, ông cò cảnh sát Wallander, đã đem đến cho tác giả giải thưởng lớn về văn chương trinh thám, của Hàn Lâm Viện Thụy Điển – miêu tả cuộc sống tại một thành phố nhỏ Scanie, và những cuộc tra hỏi đáng ngại của cảnh sát, đối diện một xã hội trượt ra khỏi họ. Tại Pháp ông được Prix Mystère de la Critique, Calibre 38, và le Trophée 813.
Như nhân vật thần kỳ, ông cò Maigret, của Simenon, Wallander cũng đối diện với bài toán thiện/ác, nhưng Wallander bị cái ác hỏi thăm sức khỏe hơi bị nhiều, so với Maigret. Tại làm sao mà có những kẻ, tay này thì làm việc thiện, lo cho cái mỹ, cái lý tưởng, cái chân lý, tay kia, làm thịt người một cách thật tàn nhẫn, và thật vô phúc cho kẻ nào, thí dụ như Wallander, cản đường họ.
Ở cuối Người Cười, một nhân vật hỏi Wallander:
Đâu là giới hạn của sự độc ác.
-Làm sao tôi biết được? (1)
Người kia xì một cái, bĩu môi: Mi là cảnh sát mà mi không biết, thì ai biết?
*
Đâu là giới hạn của cái ác ở trong Ba Người Khác?
Mi là nhà văn, tức một thứ cảnh sát của lương tâm, mi trực tiếp tham dự cái ác, làm sao mi không biết?
*
Và đây là câu trả lời của Wallander:
Hãy cố cưỡng lại cái ác, được chừng nào tốt chừng đó.
-Nhưng làm sao cưỡng lại sự không thể hiểu được?
Tôi không biết. Nhưng phải làm. (2)
(1) Je ne suis pas bien placé pour répondre à cela.
(2) Nous devons résister de notre mieux. Essayez, du moins. C’est la seule chose que nous puissions faire.
-Comment résister à ce qui est incrompréhensible?
Je ne sais pas mais on doit le faire.

Sài gòn, lần đầu

Gấu, nhà văn
Khi được hỏi, tại sao mi không viết hồi ký, tự thuật, chẳng lẽ chính cuộc đời của riêng mi, trong có ta, và cả một lũ Gấu con Gấu cháu, với những cay đắng ngọt bùi, lên voi xuống chó, sống sót cả hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát cả một lô bạn bè quí hóa như thế đó, nếu được viết ra, không xứng đáng giật Nobel văn chương hay sao, Gấu gật gù trả lời:
-"Lẽ tất nhiên", nhưng thử hỏi, ai là độc giả xứng đáng, để đọc nó?
Đúng hơn, khiêm nhường hơn, cái gọi là the “domestic background” đó, liệu bõ công viết ra, và viết ra, liệu “nhàm mắt” độc giả?
*
The domestic background là tên một bài viết của Greene, điểm cuốn hồi ký của bà vợ, Jessie Conrad, viết về chồng, [Joseph Conrad and his Circle].
Đọc, Gấu bỗng nhớ đến lần phỏng vấn của tờ Sóng Văn, không phải những ông chồng nhà văn, mà bà xã của họ.
Lần đó, trả lời câu hỏi, kỷ niệm đẹp nhất, đáng nhớ nhất, và biết đâu, buồn nhất, trong đời làm vợ Gấu nhà văn, Gấu Cái cho biết, đó là lần rời Cai Lậy, Mỹ Tho, về nhà mới ở Sài Gòn.
Đúng vào năm có trận lụt lớn nhất, 1966. Quốc lộ số 1 bị lũ lụt, có quãng, phải đi xuồng.
Và Gấu Cái ngậm ngùi, trên xuồng có đủ cay đắng ngọt bùi cho cả hai.
Dư dả đến nỗi, giá có thêm một đời nữa, vẫn chưa cạn!
*
Theo nghĩa đó, kiếp sau ta cũng chưa tha cho mi đâu!
*
Gấu bỗng nhớ đến Noah!
*
Hỏi, có rất nhiều bóng dáng em này, em nọ trong, chỉ vài truyện ngắn của Gấu, bà nghĩ sao về họ?
-Ồi dào, chỉ là những cái bóng, những bản sao, bản nháp thôi. Nguyên tác, bản chính, bản xác thực, bản được phép, the authorized version, là tui đây, chưa xuất hiện.
Ông ta tập viết. Chưa thực sự viết.
*
Cái bếp nhà văn, cái sân sau nhà, quả có thú vị, không thể không. Nhờ nó, chúng ta biết, bằng cách nào, sự mẫn cảm, tinh tế đặc biệt của cái gọi là thiên tài, có thể chịu nổi, có thể giao lưu hòa giải được với cuộc sống gia đình. Chắc chắn phải có tí hòa giải, chịu đựng ở đây.
Có tay, như Gấu chẳng hạn, cứ phải đợi cả nhà yên ngủ, mới len lén dậy, như một tên trộm, mò tới cái bàn ở góc nhà.
*
Greene kể, rất ít nhà văn ích kỷ tàn nhẫn đến độ như Conrad, khi đứa con đầu lòng sắp sửa ra đời, được sai đi kêu bác sĩ, đã biểu ông này, hãy làm thêm một cú điểm tâm thứ nhì, vẫn còn kịp!
Nhưng Greene cho biết, cái bếp của nhà văn chính là nguyên liệu ròng, thô, của hắn ta, chẳng khác chi cái thế giới bên ngoài. 
Oanh kích vs Pháo kích

Một vài kỷ niệm về Mai Thảo
Gấu giữ mục tạp ghi cho tờ Văn Học đâu trên hai năm hình như từ 1997 thì phải. Khi in Lần Cuối Sài Gòn, gồm mấy truyện ngắn, thấy mỏng quá, bèn lấy một số bài tạp ghi thêm vô.
Do thói quen không giữ sách báo tiếng Việt, số còn lại thất tán cả.
Mới đây vô tình đọc lại một vài số báo Văn Học cũ, đọc lại những bài Tạp Ghi, trong có bài về Mai Thảo.
Bèn viết lại. Như một cách tưởng niệm thêm, về ông.
Một số bài khác, sẽ post lại trên Tin Văn, dưới dạng scan.
Như một kỷ niệm thời làm thuê viết mướn, dưới trướng NMG.

Tạp Ghi
*