*








*

First Arab Nobel laureate dies, aged 94
Associated Press
Wednesday August 30, 2006
Guardian Unlimited
The Egyptian novelist and Nobel laureate Naguib Mahfouz.
Naguib Mahfouz, who became the first Arab writer to win the Nobel Prize for Literature, died at his home today. He was 94.
Mahfouz, whose novels depicted Egyptian life in his beloved corner of ancient Cairo, was admitted to the hospital just over a month ago after falling in his home and injuring his head. He died this morning after a sharp decline, according to Dr Hossam Mowafi, the head of a medical team that had been supervising his treatment.

Naguib Mahfouz, nhà văn người Ả Rập đầu tiên được giải thưởng Nobel văn chương, vào năm 1988 - những cuốn tiểu thuyết của ông miêu tả cuộc sống Ai Cập, trong một góc thân thương của ông tại thành phố cổ Cairo - đã mất, tại tư gia bữa nay, 30 Tháng Tám, 2006, thọ 94 tuổi.


Vườn Xưa
“Thời gian là nhân vật thực sự của tôi”
Naguib Mahfouz
... Hiện thực chủ nghĩa, lẽ dĩ nhiên, nhưng vượt lên trên là viễn ảnh, là tầm nhìn xa của nhà văn; với Mahfouz, đó còn là một tấm lòng trắc ẩn của một con người có niềm tin vào Thiên chúa giáo. Hiện nay ông nổi tiếng khắp thế giới, hoặc như là một nhà văn hiện thực xã hội theo kiểu Balzac, hoặc như một người kể chuyện huyền hoặc (a fabulist) từ Ngàn Lẻ Một Đêm bước thẳng ra. Nhưng có lẽ đúng nhất, là đề nghị của tiểu thuyết gia người Lebanon, Elias Khoury; ông coi đây là một dạng lịch sử về thể loại tiểu thuyết, từ giả tưởng mang tính lịch sử tới chuyện diễm tình, chuyện nhiều tập, chuyện gươm đàn nửa gánh, tiếu ngạo giang hồ, theo sau đó, là một tác phẩm với đủ kiểu: hiện thực, hiện đại, tự nhiên, biểu tượng, và phi lý (a kind of history of the novel form, from historical fiction to the romance, saga, and picaresque tale, followed by work in realist, modernist, naturalist, symbolist, and absurdist modes).

Thông báo tin buồn
Thứ Tư, ngày 23 tháng 8 vừa qua, có một anh em văn nghệ vừa tạ thế tại Việt Nam.

Nhà văn NGUYỄN MAI sinh năm 1944 ( tuổi Thân)
Trước 1975 làm ở Tuổi Ngọc và Thời Tập, sau làm thư ký tuần báo Mây Hồng.
Sau 1975 trôi nổi không định hướng, sống trong cảnh túng thiếu. Cuối cùng lập gia đình với bà Nguyễn Thị Lin, người dân tộc, làm rẫy ở Ban Mê Thuột.
NGUYỄN MAI vừa từ trần tại Ban Mê Thuột, Việt Nam vì chứng ung thư.
Hưởng dương 62 tuổi. 

Tác phẩm đã xuất bản: Thời Mù Sương (1972)
Ngưyễn Trọng Khôi
*
Tin Văn & NQT cầu chúc linh hồn bạn Mai sớm siêu thoát.
*
Nguyễn Mai và Gấu


Tiểu thuyết gia kỳ cọ quá khứ

Grass’s Lapses in Recalling the Past Are Puzzling
Nguồn

Hãy tước bỏ cái tính muôn đời của "Hận Thù":
Oter à la HAINE son éternité.
Tại sao Grass để đến gần hết đời, mới xì ra, cái tội, chỉ là hậu quả của một cú bốc đồng của tuổi trẻ?
Và tại sao không ỉm luôn đi?

Theo Gấu, Grass đã thú tội rất nhiều lần, một cách gián tiếp qua tác phẩm của ông.
Giả như ông xì ra liền, thì, sẽ không có những tác phẩm đó.
Cái vụ tự thú của ông, tương tự với vụ của Francois Mitterrand.
Trước khi chết, tổng thống Pháp, Francois Mitterrand đã "chiến đấu với chính mình", để có được lời nói cuối, về việc ông đã tham gia trong chính phủ Vichy, trước khi gia nhập lực lượng kháng chiến. Việc ông cho tới năm 1986, là bạn thân của René Bousquet, một viên chức trong chính quyền Vichy theo Đức Quốc Xã, bị kết án năm 1989 về tội ác chống lại nhân loại, khi đẩy người Do-thái vào lò thiêu. Trong cuốn "Hồi Tưởng qua hai giọng nói" (Memory in two voices), với người đối thoại là Elie Wiesel - một nạn nhân sống sót tại lò thiêu người, Nobel Hòa Bình 1986 - khi nói ra những tội ác đó, ông chỉ làm một sửa soạn bất khả tri trước khi chết, một cái chết không có sự an ủi của một niềm tin. Tôi không biết tôi có "biết" không. Tôi không biết tôi có "không biết" không: điều không thể quy định một cách ngay thẳng, công bằng trong từ "niềm tin", ông nói. Và ông nói thêm, dẫn lời ghi trên bia mộ Willy Brand, cựu thủ tướng Tây Đức: "Tôi đã làm cái điều tôi có thể làm".

Bữa trước, có nhắc tới một truyện ngắn của Thế Lữ, nhân cú của bậc thầy của NMG, khi viết Sông Côn Mùa Lũ.
Nay đã tìm ra nguyên tác.
Câu Chuyện Trên Tầu Thủy
Ôi chao nó làm Gấu nhớ đến cái quyết tâm của Gấu, làm sao chứng minh cho nhân loại thấy, cái đói, cái giả, cái dởm, cá rô cây...  mới cứu chuộc thế giới, chứ không phải cái đẹp, cái no, cái thiệt.
Cá Rô Cây

Nòi Tình
Dân Việt là giống nòi tình, thơ nghiêng về cảm xúc và thường là thơ tình. Trước thời kỳ Thơ Mới, thơ Việt không có thơ tình vì bị chi phối bởi nền văn hóa Nho giáo và chế độ phong kiến. Chỉ sau thời kỳ Thơ Mới, ảnh hưởng bởi phong trào Lãng mạn Pháp, thơ Việt mới lấy lại bản chất đích thực của nó. KI

Đoạn trên, diễn nghĩa ra, nó là như vầy, theo Gấu:
Thơ Việt có một bản chất đích thực. Bản chất đích thực đó là nòi tình.
Bản chất đích thực này, bị Nho giáo và chủ nghĩa phong kiến thiến mất.
Nhờ Thơ Mới [có được, là nhờ ảnh hưởng chủ nghĩa Lãng mạn Tây], nên Thơ Việt mới lấy lại được bản chất đích thực.

Người đọc muốn đọc, như là những dẫn chứng cho câu phán trên:
Thơ Việt Tình, trước khi có Nho giáo và chủ nghĩa phong kiến.
Thơ Việt Không Tình trong thời kỳ ảnh hưởng Nho giáo và chủ nghĩa phong kiến.

Đâu có chuyện, cứ phán khơi khơi mà chẳng đưa ra dẫn chứng cụ thể.
Gấu này nói, các nhà văn nhà thơ nhà phê bình Việt Nam dốt toán, là theo nghĩa đó.
Trong toán học, khi bạn đưa ra một nhận định nào, là bạn phải chứng minh.

Thí dụ như câu phán của NMG:
Bây giờ điểm lại người có uy tín nhất hiện nay là Nguyễn Hưng Quốc, tiếp theo là Đặng Tiến, Bùi Vĩnh Phúc, Thụy Khuê, Trần Hữu Thục, Nguyễn Vy Khanh... và một vài người khác nữa.
Sau khi vừa phán xong, là ông phải chứng minh, tại sao ông số một uy tín nhất, ông số hai, uy tín nhì...

Chưa hết, sau đó, ông NMG còn phải chứng minh tiếp, mấy ông được nêu tên trên đây, đã tiến đến cõi vô thường, để các ông ấy ở vị trí nào cũng được, họ không ghen tức lẫn nhau, mà giết lẫn nhau, vì chỗ ngồi, trong câu văn của tôi:
Khi kê khai mà thiếu bất kỳ ai thì chết với họ. Có khi kể họ sau người khác cũng không được. Mà chẳng lẽ kê khai đồng hạng cả thì cũng không được.  NMG

Những nhà thơ nổi tiếng đều làm thơ tình, từ Xuân Diệu, Huy Cận (Ngậm Ngùi), Bích Khê (Tranh Lõa Thể), Hàn Mạc Tử (Tình Quê), đến Ðinh Hùng (Tự Tình Dưới Hoa), Vũ Hoàng Chương (Mười Hai Tháng Sáu), Nguyên Sa (Áo Lụa Hà Đông)... Những bài thơ trên chúng ta dễ tìm lại trên các website về Văn học Việt nam. KI

Câu trên, quá cẩu thả, theo Gấu.
Xuân Diệu, chẳng có mở ngặc đóng ngoặc.
Những nhà thơ đóng ngoặc mở ngoặc sau đó, bị đóng đinh vào thập tự thơ tình Việt Nam, bởi độc nhất một bài thơ của mỗi người, và bài thơ này, chưa chắc đã là thơ tình uy tín nhất của người đó.
Hoá ra là vì những bài thơ đó dễ kiếm thấy trên web nên nhà thơ Khế Iêm mới nêu ra.
*
Milosz viết về ông tổ bà tổ của chúng ta
, Adam và Eve, theo Kinh Thánh: Đức hạnh vĩ đại nhất của chuyện thánh, về ông tổ bà tổ của chúng ta, đó là, không thể hiểu được, và có lẽ chính vì thế mà nó nói với chúng ta, bằng một thứ quyền uy khổng lồ, vượt lên trên mọi dẫn giải. Đó là lý do tại sao Lev Shestov nói, thật khó mà tưởng tượng ra những người chăn cừu thất học, cứ thế ôm ấp, cưu mang, riêng cho họ, cái huyền thoại huyền bí đó, và triết gia phải đánh vật hàng bao ngàn năm vẫn chẳng thể nào giải ra được. (1)
Viết về Thơ Tình Việt là phải viết bằng cái giọng "ảnh hưởng từ Thánh Kinh", cũng nên!
(1) ADAM AND EVE.
The greatest virtue of the biblical tale about our first parents is that it is incomprehensible; perhaps that is why it speaks to us more powerfully than any rational explanation. This is why Lev Shestov says it is hard to imagine illiterate shepherds, on their own, dreaming up that mysterious myth which philosophers have been wracking their brains over for several thousand years.
Roland Barthes

Sự cứu rỗi cuối cùng
Hai lần trở về, đi đến đâu, khi đã đạt được một chút tin cậy, Gấu đều được hỏi, có thấy ở nước người, bọ nhiều, và dữ như ở Việt Nam.
Gấu thật khó trả lời. Làm sao cắt nghĩa được, trường hợp đang từ vô cực dương [Hãy nhớ lại giấc mơ của nhân loại, sáng ngủ dậy thấy mình là người Việt Nam], biến thành vô cực âm [Sáng ngủ dậy, biến thành bọ]. Làm sao nói cho họ hiểu, là ở đâu cũng có bọ, nhưng bọ ở Việt Nam khác hẳn bọ thế giới. Chưa có dân tộc nào có được "giấc mơ của cả nhân loại" như trên, thì làm sao có dân tộc nào có được thứ bọ Việt Nam?
Đây không phải là tình trạng vài con sâu làm rầu nồi canh, mà chính nồi canh đẻ ra sâu, ra bọ.
Thế mới kinh. Thế mới quái. Thế mới dị thường!
*9


Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Tôi [Manea] chẳng hề muốn cái tít ["Gấu, nhà văn", nếu hiểu], nhà văn, như là thằng thợ [Bưu điện] về ngôn ngữ. Còn về ông thợ săn, hì hục đặt bẫy rồi nằm chờ thu gom những chứng liệu, proofs, về sự chân thực - theo kiểu được gọi là văn chương tài liệu, the so-called documentary literature, thí dụ vậy, sự chân thực vốn được coi như là nhiều văn chương hơn, nhiều thú vị hơn, và chỉ là như vậy - tôi thực sự không tin, nghệ thuật hiện hữu ở bên ngoài sáng tạo. 



Gấu, nhà văn