Nhật Ký
|
Do tình trạng sức khoẻ, Tin Văn
sẽ ngưng update,
chừng hai, ba tháng, trước khi,
hoặc ngưng lâu hơn, tuy vẫn online,
hoặc nhờ người trông coi. Độc giả Tin Văn có thể download
tất cả các bài vở và sử dụng riêng cho
mình, ngoại trừ
những bài thuộc dạng giới
thiệu.
26 Tháng 11,
2006
Cẩn bạch. NQT
In The Heart of the Heartland
Margaret Atwood đọc
The Echo Maker, Người Làm Ra Tiếng Vang,
của Richard Powers, trên NYRB số đề ngày 21 Tháng Chạp 2006.
Chắc chẳng thể nào hơn Đào Trung Đạo !
/gochanoi/
/GT/canh_dong_bat_tan.html
/GT/ve_lam_gi.
/gioi_thieu_3/nqt_nlv
/GT/poem_huynhvan_tramthuy
/GT/chan_dung.
/GT/saigon_nho_qua
/GT/tho_ve_tho
/GT/dat_la_troi_quen
/GT/mot_minh
/GT/chia_tay
/GT/bay_gio
/GT/thu_cuoi_nam
/gioi_thieu_01/hoa_am_bui
/GT/su_lich.
/gioi_thieu_01/tuyet
/gioi_thieu_01/hoa_am_doc_huyen_cam
/GT/phocu_duongcam_xua
/Tho_Poetry/
Others
Độc giả Tin
Văn, 1.12.2006, lúc 3 giờ sáng: Vô đọc thơ. Thơ
NLV
Thơ vẫn số 1.
Tuyệt.
"Tớ sẽ ra sao nếu sinh ra
là người Đức, vào năm 1913, thay vì là Mẽo, vào năm 1967", Littell đã
từng tự hỏi chính mình.
Và, Gấu tự hỏi, nếu mi không bỏ chạy Miền Bắc vào năm 1954 ?
Mi sẽ biến thành một con bọ, nếu sống sót cuộc chiến?
Bài điểm sách của Justin Beplate trên TLS, số 17 Nov, tìm ra nối kết
giữa Meursault của Camus và Max, viên sĩ quan SS trong Les Bienveillantes: Look on these
horrors: The blood-soaked nightmares of an SS officer.
Les Bienveillantes
Ohran Pamuk
Chúc
mừng 5 năm talawas
Trần Thanh Hà
@
Bảo Ninh's, Hanoi, 2002
Truyện ngắn dưới đây, Gấu
thấy nó, lần đầu tiên trên tờ Diễn Đàn, báo giấy, và lập tức bị hớp
hồn.
Lần gặp tác giả ở Hà Nội, trước đó, tuy nghe giới thiệu, thì cũng biết
nhà văn
nhà viếc, nhưng không tin tưởng cho lắm !
Đẹp như thế này, viết văn chắc dở ẹc, đại khái vậy !
Gửi mail, hỏi, "em" trả lời, của em đó, nhưng em không hiểu, ai đưa nó
ra hải ngoại.
"Truyện của em khác với mấy người kia. Độc giả cũng không ưa...," có
lần mail tâm sự, khi bị gặng hỏi.
Chép, gửi cho một diễn đàn trên lưới, và nhận được câu trả lời: Tôi có
thói quen, chỉ đọc chừng vài hàng đầu một bài lạ, nếu ngửi không được,
thì
quăng sọt rác.
Gửi thêm cho một tác giả khác, là lời trả lời, "là cái truyện ngắn anh
chàng lính đảo ấy à...".
Gửi cho Văn, NXH vồ ngay lấy, đăng liền tù tì, xin thêm vài cái nữa. (1)
Ấy đấy, sự thưởng ngoạn văn học nó ly kỳ như vậy.
Xin trân trọng "tái giới thiệu" cùng bạn đọc Tin Văn. NQT
(1) Bản đăng trên Văn, NXH "thiến" mất câu này, trong lời giới thiệu:
"NHT chỉ mới tới sông
thôi...."
Tôi
Đã Kể Chuyện
"Tôi sẽ không kể gì, vì thực
ra chẳng
có gì mà kể, ở
chung quanh tôi, choáng ngợp khi tôi thức, khi tôi ngủ, vĩnh hằng là
trời nước,
mênh mông, thăm thẳm. Một đôi lần tôi trèo lên mỏm Độc, đấy là mỏm đá
cao nhất
và lớn nhất trong thế giới đá ở đảo chúng tôi, ngồi lặng rất lâu để
nhìn ra mặt
biển, nước biển thấm vào buổi hoàng hôn, xanh lóng lánh buổi trời mọc
và chói
chang nhức mắt buổi trưa bóng đứng, êm đềm và phẫn nộ, và đều đặn đến
tủi thân.
Tôi đã không ngồi được hơn mười lăm phút, gió làm tôi đơn độc, dù gió
mát mẻ và
dịu dàng biết bao, sự rộng rãi và hào phóng của biển khiến tôi hoảng
sợ.."
NHT chỉ mới tới
sông
thôi. Nghe nói, mới đây, viết truyện dài nhân chuyến đi đảo... Chờ coi
sao...”
Nhưng có thể giống NHT ở chi tiết này: Chiến là một ông
tướng về hưu chưa về hưu...
Xin mời bạn....
Jennifer Tran
Trân trọng giới thiệu một
ấn bản, khác, nữa, về Mậu Thân và Huế.
Chuyện
nhỏ
TTH
Rời
nhà ông già, Thịnh đi bộ qua thành phố, về ngang Hạ Trắng. Dẫu khuya
muộn quán vẫn chưa đóng cửa, trong im lìm, trong bao nhiêu mùi ngai
ngái quen thuộc, trong một trạng thái ơ hờ không vồ vập mà chẳng bỏ
lơi, Khánh Ly vẫn hát như nhiều năm về trước, như năm nào Nguyên còn
ngồi đây vai khẽ chạm vào Thịnh, im lặng thôi nhưng sao dịu dàng thế,
Người đã đến và Người sẽ về bên kia núi, từng câu nói và từng tiếng
cười... Thịnh lặng đi, ồ người này, sao cứ ca hát không mỏi mệt về phận
người. Còn lại gì, còn như lá kia bay đi... Thì sao Thịnh không thể coi
chuyện đó như không, để gọi Nguyên về, giữa Huế, giữa những ngày không
vui sướng gì mà thương xót bao nhiêu.
Thôi,
sớm mai Thịnh sẽ về Nong, về gặp Nguyên và nói rằng, thôi Nguyên, vậy,
đời chúng mình cũng đã buồn lắm rồi.
Trần Thanh Hà & Nguyên Ngọc & Gấu
@ Cà phê Điểm Hẹn, Rendez-Vous, Bờ Hồ, Hanoi, 2002
Gấu,
nhà văn
Nhà Hội
Lần ở trại cải tạo PVC, thực sự mà nói, Gấu không có cảm tưởng đi
tù. Trại thuộc một nông trường quốc doanh, ở lẫn vào với làng xóm. Tiêu
chuẩn tù cao hơn dân, bởi vì ngoài khẩu phần tù, còn thêm gia đình thăm
nuôi. Dân đói khủng khiếp, cứ mỗi lần lãnh khẩu phần ăn tù là trại viên
thường đem cho họ. Bù lại, họ coi tù như người trong gia đình.
Lần đầu Gấu Cái lên thăm, mấy ông trại viên thân với Gấu trố mắt nhìn,
hỏi, tại sao chị không mặc áo dài, tụi này thèm nhìn người thành phố
trong chiếc áo dài. Gấu Cái nói, sau ngày giải phóng, đâu còn cái nào,
bán hết lấy tiền mua gạo rồi.
Không có nhà hội. Hai vợ chồng chạy
qua nhà dân.
Lần đó, Gấu được tha, là nhờ Joseph Huỳnh Văn. Ông thi sĩ lúc đó làm
chủ nhiệm một hợp tác xã mộc.
Bèn ký một cái giấy, xác nhận, sẽ lấy trại viên Gấu làm thợ của hợp tác
xã.
|
|