Nhật Ký
|
Do tình trạng
sức khoẻ, Tin Văn
có thể sẽ ngưng update,
chừng hai, ba
tháng, trước khi, hoặc ngưng lâu hơn, tuy vẫn online,
hoặc nhờ người trông coi.
Độc giả Tin
Văn có thể download tất cả các bài vở và sử dụng riêng cho
mình,
ngoại trừ
những bài dạng giới thiệu.
26 Tháng 11,
2006
Cẩn bạch. NQT
Little Hotties: Barbie's new
rivals
Sexier than
Barbie.
Margaret
Talbot viết về đàn em của búp bê bà già Barbie
Người Nữu Ước,
4 Tháng Chạp 2006
Lại thêm một ông nữa được ban thưởng thuốc độc: Cơn đau bí ẩn của vị
cựu thủ tướng Nga.
"Tớ sẽ ra sao nếu sinh ra
là người Đức, vào năm 1913, thay vì là Mẽo, vào năm 1967", Littell đã
từng tự hỏi chính mình.
Và, Gấu tự hỏi, nếu mi không bỏ chạy Miền Bắc vào năm 1954 ?
Mi sẽ biến thành một con bọ, nếu sống sót cuộc chiến?
Bài điểm sách của Justin Beplate trên TLS, số 17 Nov, tìm ra nối kết
giữa Meursault của Camus và Max, viên sĩ quan SS trong Les Bienveillantes: Look on these
horrors: The blood-soaked nightmares of an SS officer.
Les Bienveillantes
Góc Hà Nội
Crys
Fucking (?!) Hà Lội
Hix liều mạng viết những
dòng này ngoài tiệm net ở khu phố
cổ, mặc cho con mẹ chủ tiệm ngó mình trâng trâng. Tớ có viết xong mà
bầm dập
mình mẩy thì mọi người hiểu cho nhé.
Để hiểu tại sao tớ lại bực bội như vậy, mong các bạn thông
cảm rằng về chủ quan, tớ đã là một con người kỳ thị.
1. Tớ phân biệt bọn thành phố với bọn tỉnh lẻ đua đòi.
2. Tớ phân biệt bọn thành phố sành điệu với bọn thành phố ra
vẻ sành điệu.
3. Tớ phân biệt Saigonese và mọi citizen khác.
*
Ngày 1: Ngày đầu tiên mọi việc rất khả quan, khách sạn đẹp, cổ kính
cũ kỹ, staff dễ thương ác.
Có điều, bất đồng ngôn ngữ. Nói cái gì cũng phải nói thật
chậm, và tớ đành nhịn đói cho đến khi có được món ăn mà mình có thể ăn
được. Đó
là món bún-riêu-có-thịt-bò-tái T___T
Đã cố gắng để tìm mua được cơm tấm, nhưng ở HN không ai hiểu
cơm tấm là cái gì cả. Không có cơm tấm, thậm chí họ không biết cơm tấm
là cái
gì!!!!! Staff ở khách sạn bảo rằng bây giờ người ta ăn cơm "tám", cơm
là từ gạo tên là "Tám", gạo dẻo thơm ngon gì đấy. Tớ bảo, ko, đó là
cơm làm từ hạt tấm, hạt gạo nát nát nhuyễn nhuyễn ấy. Thế là... "thời
buổi
này ai còn ăn cái thứ gạo chất lượng kém đó nữa, người ta chỉ ăn gạo
dẻo thơm
thôi em à" T___T
Ngày 2: Ngày kinh khủng với 1 tô phở nhạt thếch, không ai hiểu cái
tương đen mình cần bỏ vào phở cho nó có mùi vị là cái khỉ gió gì, vậy
là xem
như pó tay rùi. Không phở, không cơm tấm, không bún riêu.
Thức uống còn khủng hơn. Vào một quán gọi Mocha cà phê nó
vác ra cho Mocha bốc khói T___T
Hỏi có sữa tươi bỏ cà phê không, y như rằng, mắt chữ O mồm
chữ U, "Sữa tươi sao lại bỏ cà phê, bọn anh chỉ có cà phê sữa đá
thôi". Và tiếp, "Vậy thôi cho em một ly pạc sỉu". (1) "Em nói
cái gì cơ, bà xíu à".
Lạy chúa. Kiểu này tớ đã gầy sẽ càng gầy hơn. Hà Nội ko phải
là nơi thích hợp cho những người Sài Gòn kén ăn!
Chưa hết, internet ở phố cổ đúng là tra tấn. Tớ đã vào các
quán cà phê wi-fi (một số ít những nhân viên ở đây mới có thể hiểu
wi-fi là cái
gì), ngồi uống no nê bụng nước và nhìn cái chất lượng net chán chết
không đủ để
duyệt web T___T
Phố sá cũ kỹ, dơ bẩn, xấu xí. (2). Được cái trong lành, ít khói
bụi. Xe cộ thì hầu như là xe số, hiếm hoi mới kiếm được một chiếc tay
ga. Dân
HL chủ yếu chạy vespa thay cho Dylan, SH, và vespa thì vẽ xanh vẽ đỏ.
Sáng nay
còn bị stuck in khu Khương Thượng, một cái khu nhà đánh số lộn xộn và
phải trả
30k cho xe ôm vì chính nó cũng ko biết đường và chở mình đi lòng vòng,
hỏi mỏi
cả miệng.
Ngày hôm nay qua xong là khoẻ. Ngày mai tớ đi ra cửa khẩu.
ngay khi nhận đủ 50 con Mokona nhồi bông tớ sẽ bay ngay máy bay về Sài
Gòn.
[Trích từ blog của Crys].
(1) Pạc sỉu: cà phê sữa.
(2) Đọc đoạn thơ dưới đây.
Blog War
Lạ lùng nhất, là, lần Gấu
trở về Hà Nội, sau hơn nửa thế kỷ xa cách,
Gấu gặp anh bạn nhỏ tuổi hơn mình, ngày nào khóc đến sưng cả mắt vì Gấu
bỏ vô Nam.
Lẽ tất nhiên, làm gì có chuyện quỉ quái đến như thế, nhưng cái tay bạn
vong niên gặp sau này làm Gấu nhớ đến anh bạn ngày xửa ngày xưa.
Đẹp trai y như thế.
Quí mến Gấu y như thế.
Lo đủ thứ chuyện cho Gấu y như thế.
Thế mới lạ.
Có vẻ như Hà Nội rất mừng vì Gấu trở về.
(2) Ồn,
dơ, say, và xỉn,
Nhưng
chẳng ai độc ẩm ở đó,
Ở
những con phố sau của Hà Nội -
Mấy
tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu
Mấy
chị em ta khóc ròng khi nghe thơ của Gấu.
It's noisy and dirty and drunken,
But nobody
there drinks alone—
The
bartenders buy me my vodka,
And the
hookers cry at my poems.
THE BACK STREETS OF MOSCOW
Ohran Pamuk
Về thôi,
Nguyễn Lương Vỵ
Tôi vốn không giao du, xưa
nay chỉ
quen
hình dung mọi người qua tác phẩm, dù chữ nghĩa khéo hay là vụng về nhất
định
vẫn để lộ ra cho biết người đã sống và
viết. Nhưng lần này tôi không dằn được tò mò tìm cách hỏi thăm về
Nguyễn Lương
Vỵ.
NKT
"Tôi vốn không giao du", vậy mà biết toàn những chuyện Gấu chẳng hề
biết, về nhóm Tập San Văn Chương, mà trong đó có Gấu.
"Mấy tay
nầy ở đâu
ra, mãi sau này hỏi mới biết số anh em chủ trương có người là thầy Sáu
xuất
thân từ chủng viện, người ở trong chùa ra. Tập San Văn Chương tuy không
tuyên
bố nhưng qua những bài tiểu luận cho thấy các tác giả như muốn tiếp tục
hành
trình của nhóm Xuân Thu Nhã Tập trước đây với tham vọng đổi mới văn
chương và
làm sống lại hồn phương Đông."
Xuất thân chủng viện, ai vậy cà? Ở chùa ra, ai thế nhỉ ?
Tuy không tuyên bố?
Có chứ. Trong lời phi lộ, thay mặt cả nhóm, Gấu viết, viện một ý ngoại,
"khi định nghĩa nhà văn, một người được
thông tri
đầy đủ (những dữ kiện của thời đại anh ta đang sống), chúng tôi đã hoài
vọng
một điều: hãy đưa ra thật nhiều thông tin, hãy giới thiệu những dòng tư
tưởng
đang ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, rồi để cho người đọc tự do chọn
lựa,
theo khẩu vị của họ. Cho phép tôi dùng chữ khẩu vị, theo nghĩa của
Roland
Barthes: Chữ viết ở khắp nơi, khi mà những từ có mùi, có vị (tri thức,
savoir,
và mùi vị, saveur, trong tiếng La-tinh là cùng một nguồn).
Vả chăng, việc lập lại một cái tên theo dòng
thời gian, vốn vô thường, liệu có liên quan đến lịch sử, vốn ưa lập
lại? Hoặc
đến huyền thoại Quy Hồi Vĩnh Cửu, vốn rất hàm hồ?"
Tập San Văn Chương là gì ?
Quả nhiên
Tập San Văn
Chương như là một cuộc chơi ra được bốn số.
NKT
Gấu sự thực không nhớ TSVC ra được mấy số, nhưng nó chết hoàn toàn do
anh quản lý tờ báo, Nguyễn Tường Giang, lười đi lấy quảng cáo. Anh là
bác sĩ, có nhiều thân chủ, chỉ cần anh đi một vòng, là đủ đến hẹn lại
lên.
Ngoài ra TSVC có nhà in nhà, sở phí rất nhẹ.
VỀ
LÀM CHI ?
Về thôi, nước nhà độc lập rồi !
Cựu
chủ viết về nhân viên cũ
.. do một người bạn gửi
cho, không đề
rõ
xuất xứ. Tôi tóm tắt mấy điểm chính,
theo như tôi hiểu..."Tôi hiểu rằng Diễn Đàn không
muốn tranh luận với những tờ báo như vậy. Song sự im lặng của quý vị có
thể bị hiểu là kênh kiệu."
Nếu chịu khó tra từ điển, ông sẽ biết là oanh chỉ có nghĩa là ầm ầm, và rộng
hơn là nã, bắn ầm...
Nguồn
Gấu tin rằng, vị độc giả biết rõ xuất xứ, và, nếu không biết, thì cũng
đã hỏi người bạn.
Gấu cũng có đọc bài báo đó, trong một số bài khác nữa, sau khi PXA mất.
Nhưng vị độc giả giấu xuất xứ, là để nhấn mạnh thái độ kênh kiệu, có
thực, của
tờ báo điên cuồng chống bọn chống cộng điên cuồng, theo Gấu.
Vị độc giả này rất là người Hà Nội, theo một nghĩa nào đó, về nó, như
đang
tranh luận mấy bữa nay, ở trên net.
Nhưng tay đệ tử, khi đăng, lại không phải là người Hà
Nội.
Anh ta đọc không ra.
Và, anh ta tưởng, đăng "nguyên con" như thế, là "phong thánh" cho tờ
báo:
Mấy tờ lá cải, để ý làm gì, vì ông là độc giả của báo, ông lại
nêu ra, nên chúng tôi đành phải trả lời. Trả lời ông, chứ không phải
trả
lời bài báo.
Tuy nhiên, nó gây phản ứng ngược.
Vì sẽ có người bực mình, đếch bắt chước người Hà Nội, mà, lập lại lời
Bé Crys:
F... Dzu! Dzu là thứ cứt đái gì mà kênh kiệu?
*
Trở lại chuyện tra từ điển.
Nhà văn Lâm Chương có lần cho biết, ông không biết nghĩa của từ hận
thù, cho tới khi đi tù VC.
Cũng theo ý đó, Léon
Bloy viết:
L'homme
a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la
douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến
khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
[W.G.
Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về
Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the
Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis, trong
"Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction",
nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức].
Gấu,
nhà văn Nhà Hội
Lần ở trại cải tạo PVC, thực sự mà nói, Gấu không có cảm tưởng đi
tù. Trại thuộc một nông trường quốc doanh, ở lẫn vào với làng xóm. Tiêu
chuẩn tù cao hơn dân, bởi vì ngoài khẩu phần tù, còn thêm gia đình thăm
nuôi. Dân đói khủng khiếp, cứ mỗi lần lãnh khẩu phần ăn tù là trại viên
thường đem cho họ. Bù lại, họ coi tù như người trong gia đình.
Lần đầu Gấu Cái lên thăm, mấy ông trại viên thân với Gấu trố mắt nhìn,
hỏi, tại sao chị không mặc áo dài, tụi này thèm nhìn người thành phố
trong chiếc áo dài. Gấu Cái nói, sau ngày giải phóng, đâu còn cái nào,
bán hết lấy tiền mua gạo rồi.
Không có nhà hội. Hai vợ chồng chạy
qua nhà dân.
Lần đó, Gấu được tha, là nhờ Joseph Huỳnh Văn. Ông thi sĩ lúc đó làm
chủ nhiệm một hợp tác xã mộc.
Bèn ký một cái giấy, xác nhận, sẽ lấy trại viên Gấu làm thợ của hợp tác
xã.
|
|