*
Nhật Ký










*

Trân trọng kính mời độc giả
Tin Văn @ Tiểu Sài Gòn
ghé thăm phòng tranh
Đinh Cường & Trịnh Cung & Rừng
& Nguyễn Trọng Khôi & Nguyễn Đình Thuần
tại Việt Báo Gallery
khai mạc ngày 25 Tháng 11 2006

La fin d'un espion parti en guerre contre Poutine
Tay điệp viên Nga, một mình chống lại Putin và chế độ, được điện Cẩm Linh ban thưởng thuốc độc, đã chết.
Bài trên BBC

*
Những cuộc đời của Bà Bovary
[Cuốn này Hoàng Hải Thuỷ đã từng phóng tác, với cái tên Bà Bô]
Tuổi trẻ mới của cuốn tiểu thuyết của Flaubert.
Trong, có thể có, tuổi trẻ của
 Bóng Đè, Lê Vân Yêu và Sống... ?

*
Ohran Pamuk
 "Người, mà, trong khi đi tìm hồn thiêng (1) buồn bã của thành phố quê hương của mình, đã kiếm thấy những hình ảnh tâm linh mới mẻ, cho cuộc chiến đấu và quấn quít lấy nhau, của những nền văn hoá".
"who in the quest for the melancholic soul of his native city has discovered new symbols for the clash and interlacing of cultures."
(1) Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể...
... Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố, trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù.
Lần Cuối Sài Gòn

Về thôi, Nguyễn Lương Vỵ
 VỀ LÀM CHI ?
Về thôi, nước nhà độc lập rồi !

Chúc mừng 5 năm talawas
Gấu bỗng nhớ những ngày mới làm quen talawas, bị đòn hội chợ, được một số tác giả, độc giả chưa từng quen biết, đỡ đòn giùm, bà chủ quán, cám cảnh cho thân phận Gấu, bực dọc nữa, bèn hất hàm, tại sao anh không chịu lên tiếng. Thấy Gấu vưỡn lắc đầu quầy quậy, bà than, anh già rồi chăng, còn tui, hả, tui ưa ồn ào, náo nhiệt...
Ôi chao, giá mà bà đã từng biết Gấu, những ngày có biệt danh tên sa đích văn nghệ...
Bây giờ tới lượt Gấu Cái lo. Đây là dấu hiệu sắp đi.
 Cũng may, bà đã làm sẵn văn tế.
Bà biểu, đợi tới lúc anh đi rồi, làm sao đọc ?
Đọc ai nghe ?
Văn Tế

NV: Một trong những ấn tượng đến Mỹ khá đặc biệt đó là, tôi mà tình cờ được chứng kiến một buổi ra mắt sách ở San Jose. Một buổi sinh hoạt có tính văn hóa, tôi đã chứng kiến một hiện tượng có thể là bình thường ở Mỹ, nhưng không bình thường đối với một người như tôi ở trong nước. Trên sân khấu có treo cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hòa, buổi ra mắt sách được khai mạc bằng lễ chào cờ, hát quốc ca Mỹ và sau đó hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, tôi hơi bị sốc. Tôi không tưởng tượng được, thí dụ ở Việt Nam, trong một cuộc ra mắt sách có treo cờ sau đó hát một bản quốc ca.
Vietweekly
Sự kiện treo cờ, hát quốc ca VNCH, theo Gấu, nó chỉ có ý nghĩa, như là tưởng nhớ mảnh đất họ phải bỏ ra đi. Không treo, không hát có nghĩa là quên hẳn.
Trong câu trả lởi của Nguyễn Viện hàm ý đó: Tôi không tưởng tượng được, thí dụ ở Việt Nam, trong một cuộc ra mắt sách có treo cờ sau đó hát một bản quốc ca.
NV: Có nhận xét rằng, người Việt Nam hay bị chính trị hóa trong sinh hoạt văn hóa. Tôi thấy dường như ở nước Mỹ, tình trạng chính trị hóa trong sinh hoạt văn hóa có vẻ nặng nề hơn.
Sự kiện này NV cũng đã tự trả lời rồi, trong câu: Tôi ở Little Saigon chưa tới một tuần lễ, hôm trước đến Orange County 2 ngày, lần này quay trở lại cũng trong vòng 2 ngày, thành ra những ấn tượng về Little Saigon quá ít. Có lẽ đây là một thành phố mà quả thật không cần phải nói tiếng Anh, người Việt gần như là làm chủ khu vực Bolsa, tôi nghĩ đó là điều đáng mừng.
Nói rõ hơn, ở đâu thì cũng vậy, nhưng ở Mỹ, nhiều người Việt, nên nó nổi bật lên thôi.
VW: Những trang báo điện tử ở hải ngoại có đăng những bài viết của ông, trên những trang diễn đàn văn học điện tử hải ngoại đăng những bài viết của ông như vậy, ông có bị khó khăn vì những ý tưởng của mình ở trong cũng như ngoài nước không?
NV: Phải nói một cách hết sức thành thật là, có thể có những khó khăn gián tiếp nào đó mà mình không thấy nhưng khó khăn trực tiếp không bị gì cả. Hiện nay, ở trong nước, tôi vẫn đi làm bình thường. Tôi vẫn viết những điều tôi suy nghĩ, tôi vẫn tiếp tục phổ biến, cho tới giờ phút này.
Sự kiện NV viết, dữ dằn, về chế độ, nhưng không gặp khó khăn, thì cũng dễ hiểu thôi. Trong cái xấu của chế độ, phải có cái đẹp của những trang viết của những người như NV, về nó.
Dữ, đẹp, đực, nhưng vô hại. [1]
Khác những trang của DTH, thí dụ.
(1) Về "Đực", Gấu nhớ, có đọc, một nhận xét của ông, về đàn bà, đại khái, chỉ khi nào ông đưa được cây gậy của ông, vô trong, thì lúc đó, ông mới có thể nhận xét được.
Về "vô hại", xin post lại ở đây, nhận xét của Norman Manea.
... Một vài tác giả, tự dán cho họ ba đồ trang trí làm sẵn, từ những hình tượng nổi tiếng, bèn lập tức tạo khoảng cách, giữa chính họ và những đồng nghiệp, ra cái điều, chỉ có ta đây mới là kẻ tự đóng đinh vào thập tự thơ, chỉ ta đây, bảnh, chẳng những ngang hàng, mà có thể còn hơn, cả Nguyễn Du! [Tại sao lại phải khóc, lại phải năn nỉ hậu thế, cái anh già lẩm cẩm này!].
Hậu quả là, chính họ cũng chẳng làm được gì cho văn chương, nói chung, và cũng chẳng giúp được cho những nhà văn bận bịu với đề tài chính trị, nói riêng; bởi vì chỉ làm tăng thêm sự nghi kỵ, và gây căm phẫn, bực bội. Trong một cuộc thăm dò, survey, trên tạp chí hàng kỳ Amfiteatru [Đại Hý Viện], một tác giả khẳng định, viện dẫn thứ tiểu thuyết chính trị phổ thông, "những cuốn sách được xuất bản gần đây, bầy ra một thứ can đảm nửa vời, nghĩa là, được xuất bản, với sự cho phép của công an, with the permssion from the police! [Tác giả, Manea, nhấn mạnh].
Nhà văn, thứ lương tâm đồng loại có thể tin tưởng
Ông NV này, trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi, về Việt Nam làm sao tìm ông, "Cứ thấy thằng chả nào dán ở trán hai chữ tự do, là chính hắn đấy". (1)
La liberté, c'est moi. (2)
Theo kiểu Flaubert: Bà Bovary, là tôi.
I mistrusted those who professionalized their laments and I hated those who provoked them.
Manea
Tôi không tin mấy thằng chả trở thành nhà nghề, chỉ với những lời khóc than, những giọt nước mắt của họ, và tôi ghét, những kẻ khiến kẻ khác than thở, khóc lóc.

(1) Với những thi sĩ/văn sĩ hải ngoại, ông muốn cho họ thấy điều gì quí nhất trên trán ông và trong túi ông?
NV: Quí nhất ở trên trán tôi có hai chữ TỰ DO. Và trong túi quần tôi là chiếc điện thoại di động, thẻ ATM và cái Passport.
Nguồn
(2) Ông Diệm đã từng phán, sau lưng hiến pháp, còn có tôi, vài ngày trước khi bị làm thịt.

Cựu chủ viết về nhân viên cũ
Nhân nói chuyện Chiến Tranh Lạnh, một cuốn sách mới ra lò "ngợi ca" cái gọi là lý luận nhà quê của anh Sài, anh Lê, anh Lựu, tức đám Yankee mũi tẹt [thực ra, ở đây, của Ông Trùm Khrushchev], chính nó đã đưa đến chiến thắng Miền Nam.
Nhưng cái lý luận nhà quê của mấy ảnh là như thế nào?
Đó là: Dọa dẫm chúng vừa đủ, để chúng lòi ra, điều mình muốn.
[Scare your opponent enough, and he will give you what you want].