*
Nhật Ký










*

Tin Văn gặp trục trặc disk space, phải lấy xuống images files & some old archives
Cẩn bạch

Lá thư Grass viết cho một học viện Israel giọi thêm chút ánh sáng về cái vụ ông không chịu bỏ chạy lịch sử mà không có tí cứt ở trên người.
Thư được viết khi học viện này rút bỏ quyết định phát bằng khen ông nhà văn Nobel, và yêu cầu ông giải thích về cái vụ hung hăng con bọ xít gia nhập SS.
Tí cứt đó, lần này, ông gọi là vết chàm "Cain" [nghĩa 'nôm na' là Yankee mũi tẹt làm thịt thằng em Abel Nam Bộ]
Grass và SS

Trân trọng kính mời độc giả
Tin Văn @ Tiểu Sài Gòn
ghé thăm phòng tranh
Đinh Cường & Trịnh Cung & Rừng
& Nguyễn Trọng Khôi & Nguyễn Đình Thuần
tại Việt Báo Gallery
khai mạc ngày 25 Tháng 11 2006

Les Bienveillantes

Chúc mừng 5 năm talawas

Nhưng nguy hiểm nhất, talawas tạo ra một hiện trường giả, hay thật chưa biết, để cho đám nhà văn ở trong nước xả xú bắp, và sau đó, chịu đựng tiếp, đầu bị cùm.

Gấu bỗng nhớ câu chuyện tiếu lâm, về một chú chó Đông Đức lạc qua Tây Đức, thấy chú chó Tây Đức bị chủ xiềng trước nhà, bèn lên lớp, tại sao mày không chịu vùng lên, làm cách mạng, chú chó kia bèn hỏi lại, thế ở bên đó độc lập tự do, chó làm chủ, sao còn mò qua đây. Anh kia len lén nhìn quanh, thấy im ắng, bèn nói thật, thì mày lâu lâu cũng cho phép tao qua đây thăm mày, nhân tiện sủa bậy vài tiếng chứ !
*
Bài viết này được gợi ý từ talawas.
Mới đây, nhân vụ một ông trùm nhà văn VC ôm cả đống giải thưởng, Gấu kể một trường hợp phát giải thưởng VHNT của miền nam trước đây, và gửi cho talawas; bà chủ cám ơn, và, lịch sự hỏi kèm một câu, hồi này anh ít viết cho talawas, thế là Gấu đi một đường thừa thắng xông lên, hãy dành cho Gấu 'một góc này chỉ biết rong chơi' [TCS]. Bà chủ 'sorry', nói, talawas chưa có policy dành đất cho riêng một tác giả; vả chăng, ai muốn đọc NQT thì cứ vô tanvien.net. (1)

Thẳng và hách ! Rất PTH !

Gấu cứ nghĩ trong đầu, bà chủ quán sẽ nói, anh nói cho dzui thôi, chứ anh đâu cần, anh có cả một tanvien.net thì còn cần gì một góc talawas.
Nhưng, khi đọc câu trả lời, thì một câu hỏi khác bật ra.
NQT không, nhưng tại sao những anh em kia, cũng không?
Theo ý đó, Gấu cầu chúc, tất cả những thành viên của talawas, kể cả bà chủ, mỗi người có một góc, để  viết mỗi ngày.
Chúc mừng sinh nhật lần thứ năm talawas. NQT

(1) Khác hẳn policy của Tin Văn: Bất cứ thi văn hữu nào, có bài giới thiệu trên Tin Văn, là có ngay một trang riêng, tha hồ mà viết. Vả chăng, giả như bà chủ gật đầu, biết đâu, Gấu này "phong kiếm qui ẩn", xuống tóc, xin qui y phái Nga My, (2) ngày đêm tụng kinh sám hối quãng đời càn dỡ trên chốn giang hồ !
(2) Trưởng môn phái Nga My đã từng được Mai Thảo ban cho HDT. NQT

The Ruler and his henchmen
 Portrait of an African kleptocracy
Nếu "Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành chỉ có “một nửa”; trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát công cộng của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng tư của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó là tính nhiệm mầu của ông," như Rushdie nhận định, thì, tới Ngugi wa Thiong'o, tại Kynia, quê hương của ông, huyền ảo chính là thực tại.
*
Hiện tượng Lê Vân, theo Gấu, một cách nào đó, vẫn nằm trong dòng "hiện thực huyền ảo", ở những xã hội chỉ có một nửa,. Nó lật ngược [lại lật ngược ! ] chủ nghĩa nói dối ngày nào.

Thư tín
1-Ông viết: " Trên Người Việt, thấy có bài của ông phê bình gia Nguyễn Mạnh Trinh, viết về nhà văn "Gabo".
Khổ một nỗi, cái tên của ông ta, ông này cũng viết sai.
Tên của ông ta gồm hai chữ Garcia Marquez, nghĩa là, chữ Garcia không thể viết tắt được, theo cái kiểu mà ông NMT này viết tắt.
Tên đầy đủ của ông này là Gabriel Jose Garcia Marquez và thường được gọi là Gabo (tên gọi thân mật của Gabriel).
2-Ông dịch bài thơ Lưu Vong:
"Có những bàn tay dưới mặt bàn. (table)
Có một bông hồng trầm ngâm.
Đúng ra:
Có những bàn tay dưới cát. (sable)
Có một bông hồng trầm ngâm.
Đường xa ...mắt mờ? :-)
Kính
G.
Phúc đáp: Muôn vàn cảm tạ.
1. Đúng như vậy. Nhưng Garcia không thể nào viết tắt.
2. Đúng như vậy. Đường xa mắt mờ, một phần, thêm chữ 'hồng" làm nhoè nhoẹt mặt người, và chữ. Tôi dịch bài thơ, chỉ vì hình ảnh "bông hồng trầm ngâm".
Sẽ sửa lại.
Kính.
NQT
TB: Tôi nhớ ra rồi, bàn [table] chứ không phải cát [sable], vì bàn kết hợp với bông hồng sầu muộn. Đây là cảnh đã xẩy ra ở ngoài đời, tôi lẫn lộn giữa dịch và sống lại một kỷ niệm.
Cám ơn bạn một lần nữa. NQT

"Khi đứng dậy sửa soạn đi ra, đột nhiên chàng nói, 'Tay em đến bây giờ vẫn còn lạnh'. Lạnh, lạnh, chợt tôi rùng mình, có phải chàng định nói..."
Lan Hương

Tưởng Niệm Cách Mạng Hung
Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Làm Thơ Ở Sài Gòn
Nhân talawas kỷ niệm 5 năm, Gấu nhớ một lần viết một bài về NHT cho diễn đàn này. Viết gửi, rồi lại viết gửi, không biết bao nhiêu lần, đến nỗi bà chủ quán thương hại, tại sao anh lại khổ cực vì một bài viết đến như thế, anh cứ sửa đi sửa lại mãi cũng đâu có được, tốt hơn hết, là chấm dứt nó, rồi viết một bài khác.
Gấu trả lời, cái bài viết này, không làm sao chấm dứt được.

Cựu chủ viết về nhân viên cũ

 -Các anh còn gì để mà bàn giao?
Sau này, nghĩ lại [sống lại], cái xen trên, tôi nghĩ, bất cứ một người Việt Nam nào thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba... cũng có thể thay thế ông Dương Văn Minh, để mà trả lời:
-Còn chứ, còn tấm bản đồ Việt Nam rách nát mà tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ làm cho nó lành lặn như xưa.
Bởi vì mấy ông vi-xi từ chối nhận nó, nên người Việt đành phải vượt biển mang tấm bản đồ tỉ lệ xích 1/1 rách nát đó ra bên ngoài.
Có một thời, người ta gọi nó, là bản đồ da beo.

 Một trong những hành động "giao lưu, hòa giải, nhưng "hụt", đầu tiên, giữa nhà văn hai miền, trong thời gian chiến tranh, là ngay sau khi ông Diệm vừa bị đệ tử làm thịt, do một tờ báo Mẽo, tờ Time, toan tính thực hiện. Người "móc nối" là Cao Bồi, tức tướng điệp viên Phạm Xuân Ẩn, lúc đó là phóng viên của tờ báo trên.

Người mà Time tính chọn làm đại diện cho giới viết văn miền bắc, là Nguyễn Tuân.
Nhà văn miền nam, là một người mà Gấu tôi biết, nhưng không được phép tiết lộ danh tính.

Vào thời kỳ đó, tôi còn nhớ, tờ Life thì phải, làm một số đặc biệt về miền bắc, với những hình ảnh, thí dụ, những thanh niên miền bắc nghiêm trang, kính cẩn bước vào chiếu, ngồi nghe đọc thơ dưới ánh nến, khi tiếng bom đạn vừa dịu xuống. Có thể nói, cả cuộc chiến như thế đó, miền nam chẳng có lấy một hình ảnh nói lên cái đẹp của cuộc sống, cái lý tưởng của chiến tranh vệ quốc: Bởi vì, nói gì thì nói, sau này lịch sử sẽ gọi, đây là một cuộc chiến tranh vệ quốc, không phải của Việt Nam, mà là của Miền Nam Việt Nam, không phải bởi  vì những gì xẩy ra trước, trong, mà là sau chiến tranh. Ngay từ năm 1975, trong một cuộc gặp gỡ trên đài truyền hình Pháp, trong chương trình văn học D' Apostrophes, người khổng lồ sống sót ba cơn đại dịch của thế kỷ 20, chiến tranh, ung thư và những trại tù, Solzhenitsyn, tác giả Quần Đảo Gulag, đã tiên đoán, miền bắc sẽ nắm lấy miền nam.
Trong cả cuộc chiến đó, chỉ có một hình ảnh nói lên sự tàn nhẫn của những người ở phía bên kia, là bức hình tờ Time dùng làm hình bìa cho một số báo của họ, hình như thời gian sau khi ông Diệm mất. Hình một ông xã trưởng miền nam, bị du kích chặt đầu, để cái đầu lên bụng dằn bản án, đây là một tên Việt gian, một tên Ngụy. Bức hình làm cả thế giới bữa đó không thể ăn sáng, uống 'cà phe".
Nếu đi hết biển


Gấu, nhà văn

"... và tại sao thi sĩ cho một thời khốn kiếp? ai điếu "Bánh Mì và Rượu Vang" của Holderlin, hỏi.
Chúng ta, ngày này, [sau 30 Tháng Tư, với chúng ta, những cư dân của Sài Gòn. NQT], khá rành câu hỏi. Nhưng làm sao nắm bắt câu trả lời mà nhà thơ Đức đem đến cho chúng ta?
"... và thi sĩ để làm cái quái gì cho một thời khốn kiếp?"
Từ "thời" ở đây, có nghĩa thời kỳ mà chúng ta còn thuộc về nó. Bởi vì, với kinh nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và cái chết của Chúa Ky Tô đánh "dấu ấn" cho sự bắt đầu chấm dứt ngày của những vị thần. Đêm xuống. Kể từ đó, ba ngôi tụ lại - Herakles, Dionysos, and Christ - rời bỏ thế giới, buổi chiều tàn đời của thế giới ngả dần sang đêm tối của nó.

Heideigger: Thơ ca, Ngôn ngữ, Tư Tưởng

Buổi chiều tàn đời của Sài Gòn ngả dần vào đêm tối của nó.... "Trong những đêm chập chờn mất ngủ hồn thiêng của Sài Gòn thức giấc ở trong tôi..."
Lần Cuối Sài Gòn