Nhật Ký
|
Lá
thư Grass viết cho một học viện Israel giọi thêm chút ánh sáng
về cái vụ ông không chịu bỏ chạy lịch sử mà không có tí cứt ở trên
người.
Thư được viết khi học viện này rút bỏ quyết định phát bằng khen ông nhà
văn Nobel, và yêu cầu ông giải thích về cái vụ hung hăng con bọ xít gia
nhập SS.
Tí
cứt đó, lần này, ông gọi là vết chàm
"Cain" [nghĩa 'nôm na' là Yankee mũi tẹt làm thịt thằng em Abel
Nam Bộ]
Trên tờ Điểm Sách London
số
đề ngày 2 Tháng 11, bài của Neal Ascherson, Sự Im Lặng của Gunter
Grass, đưa ra nhiều chi tiết lý thú về một tí cứt làm nên mùi vị của
nhà văn Nobel này. Tin Văn sẽ đi vài đường diễn nghĩa khi nào rảnh rang.
Grass
và SS
Trân trọng kính mời độc giả
Tin
Văn @ Tiểu Sài Gòn
ghé thăm phòng
tranh
Đinh Cường
& Trịnh Cung & Rừng
& Nguyễn
Trọng Khôi & Nguyễn Đình Thuần
tại Việt Báo
Gallery
khai mạc ngày
25 Tháng 11 2006
Les
Bienveillantes
Chúc
mừng 5 năm talawas
Bất cứ một tạp chí, độc giả mua và đọc, là do những tác giả thường
xuyên có mặt, tạo nên những dấu ấn cho nó.
Cho phép Gấu này phách lối một tí ở đây: Những ngày đầu tái xuất
giang hồ, Gấu vừa viết một cái là nổi đình nổi đám liền, trở thành
một trong những dấu ấn hách xì xằng của tờ Văn Học của Nguyễn Mộng
Giác, bên cạnh
những dấu ấn cũng thật hách xì xằng, như Tạ Chí Đại Trường, Trúc Chi,
Thạch Hãn. "Mày vừa viết một cái là có hồi âm từ độc giả liền tù tì,
trường hợp của mày là số 1 ở hải ngoại. Trước mày, viết cứ như là viết
vào hư vô." "Ông viết văn bằng cách viết tạp ghi," có lần ông chủ
báo nhận xét". Ngôn từ mày tao của Gấu, ông nhà văn nhớn chưa bao giờ
sử dụng thứ ngôn từ này.
Giở bất cứ một tạp chí văn học, là thấy ngay "chân lý". Nhất là mấy tờ
báo Tây. Sổ Tay của Bernard-Henry Lévy trên tờ Le Point; Nguỵ Tín,
Mauvaise Foi, của Beigbeder trên tờ Đọc, Lire... Hồi này, Gấu
mua tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, phần lớn là do bài viết
của Linda Lê, vị nữ thủ lĩnh trụ trì
ngôi đền văn học cổ điển Tây Phương. Thế mới ghê ! Một nữ văn sĩ Mít !
Talawas không làm được điều này. Những ngày đầu, bà chủ quán hay có
bài, nhưng có thể, như bà viết mail "căn dặn" Gấu, talawas là của một
số anh em, bà lui dần vào bóng tối, nhường chỗ cho mấy anh em, nhưng
chẳng thấy anh em nào xuất hiện, và nếu có xuất hiện cũng như năm thì
mười họa, và thế là talawas vẫn của PTH nhưng không có [bài của] PTH.
PTH trở thành vị thủ lĩnh trong bóng tối, chữ này của PTH khi viết về
Trần Dần. Như một trù ẻo, hay như một lời tiên tri? Ghét của nào
Trời trao của đó ? Dù rũ bụi
cũng không dám ? Thế thì cho Ta [Ông Trời] cho mi đóng vai vị thủ lĩnh
coi có khác đi tí nào
không.
Biết đâu PTH trong vai vị nữ thủ lĩnh trong bóng tối, vận mệnh
văn học VN, trong và ngoài đều đổi khác ?
Nhưng 5 năm trời trôi qua, talawas càng ngày càng có nhiều độc giả,
nhưng những mục tiêu mà nó đề ra, càng ngày càng lui vào bóng tối.
Đúng là thiên sứ mang thông điệp: Ý Trời !
Gấu nhớ, có lần PTH cho biết, một thi sĩ ở trong nước viết mail,
talawas là một chợ cá.
Gấu không nghĩ sự tình tồi tệ đến như thế, nhưng giả dụ, một
độc giả trong nước, sau khi làm đủ mọi thủ thuật cắt đuôi công an net,
tới được talawas, và đọc bài, thí dụ, sau khi họp hành xong về sứ mệnh
văn học VN thời hậu đổi mới, mấy ông chủ tọa ra bên ngoài phòng họp
choảng nhau, họ sẽ thất vọng tới cỡ nào?
Họ đâu có muốn đọc những bài đó, bởi vì họ đã chứng kiến tận mắt những
sự kiện đó?
Nhưng nguy hiểm nhất, talawas tạo ra một hiện trường giả, hay thật chưa
biết, để cho đám nhà văn ở trong nước xả xú bắp, và sau đó, chịu đựng
tiếp, đầu bị cùm.
Gấu bỗng nhớ câu chuyện tiếu lâm, về một chú chó Đông Đức lạc qua Tây
Đức, thấy chú chó Tây Đức bị chủ xiềng trước nhà, bèn lên lớp, tại sao
mày không chịu vùng lên, làm cách mạng, chú chó kia bèn hỏi lại, thế ở
bên đó độc lập tự do, chó làm chủ, sao còn mò qua đây. Anh kia len lén
nhìn quanh, thấy im ắng,
bèn nói thật, thì mày lâu lâu cũng cho phép tao qua đây thăm mày, nhân
tiện sủa bậy vài tiếng chứ !
Portrait of an
African kleptocracy
Tạp Ghi Văn Nghệ: Hiện
thực và Huyền ảo: G .G. Marquez.
Nguồn
Trên Người Việt, thấy có bài của ông phê bình gia Nguyễn Mạnh Trinh,
viết về nhà văn "Gabo".
Khổ một nỗi, cái tên của ông
ta, ông này cũng viết sai.
*
Tình
Yêu Thời Thổ Tả, cái gì vậy cà?
Sau
khi ông con được người yêu cho phép gặp mặt, bà mẹ biết
liền, bởi vì ông con trai nói không ra tiếng, đêm nằm ngủ gãi sồn sột,
lăn qua
lăn lại, đập mình đập mẩy, mất tiêu luôn khẩu vị. Ghê gớm hơn nữa,
trong thời
gian chờ đợi người yêu trả lời thư, tình trạng ông con ngày càng trở
nên nguy
kịch: ỉa chẩy, ói mửa… bà mẹ đưa đi bác sĩ cấp cứu, và sau cùng đành
kết luận:
những triệu chứng của tình yêu giống “y chang” những triệu chứng của
bịnh thổ
tả!
*
Ở Mỹ Châu La Tinh,
thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực bị
bưng bít
đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn một sự thực
độc nhất,
đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez
không có
tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề
đại
chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển
chiết ra
từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích
thực của
Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành chỉ có “một
nửa”; trong
đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ,
trong đó sự
tham nhũng, thối nát công cộng của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng
tư của
từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu
thuyết của
Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều
xẩy ra
hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ
trụ văn
chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở
trên
mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có
thực. Và
đó là tính nhiệm mầu của ông.
Tình Yêu Thời Thổ Tả
Huyền ảo, quái dị, thần kỳ.... là một thể loại văn học hoàn toàn riêng
rẽ, không liên quan gì đến thực tại. Nó có, nhằm thỏa mãn trí tưởng
tượng, và, còn giúp con người vượt qua những hoàn
cảnh giới hạn, như sinh lão bệnh tử...
Hiện thực
huyền ảo là một thể loại văn học, hiện thực trước đã, rồi huyền ảo, như
là tính chất của nó.
Có thể chỉ có một thứ văn học huyền ảo, nhưng có
quá nhiều thứ văn chương hiện thực: hiện thực xã hội, hiện
thực tư bản, hiện thực trưởng giả, hiện thực cách mạng, hiện thực phản
cách mạng... và hiện thực huyền ảo.
Bài viết của NMT quá tạp, thành thử
thật khó mà hiểu được tại sao ông lại đặt cho văn của Garcia Marquez là
"Hiện Thực và Huyền Ảo", nhưng, có vẻ cả bài viết tụ lại ở những câu
phán sau đây, chính chúng, lại phản lại ông, bởi vì "có vẻ" như ông
chưa đọc G.G. Marquez". [Tôi để nguyên những lỗi chính tả của đoạn
trích dẫn, dưới đây].
"Mẫu đối thoại trên là một lối nói ám chỉ một phương cách
thẩm thấu văn chương tệ. Người học trò muốn biết vẽ mà không chịu học
cách kẻ
đường thẳng, không chịu học cách pha màu, không chịu bẩn bàn tay vào
công việc
ký họa. Cũng như muốn lái xe mà không chịu học cách cầm lái, muốn nhận
thức cái
đẹp của nghệ thuật mà không chịu ngắm nhìn suy tưởng. Cũng như những
học trò
của GG Marquez, muốn đọc và tìm kiếm sự tân kỳ mà không chịu tìm hiểu
từ những
ý thức và sự kiện bắt đấu. Cũng như đọc “Trăm năm cô đơn” mà không chịu
tìm
hiểu lịch sử xứ Colombie, cũng như trải qua những biên niên sử nhiều
đời qua
sách vở mà không chịu đối chiếu với thực tế. Và mẫu đối thoại trên đã
mở cánh
cửa cho tôi, đi vào thế giới của hiện thực và huyền ảo trộn lẫn...
".
Nếu đúng như NMT phán, thì Gấu này quả cũng thuộc loại thẩm thấu văn
chương tệ, vì đọcTrăm Năm Cô Đơn của Garcia Marquez mà chẳng biết
một tí gì về lịch sử xứ Colombie.
*
Nếu "Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển
chiết ra
từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích
thực của
Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành chỉ có “một
nửa”; trong
đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ,
trong đó sự
tham nhũng, thối nát công cộng của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng
tư của
từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu
thuyết của
Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều
xẩy ra
hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ
trụ văn
chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở
trên
mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có
thực. Và
đó là tính nhiệm mầu của ông," như Rushdie nhận định, thì, tới Ngugi wa Thiong'o, tại
Kynia, quê hương của ông, huyền ảo
chính là thực tại.
Tưởng Niệm Cách Mạng Hung
Giọt
mưa trời khóc ngàn năm trước
Làm Thơ Ở
Sài Gòn
Nhân talawas kỷ niệm 5 năm,
Gấu nhớ một lần viết một bài về NHT cho diễn đàn này. Viết gửi, rồi lại
viết gửi, không biết bao nhiêu lần, đến nỗi bà chủ quán thương hại, tại
sao anh lại khổ cực vì một bài viết đến như thế, anh cứ sửa đi sửa lại
mãi cũng đâu có được, tốt hơn hết, là chấm dứt nó, rồi viết một bài
khác.
Gấu trả lời, cái bài viết này, không làm sao chấm dứt được.
Cựu
chủ viết về nhân viên cũ
Gấu,
nhà văn
|
|