*
Nhật Ký









*
Lá thư Grass viết cho một học viện Israel giọi thêm chút ánh sáng về cái vụ ông không chịu bỏ chạy lịch sử mà không có tí cứt ở trên người.
Thư được viết khi học viện này rút bỏ quyết định phát bằng khen ông nhà văn Nobel, và yêu cầu ông giải thích về cái vụ hung hăng con bọ xít gia nhập SS.
Tí cứt đó, lần này, ông gọi là vết chàm "Cain" [nghĩa 'nôm na' là Yankee mũi tẹt làm thịt thằng em Abel Nam Bộ]

Trên tờ Điểm Sách London số đề ngày 2 Tháng 11, bài của Neal Ascherson, Sự Im Lặng của Gunter Grass, đưa ra nhiều chi tiết lý thú về một tí cứt làm nên mùi vị của nhà văn Nobel này. Tin Văn sẽ đi vài đường diễn nghĩa khi nào rảnh rang.
Grass và SS

Moths to a flame
Orpheus, Young Werther, Anna Karenina, Tristan and Isolde - literature and art are full of young lovers killing themselves for passion, or attempting to vanquish death itself. Ahead of the release of the film Perfume, based on his bestselling novel, Patrick Süskind explores the link between Eros and Thanatos
Patrick Süskind
Saturday November 11, 2006
The Guardian
*
Tin Văn đã từng giới thiệu tay nhà văn Đức này, với cuốn tiểu thuyết quái dị của ông, Mùi, đã quay thành phim, tốn kém nhất trong lịch sử phim Đức. Nhân cuốn phim sắp trình làng, ông viết bài này, bàn về sự liên hệ giữa Thần Tình, Eros, và Thần Chết, Thanatos.
Nhân vật chính cuốn Mùi này, một tên sát nhân khủng khiếp nhất trong lịch sử những tên sát nhân, có biệt tài ngửi, và anh ta muốn trở thành một vị chúa tể của vũ trụ, bằng mọi phương tiện, dù ghê tởm tàn nhẫn tới cỡ nào, bởi vì "kẻ nào làm chủ mùi là làm chủ trái tim con người" ["qui maitrisait les odeurs, maitrisait le coeur de l'homme"].
Trong những lời bình cuốn tiểu thuyết, có câu của tay vua đọc sách của Tây, Bernard Pivot:
Nếu nhìn từ cái mũi, thì đây là một tuyệt tác.

Trân trọng kính mời độc giả
Tin Văn @ Tiểu Sài Gòn
ghé thăm phòng tranh
Đinh Cường & Trịnh Cung & Rừng
& Nguyễn Trọng Khôi & Nguyễn Đình Thuần
tại Việt Báo Gallery
khai mạc ngày 25 Tháng 11 2006

Les Bienveillantes

Chúc mừng 5 năm talawas

The Ruler and his henchmen
 Portrait of an African kleptocracy
*

Trong số những nhà văn ly khai, phản kháng, đến phải lưu vong, chưa ông nào số phận thê lương như tác giả cuốn Wizard of the Crow. Trở về thăm quê hương, ông bị công an mật vụ giả làm kẻ cướp phá cửa vô, hành hạ chồng và hãm hiếp vợ.
*
Tạp Ghi Văn Nghệ: Hiện thực và Huyền ảo: G.G. Marquez.
Nguồn
*
Trên Người Việt, thấy có bài của ông phê bình gia Nguyễn Mạnh Trinh, viết về nhà văn "Gabo". (1)
Khổ một nỗi, cái tên của ông ta, ông này cũng viết sai.
Tên của ông ta gồm hai chữ Garcia Marquez, nghĩa là, chữ Garcia không thể viết tắt được, theo cái kiểu mà ông NMT này viết tắt.
(1) NMT là một trong những bạn văn, cũng khá thân, của Gấu. Nhưng dọn cứt của bạn mình thì dù sao cũng còn hơn dọn cứt của kẻ thù ! NQT
*
Đọc bài viết, có vẻ như ông phê bình gia, tạp ghi gia này chưa từng đọc "G.G. Marquez", thí dụ cuốn Tình Yêu Thời Thổ Tả. NMT viết:
"Tiểu thuyết nổi danh ấy của G.G. Marquez là câu chuyện tình mê đắm của hai người: Florentino Arisa và Fermina Daxa. Hai người yêu nhau và để ý đến nhau từ buổi thanh xuân. Chàng thì con nhà nghèo, con của một bà bán hàng lẻ trong khi gia đình nàng là một nhà buôn giàu có mới nổi nhờ mánh mung gian lận...."

Ai đã từng đọc cuốn này, thì đều khó mà quên được, chàng mê nàng đến điên lên, và nàng thì cũng vậy, nhưng khi họ toan tính gặp nhau lần đầu, và khi lần đó xẩy ra, khi nàng nhìn thấy chàng, thì bất thình lình, đột nhiên, nàng nhận ra sự thực: Đây đếch phải là một nửa linh hồn của mình !
Thế là nàng phán, Ê, đi chỗ khác chơi, thằng cha cù lần ! (1)

(1) Nguyên văn, qua bản dịch của Nguyễn Trung Đức, nhà xb Văn Học:
... "Trời ơi, một con người đáng thương". Flôrêntinô Arixa mỉm cười định nói điều gì, định tiếp tục theo sau cô, nhưng với một cử chỉ của bàn tay cô xóa hẳn hình ảnh của cậu trong đời mình:
-"Làm ơn, xin đừng theo tôi". Cô nói với cậu. "Hãy quên chuyện ấy đi".

Đây là một trong những xen tuyệt vời nhất của truyện. Ai đọc cũng khó mà quên. Nó là "cú đờ phút", cú sét đánh, nhưng "lật ngược", hiện tượng Chúa Sẩy Thai... , "làm sao mà quên được" !

Ôi chao viết đến đây, Gấu lại nhớ ra một thằng cù lần chạy theo em BHĐ ở nơi cổng trường Đại Học Khoa Học ngày nào !

Tuổi trẻ chấm dứt khi chàng nhận ra sự tầm thường, khi lòng kiêu hãnh về chàng, về nàng, về tình yêu... tan vỡ ra như những chiếc bong bóng xanh xanh đỏ đỏ chàng vẫn chơi đùa hồi còn nhỏ, bằng cách nhúng đầu chiếc ống giạ vào đĩa xà phòng, rồi sau đó thổi lên trời, chúng chưa kịp bay cao đã vỡ tan; mối tình đầy những tưởng tượng, đầy những từ ngữ hoa mỹ lấy từ sách vở, từ những câu chuyện thần tiên cho đến những trang sách triết lý... đã đến lúc phải dời chỗ ẩn náu để đụng đầu với thực tế. Lúc đó, nàng nói: "Bây giờ H. hết lãng mạn rồi."
Thời Gian 
Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Khu Rừng Trong Đêm
*
Trước khi bỏ chạy quê hương, Gấu đã được đọc Trăm Năm Cô Đơn, bản dịch của Nguyễn Trung Đức, và đó là lần đầu làm sao mà quên được, khi làm quen Gabo.
Khi đậu thanh lọc, được chuyển qua trại chuyển tiếp Transit, ở Panat Nikhom Thái Lan, Gấu được đọc cuốn Tình Yêu Thời Thổ Tả, bản tiếng Tây, tại thư viện của phái đoàn Pháp. Thư viện này, tiểu thuyết, đa số của mấy ông Tây đi du lịch, ghé thăm Trại, bỏ lại. Gấu ngốn hết. Sau, thèm đọc sách phê bình, sách triết, [nhưng mà này, có bằng cử nhân Triết chưa mà đòi đọc sách Triết ?], bèn nhờ mấy cô đầm thuộc phái đoàn, làm cô giáo thiện nguyện, ra thư viện Bangkok mượn giùm. Mấy ẻn cũng hay mượn sách Tây ở đó.
Nhớ, lần nhờ mượn giùm cuốn Pour Marx của Althusser, em Đầm mang về, kèm câu, cái em Thái thủ thư nói với Ẻn, từ lúc thư viện nhập cuốn này, chưa từng có ai mượn. Đây là thằng thứ nhất !

Thú nhất là, cái tay mê gái trong Tình Yêu Thời Thổ Tả, cũng hành nghề viết mướn tại Bưu Điện, y chang Gấu !
*
Tuy nhiên, cái tít của NMT "hỏng" nhất, là ở cụm từ "Hiện thực và Huyền ảo".
Đây là do ông muốn làm mới văn học, làm mới phê bình, thay vì nói, hiện thực huyền ảo, như đa số nói, về văn chương của Garcia Marquez, thì ông nói khác đi.
Nhưng giá mà ông dám phán, [nơi] huyền ảo là hiện thực, where magic is reality, như tờ Người Kinh Tế phán, thì mới bảnh, và có thể, mới đúng, trong trường hợp Gabo.


Tưởng Niệm Cách Mạng Hung
Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước

To exile a poet is one thing; to prevent him from writing poems is quite another.
Clarence Brown giới thiệu Tiếng Động Thời Gian, The Noise of Time, tản văn của nhà thơ Nga, Osip Mandelstam.

Bắt phong trần phải phong trần,
Bắt không được làm thơ, là một chuyện khác hẳn.
*
TMT: Cõi Ngoài  [Trong thi tập Nến Muộn ]

Làm Thơ Ở Sài Gòn
Nhân talawas kỷ niệm 5 năm, Gấu nhớ một lần viết một bài về NHT cho diễn đàn này. Viết gửi, rồi lại viết gửi, không biết bao nhiêu lần, đến nỗi bà chủ quán thương hại, tại sao anh lại khổ cực vì một bài viết đến như thế, anh cứ sửa đi sửa lại mãi cũng đâu có được, tốt hơn hết, là chấm dứt nó, rồi viết một bài khác.
Gấu trả lời, cái bài viết này, không làm sao chấm dứt được.
Bà ngạc nhiên, hỏi lại, tại sao?
Ấy là vì tôi không làm sao giải thích được, tại làm sao, cái gọi là "tự vấn" của ông nhà văn đại diện cho lương tâm của Miền Bắc thời hậu chiến lại chấm dứt với Tướng Về Hưu.
Bà có vẻ cũng thấy thú vị, hỏi tiếp, theo anh, tại sao, khi nào anh tìm ra, nói cho tui hay với nhé !
Sau đó, Gấu nhận ra, NHT không thể viết được nữa, là do không vượt được Truông Nhà Hồ, Phá Tam Giang.
Đây là điều Gấu đã manh nha nhận ra khi đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh.
Gấu đọc War Sadness

Nhưng phải đến Phan Thị Vàng Anh, với chỉ một vài dòng thơ, là cái nỗi hoài nhớ, trong đó có cả sự ân hận, bật ra.
Tôi nhớ đến những giọt nước mắt của người đàn bà trong truyện ngắn ở trong lòng bàn tay của Miêng, nhỏ xuống cho một người mất hết vợ con trong một lần vượt biển, trong Biển.

Đây mới là tín hiệu đáng mừng, [dấu ấn PTVA],  chứ không phải ba thứ tự thuật của mấy mụ đàn bà, nghệ sĩ ưu tú của nhân dân, vừa ăn cướp [chồng, hạnh phúc gia đình của người khác] vừa la làng, tôi dám sống, dám yêu, dám chửi bố tôi, như một ông phê bình gia khác nữa, phán.
Thử hỏi chỉ mấy bà này dám yêu dám sống ? Mấy bà đạo đức không dám sống, dám yêu ?

Gấu này bỗng nhớ đến mấy ông Ăng Lê vừa mới ra luật, cấm mấy tay sát nhân, xong, hối hận, sám hối bằng cách bán tự thuật, hồi ký "Yêu Sống Và Giết Người" cho mấy ông bà nhà văn, thí dụ như Bùi Mai Hạnh, mấy tờ lá cải, thí dụ như tờ Tuổi Trẻ... (1)
(1) Tôi đọc trên net, về trường hợp một cuốn tự thuật khác nữa, sắp xb, trong đó, có một người chồng đã từng phải tự tử vì một bà như bà LV.
Viết ra ở đây, với sự dè dặt. NQT

Cựu chủ viết về nhân viên cũ

Gấu, nhà văn

*&

Hắn nhấp nháy con mắt [lé] nhiều hơn, và mang thêm biệt danh Chuột nhũi.
Nhưng cô thư ký mới vào nghề khâm phục hắn,
và luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi.
Call For The Dead