Nhật Ký
|
Trân trọng kính mời độc giả
Tin
Văn @ Tiểu Sài Gòn
ghé thăm phòng
tranh
Đinh Cường
& Trịnh Cung & Rừng
& Nguyễn
Trọng Khôi & Nguyễn Đình Thuần
tại Việt Báo
Gallery
khai mạc ngày
25 Tháng 11 2006
Jonathan Littell remporte le Goncourt
Dominique Chabrol
AFP
Paris
Le
plus prestigieux prix littéraire
français, le prix
Goncourt, a été décerné lundi à l'auteur américain Jonathan Littell
pour son
roman Les Bienveillantes, un énorme succès d'édition malgré son sujet
controversé, les confessions d'un ancien officier SS.
Nguồn
Les Bienveillantes đoạt Goncourt. Bẩy phiếu thuận, chống lại ba phiếu.
Dữ dằn lắm, tất nhiên, như những lần bỏ phiếu khác của Goncourt, nhưng
làm sao có thể bỏ qua một của quí như thế ?
Chúc
mừng 5 năm talawas
....Nay tôi lại cướp được một
nước sái, chẳng biết có được
ông Nguyễn Quốc Trụ tán thưởng không?
Nguồn 1 2
*
Lời
người
viết: Nhân Trần Trọng Hoàng Bách, một tác giả ở trong nước, có nhắc tới
hai bài viết mới đây của tôi, trên diễn đàn Talawas, tôi viết bài này, như một món
quà gửi người bạn nói trên, (trong bài viết có một chi tiết làm tôi tự
hỏi, liệu có phải đây là một cố nhân đã từng rành rẽ Sài Gòn, và quãng
đời sa sẩy tuyệt vời của tôi hay không).
Bài hơi dài, tôi xin viết
thành vài kì. NQT
Dịch
Là Số
*
Có mấy
Nguyễn Quốc
Trụ ?
*
Note: No Comment. NQT
Để
Tưởng Nhớ Mùi Hương
Tưởng Niệm Cách Mạng Hung
Chuyện gì xẩy ra tại Hung,
vào năm 1956?
Đây là tóm tắt về nó, tại Tây Phương, trích Bách Khoa Toàn Thư Columbia
Enclycopedia.
Vào ngày 23 Tháng Mười, 1956, một cuộc cách mạng Chống Cộng của dân
chúng, tập trung tại Budapest, bùng nổ tại Hungary. Một chính quyền mới
được thành lập, dưới quyền Imre Nagy, tuyên bố Hungary trung lập, rút
ra khỏi Hiệp Ước Warsaw, kêu gọi LHQ cứu trợ. Tuy nhiên, Janos Kadar,
một trong những bộ trưởng của Nagy, thành lập một chính quyền phản cách
mạng, và yêu cầu sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô. Trong cuộc chiến đấu
tàn bạo và quyết liệt, lực luợng Xô Viết dẹp tan cuộc cách mạng. Nagy
và những bộ trưởng của ông bị bắt giữ và sau đó, bị hành quyết. Chừng
190 ngàn người tị nạn rời bỏ xứ sở, Kadar trở thành thủ tướng, của chế
độ Cộng Sản.
*
Ở trong căn phòng của Lukacs, là ở trung tâm trận bão của thế kỷ chúng
ta. Ông bị quản thúc tại gia, khi tôi tới gặp ông ở Budapest. Tôi thì còn quá trẻ, và
sướt mướt không thể tin được, và khi tôi phải rời đi, nước mắt tôi ràn
rụa: ông bị quản thúc tại gia còn tôi thì đi về với an toàn, với tiện
nghi ở Princeton hay bất cứ một thứ gì. Tôi phải đưa ra một nhận xét
nào đó, và sự khinh miệt hằn trên khuôn mặt ông. Ông nói, "Bạn chẳng
hiểu gì hết, về mọi điều chúng ta nói. Trong cái ghế này, chỉ ba mươi
phút nữa thôi, sẽ là Kadar," tên độc tài đã ra lệnh quản thúc tại gia
đối với ông.
"Hắn ta là sinh viên của tôi. Chúng tôi đã cùng làm việc, qua từng câu,
từng câu, cuốn Hiện Tượng Luận của Hegel. Bạn không hiểu được đâu."
Thực như vậy, tôi đã không hiểu, tôi "đã" đã không hiểu. Chỉ mỗi câu
chuyện này không thôi đã cải tạo tôi về cái thế giới mê cung kỳ quái
của tầng lớp trí thức Mác-xít, và sự độc ác, và tính nghiêm trọng theo
đó mọi trò như thế này diễn ra.
Steiner trả lời Paris Review.
Phỏng Vấn
Steiner I
*
Trong những lỗi lầm của Sartre, có vụ liên quan tới cuộc khởi nghĩa Budapest
của nhân dân Hungary,
vào năm 1956. "Một ô nhục", theo một tác giả trên tờ Le Monde, vào năm
1996, khi Sartre "chấp thuận" (approuver) chuyện chiến xa Liên Xô đè
bẹp cuộc cách mạng. Trên tờ L’Express số đề ngày 9.11.1956, Sartre,
trong một cuộc phỏng vấn, trước tiên đã "kết án, không chút dè dặt", sự
can thiệp của Liên Xô vào Hungary, coi đây là "một lỗi lầm không thể
tưởng tượng được", "một tội ác"… nhưng cần phải đọc hết cuộc phỏng vấn.
Lẽ dĩ nhiên, quyết định của điện Cẩm Linh là "một lỗi lầm không thể
tưởng tượng được", nhưng… "tất cả cho thấy rằng, cuộc nổi dậy "có chiều
hướng phá huỷ toàn bộ hạ tầng cơ sở xã hội". Đó là "một tội ác", nhưng…
"trong những nhóm người này, kết hợp nhằm chống lại những người Xô
Viết, hoặc để đòi hỏi họ ra đi khỏi đất nước Hungary,
người ta nhận ra, có những thành phần phản động, hoặc bị nước ngoài xúi
giục"…. "sự có mặt (chứ không phải hành động can thiệp thô bạo) của
Liên Xô là "một điều cần thiết"….
Lịch sử sau đó cho thấy, nhân loại đã biết ơn rất nhiều ở cuộc cách
mạng Hungary
vào năm 1956. Chính nhờ nó, mà Liên Xô nhận ra một điều, chuyện nhuộm
đỏ cả Âu Châu, là một toan tính cần phải "xét lại". Ngay Sartre, trong
cuộc phỏng vấn kể trên cũng phải công nhận, lần đầu tiên có một cuộc
cách mạng không mang mầu đỏ của phe tả (pour la première fois… nous
avons assisté à une révolution politique qui évoluait à droite).
Tất cả những khẳng định của Sartre đã được tờ Pravda đăng tải, cộng
thêm những lời ca ngợi cuộc can thiệp của Hồng Quân, như của Janos
Kadar, vào ngày 5 tháng 11. Một tháng sau đó, chúng trở thành những lời
buộc tội những người cầm đầu cuộc cách mạng…
Tạp ghi: Tin
Văn Vắn 3
Giọt
mưa trời khóc ngàn năm trước
Làm Thơ Ở
Sài Gòn
Cựu
chủ viết về nhân viên cũ
Nhưng, ghê gớm hơn thế nữa, tất cả những Phượng, Phượng như trên, chỉ
là
những "diễn tập", (1) chờ nhân vật chính ra mắt bạn đọc Tin Văn:
Phượng, cô
bạn học của bạn Phạm Năng Cẩn, một trong Thất Hiền. Phượng này mới là
"phượng hoàng của phượng hoàng"
(1) Lần đầu Gấu được nghe đến từ này, là trong thời gian học tập cải
tạo ba ngày tại Bưu Điện.
Anh cán bộ phán: Xô Viết Nghệ Tĩnh: Cuộc diễn tập sửa soạn cho Cách
Mạng Tháng Tám.
Gấu,
nhà văn
-Ai di truoc, nguoi con lai se phai lo
trang TV. How?
-Gau chet la Tin Van chet. Amen.
Sự huỷ
diệt quê nhà của ai đó thì là một với sự huỷ diệt chính ai đó.
Chia lìa là tan hoang, là rách nát, và chẳng thể nào có quê mới, nhà
mới. 'Nhà là mảnh đất thời thơ ấu và trai trẻ của một con người.
Bất cứ ai mất nó, là tiêu táng thòng, là ô hô ai tai, chính bất cứ ai
đó.... ' Cái gọi
là 'sầu nhớ xứ', Améry thú nhận, ông chẳng muốn sầu với cái xứ sở đặc
biệt này - ông dùng một phương ngữ nói giùm: 'Khi bạn bị người ta đá
đít ra khỏi quán, thì đừng có bao giờ vác cái mặt mo trở lại' - thì,
như Cioran phán, là một trong những triệu chứng dai dẳng nhất của
chúng ta, chỉ để mong có được sự yên tâm, không còn sợ nửa đêm có thằng
cha công an gõ cửa lôi đi biệt tích. 'Tất cả mọi hoài nhớ', ông viết,
'là
một sự vượt thoát cái hiện tại. Ngay cả dưới hình dạng của sự
luyến tiếc, nó vẫn có cái gì hung hăng ở trong đó: người ta muốn thọi
thật mạnh quá khứ, muốn hành động theo kiểu phản hồi, muốn chống cự lại
sự bất phản hồi'. Tới mức độ đó, tâm trạng nhớ nhà của
Améry, hiển nhiên, cùng một dòng với ước muốn xem
xét lại lịch sử.
*
L'homme
a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la
douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến
khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
Léon Bloy.
W.G.
Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về
Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the
Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis, trong
"Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction",
nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức.
Tác giả bức hình về Việt
Nam năm 2000, chắc bức hình được chụp thời gian này.
Trông hình vẫn
thiên đường thuở ấy của Gấu .
So vị
trí, chắc phiá bên này sông là khu Cột Cờ Thủ Ngữ, hoặc xế xuống chút
nữa, ngang cầu Khánh Hội.
Cột Cờ Thủ Ngữ
là nơi có bến đò Thủ Thiêm, nhà hàng Point des Blageurs,
nhà
hàng nổi Mỹ Cảnh, trước 1975.
Sau 1975, có
bến đò đưa thân nhân đi thăm
tù cải tạo tại trại Đỗ Hải, Cần Giờ.
Mỗi tháng,
thường là bà cụ Gấu ghé đây,
xuống đò, đi tới gần trưa thì tới một bến đò. Xuống, đi thuyền nhỏ, qua
sông. Bên kia sông là trại cải tạo Đỗ Hải ở giữa một vùng rừng tràm
đước, bao quanh là sông rạch, vô phương trốn thoát. Đám tù cải tạo, có
lần buổi sáng đi lao động, chìm đò, chết mấy chục mạng.
Gấu ở đây hình
như trên hai niên, về, ra Bưu Điện viết mướn trở
lại, đến 1985, gặp Châu Văn Nam, nhiếp ảnh viên UPI, anh thực hiện
chuyến
vượt
biên đúng vào năm kỷ niệm 10 năm Đại Thắng Mùa Xuân, cho Gấu cùng đi.
Xuất phát đêm 23 Tháng Chạp, bãi Vàm Láng, ra cửa biển Vũng Tầu, bị
bão, rạt trở lại. Bị bắt, vô nhà tù Mỹ Tho ăn Tết. Sau Tết án cải tạo
tập trung hai niên, trại Bà Bèo, Mỹ Tho, may được ông Cậu Tư, phía bên
vợ, xin cho về.
Châu Văn Nam ở
lâu hơn. Ra tù, anh tìm đường đi Lào, có ông anh ở bên
đó. Trở về Việt Nam trở lại, kéo Gấu đi nữa. Gấu qua Lào, qua Thái, vô
trại tị nạn, tới 1994, được phái đoàn Canada nhận.
*
Có thể mượn, tên một tác phẩm của nhà thơ Hung Faludy vừa
mới mất, để gọi quãng thời gian hai năm Gấu ở trại Đỗ Hải, nhưng phải
trừ bỏ những ngày đầu tiên, khi chưa liên lạc được với gia đình,
đói, và nhớ nhà quá, trốn, bị bắt, bị tống vô tổ trừng giới.
Những ngày hạnh phúc của tôi ở Địa Ngục
|
|