*







*
Tờ Văn Học Tây chào mừng sinh nhật Gấu [16 Tháng Tám], bằng số đúp,
với hình vẽ trang bìa, và đề tài "hết xẩy con cào cào"!
Nhưng, chưa hết xẩy bằng tin động trời dưới đây, trên tờ Người Nữu Ước, số đề ngày 28 Tháng Tám, 2006, mục Chuyện Phố Phái, The Talk of The Town: Hãy Đọc và Khóc Ròng, Read It And Weep. (1)
Chuyện dzì dzậy?
Xin thưa, trong vài cuốn sách đọc mùa hè, của Bush, có cuốn Kẻ Xa Lạ của Camus!
Hóa ra là Người hơi bị nhức đầu về cái vụ Do Thái, Ả Rập đang làm thịt lẫn nhau ở Trung Đông
[Nhưng mà này, tay Bush đó có biết đọc tiếng Tây, có phải dân trường Tây không đấy?
May quá, như hình dưới đây cho thấy, hắn ta đọc bản tiếng Anh!]
*
(1) Gấu bỗng nhớ câu thơ của Apollinaire:
Hãy mở giùm tôi cánh cửa này
Tôi đập, và khóc ròng.
Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant. Apollinaire
Tội nghiệp tổng thống Mẽo:
Hãy mở trang sách này giùm ta.
Bush vừa đọc vừa khóc ròng

 The German author Günter Grass has admitted to the mayor of Gdansk, Poland, the city of his birth, that he may have erred in waiting more than 60 years to reveal that he served in the Nazis' Waffen SS as a teenager in World War II, The Associated Press reported. "This silence may be judged as a mistake — that's exactly what's happening,"
Nguồn
Grass trong "thư nhà", gửi ông thị trưởng thành phố nơi ông ra đời, đã coi cái sự nín khe suốt 60 năm của mình, "có thể bị xét đoán như là một khuyết điểm, chuyện chỉ có vậy."
The Simon Wiesenthal  Center has urged the Nobel Prize-winning author Günter Grass to clarify his World War II service with the Nazi Waffen SS.
The Simon Wiesenthal Center has initiated an investigation of the Nobel Prize-winning author Günter Grass and urged him to clarify his World War II service with the Nazi Waffen SS by waiving German data privacy laws, Reuters reported. "We feel that there's an incredible lack of clarity," Efraim Zuroff, director of the Wiesenthal Center in Jerusalem, said in a telephone interview. "His explanation has produced more ambiguity than clarity. The time has come to come clean." The admission this month by Mr. Grass, 78, of his service with the Waffen SS at 17 shocked many of his admirers. He said that he had joined the SS to escape his family and insisted that he never fired a shot. Mr. Zuroff said the Wiesenthal Center had written to ask him for details of his service. "We asked him for permission to get access," Mr. Zuroff said.
Grass bị trung tâm Do Thái chuyên về săn đuổi tội phạm Nazi, The Simon Wiesenthal Center, hỏi thăm sức khoẻ, về thời gian phục vụ Quỉ Sứ.
"Những lời giải thích của ông ta làm rối mù thêm, chẳng sáng sủa ra được một tí nào".
Nguồn: Nữu Ước Thời Báo
Tiểu thuyết gia kỳ cọ quá khứ.
Chuyện của Grass làm Gấu nhớ một câu chuyện ngụ ngôn đọc khi còn nhỏ, về một anh chàng cứ mỗi lần phục vụ Quỉ Sứ là bèn đóng một cái đinh lên "thập tự thơ". [Chữ này Gấu chôm của thi sĩ NĐT khi ông vinh danh một nhà thơ đang còn sống và hiện đang sống ở trong nước]. Sau này, khi đã buông dao đồ tể, mỗi lần làm được một việc phúc đức, thì lại nhổ một cây đinh ra khỏi thập tự ác. Thế rồi, cây thập tự sạch đinh. Anh ta mừng quá, ngồi... khóc.
Hỏi tại sao. Vưỡn còn những dấu đinh!
Ôi chao còn dấu đinh, là một điều quá tuyệt vời, chứ sao lại khóc?
Một cái thập tự không có dấu đóng đinh, thì ai thèm!
Mong sao nhà thơ ở trong nước vào lúc này đang hì hục nhổ những cái đinh ra khỏi thập tự thơ, cùng với cả thế hệ nhà văn nhà thơ của ông ta! NQT.

Bữa trước, có nhắc tới một truyện ngắn của Thế Lữ, nhân cú của bậc thầy của NMG, khi viết Sông Côn Mùa Lũ.
Nay đã tìm ra nguyên tác.
Câu Chuyện Trên Tầu Thủy

Sự cứu rỗi cuối cùng
Nhiều anh em chúng tôi đã từ bỏ, lên tiếng phê phán nhưng hầu hết vẫn cho rằng nguồn gốc thực tế của học thuyết Mác là sự phản ứng trước các mặt trái tàn ác của tiền bạc, thống trị, cướp đoạt của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc chứ không phải là con quỷ (1) từ dưới địa ngục trồi lên phá hoại trần thế này như có nhiều người trong các vị gán cho. Riêng ở Việt Nam thì cũng vậy thôi.
Nguồn: Talawas

An idea is not responsible for the people who believe in it.
Một tư tưởng thì đếch có phải chịu trách nhiệm, về cái chuyện, cả một dân tộc ngu muội đã tin vào nó.
DON MARQUIS

(1) Con quỉ này, không liên can đến các vị trên talawas, mà từ "chuồng heo", từ "địa ngục" trồi lên trang... Tin Văn.

Đọc cái thư trên talawas này, đoán ngay ra rằng thì là, đây là của một ông VC Nam Bộ, và Gấu bỗng nhớ đến một ông VC Nam Bộ khác, một người thân trong gia đình, phía bên mẹ của mấy Gấu con Gấu cháu.
Cả lò nhà mày là Cộng Sản, ra ngoài đó liệu mà viết. Quả đúng như thế, họ hàng bên nội bên ngoại của Gấu toàn là VC. Cái ông VC, cậu T. của tụi này đó, khiến Gấu đã có những lúc nghĩ rằng, chỉ cần một tay như vầy, là chủ nghĩa Cộng Sản được cứu rỗi, cho dù nó gây ra đủ thứ tội ác, đến cỡ nào đi chăng nữa !
Nhân vật này còn làm nhớ tới tay Rubachov, trong Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler.

Của Bọ và Người

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
-Liệu ông tin tưởng ở một nghệ sĩ không đeo mặt nạ, được thu vén lại đến trở thành tối giản, giống như một cái nhân, cái hạt, [an unmasked artist, reduced to an irreductible nucleus]? Hay đây chỉ là một không tưởng, chẳng có một mục tiêu nào khác, ngoại trừ việc đem một vòng hào quang cho cái sự thực hành thê thảm là chủ nghĩa nhị nguyên?

Norman Manea: Tôi chỉ xin lập lại rằng thì là, tôi chẳng hề thấy một lý do nào khác, cho cái việc viết lách ở trên cõi đời này, đầy cơ cực đối với một số người, ê hề cứt đái, danh lợi, greed, cho một số người khác, ngoại trừ: thực sự có một cái nhân không thể nào giản trừ trong tính cách của người nghệ sĩ, mặc mẹ tất cả những trái ngược, những tương phản, của những cái mặt nạ mà người đó phịa ra. Nên nhớ một điều thật là quan trọng: Chớ bao giờ lầm lẫn, "trò chơi" cao cả tuyệt vời, the sublime 'game', của nghệ thuật, với "những trò chơi" ở đằng sau cánh gà, ở hậu trường, của xã hội.... Trong thời điểm thật căng này của thế kỷ, đang vuơn tới những đỉnh cao của thành tựu cũng như của tha hóa, huỷ hoại, một khi mà, từ hai phía đối nghịch, tiền bạc và những lời dối trá, những khí giới mà con người phát minh ra nhằm chống lại con người, đã đạt một sức mạnh huỷ diệt không thể nào tưởng tượng nổi, khi mà nhân loại có vẻ như đang mò mẫm, sờ soạng, bên mép bờ vực thẳm, tiến về cuộc xung đột sau cùng - cái việc đem đến 'vòng hào quang cho sự thực hành bi thảm của chủ nghĩa nhị nguyên', 'an aura to the fatal pratice of dualism', như ông nói đó, sẽ là thất bại lớn lao và sau chót, last, [và chung cuộc, final !] mà chúng ta kết án nghệ thuật. "Trò chơi' nghệ thuật, nó đúng là, và luôn luôn là, sự thần kỳ, quái dị, cái đẹp, sự thực, sự thông minh, sự thánh hoá, những nụ cuời, những tiếng réo gọi, la thét, shouts, và niềm hy vọng, cái hình hài vóc dáng cao nhất của nhân loại, niềm vui của tinh thần, của trí tuệ, của linh hồn, the joy of the spirit.

-"Fair words make fools fain". Mật ngọt chết ruồi. Những lời dễ nghe chỉ làm cho mấy thằng khùng vui, như một châm ngôn của người Anh, nói. Liệu ông vẫn nghĩ rằng, cuộc "xung đột" cũ rích giữa lời hay, fair words, và sự chân thực, the authenticity, vẫn còn tạo ấn tượng cho một tác giả, một người đã được cảnh báo trước, một kẻ thính tai, thính mắt? Những phạm trù nào, mẫu mực nào, những 'tiêu chí' nào, theo đó, một người viết tự miêu tả về chính mình, ở thời này của chúng ta, với tất cả sự nghiêm trọng của nó, một khi mà, dưới tinh thần thi ca hiện đại, anh ta chỉ được coi như là một tên thợ ngôn ngữ, a "language operator", hơn là một kẻ săn đuổi 'sự chân thực' trần trụi, đếch thèm để ý đến văn phong?

Tôi [Manea] chẳng hề muốn cái tít ["Gấu, nhà văn", nếu hiểu], nhà văn, như là thằng thợ [Bưu điện] về ngôn ngữ. Còn về ông thợ săn, hì hục đặt bẫy rồi nằm chờ thu gom những chứng liệu, proofs, về sự chân thực - theo kiểu được gọi là văn chương tài liệu, the so-called documentary literature, thí dụ vậy, sự chân thực vốn được coi như là nhiều văn chương hơn, nhiều thú vị hơn, và chỉ là như vậy - tôi thực sự không tin, nghệ thuật hiện hữu ở bên ngoài sáng tạo. Và như thế, chúng ta không thể nào nói về sự chân thực của cái hành động, the act, sáng tạo, và về những công lao xứng đáng, the merits, của một tác phẩm nghệ thuật. Những ông, như Proust hay Joyce, là gì, "những ông thợ", hay "những ông đi săn"? Viết là viết ra những chữ, là nghệ thuật của những chữ. Trong nghệ thuật, sự thực không hiện hữu ở bên ngoài sự diễn tả của nó, như ông thật chính xác nói lên như vậy. Camil Petrecu (1), vốn chẳng hề là một người yêu những từ hay, fair words, có một văn phong mà nhiều người thèm... (1)
(1) Camil Petrecu [1894-1957], tiểu thuyết gia, nhà thơ và triết gia Romania.

Tiểu thuyết đen Mẽo

Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
 Trong tất cả các trại tù Gấu này đã bao nhiêu năm từng lê gót, chưa có trại nào để lại trong trí nhớ của Gấu nhiều kỷ niệm, bi có hài có, và đều là tuyệt vời, kể cả cái kỷ niệm về ông Hồ, như là trại Đỗ Hải, Nhà Bè. Cứ trần trừ mãi, không biết có nên kể ra, giống như đi xưng tội, cho nó nhẹ thân. Xin phép mấy anh VC đừng có quá quê, tìm cách thọi Gấu, như mấy bữa nay lại tái diễn cái trò kiến lửa, tội nghiệp Gấu già quá!
*

Lần bị bắt và sau được đưa đi nông trường cải tạo Đỗ Hải, thuộc khu vực chiến khu Rừng Sát ngày nào, gia đình Gấu chẳng hề biết, và Gấu cũng chẳng có cách chi bắn tin về nhà. Đói quá, Gấu bèn chơi cái trò trốn trại. Lợi dụng tuổi già, được đưa về tổ chuyên trồng rau tăng gia cải thiện bữa ăn tù, nhân một lúc bảo vệ trại sơ hở, Gấu bèn chạy vô một khu rừng kế bên, nhưng chỉ chạy được đâu chừng 10 thước, là nằm lăn ra thở, chờ mấy ông bảo vệ tà tà đi tới, kéo về, tống vô tổ trừng giới.

Nói chuyện "Đóng đinh mầu hồng", The Rosy Crucifixion, chữ của Miller, khó ai hơn nổi ông này.

*
[Từ cuốn: Ba tội ác của những người bạn của tôi].
Simenon, người của 400 cuốn sách và của 10.000 phụ nữ !

Simenon là một trong những ông thầy dậy tiếng Tây của Gấu. Ông này quả là một thiên tài văn chương hình sự học.
Có một cuốn của ông đọc từ thuở mới lớn, cứ ám ảnh Gấu hoài, đó là cuốn "Người nhìn xe lửa đi qua". Hồi còn Sài Gòn, Gấu đã từng được coi cuốn phim dựa trên tác phẩm này.
Gấu đã từng viết về ông trên Tin Văn.
Niềm bí ẩn đáng sợ.

Nhà văn Pháp, André Gide, kể lại, một lần một người thân nằm nhà thương; ông ghé thăm, và nhận thấy, người bệnh, người thăm bệnh, kể luôn ông, người nào cũng cầm trong tay một cuốn truyện của Georges Simenon!

Simenon, người Bỉ, viết văn bằng tiếng Pháp, sinh tại Liège năm 1903. Ngay từ trẻ, ông đã quyết định: sẽ viết văn. Mười sáu tuổi, làm ký giả cho tờ La Gazette de Liège. Thoạt đầu, lo tin vặt, sau tới chuyện trong nhà ngoài ngõ. Cuốn tiểu thuyết đầu tay, ký tên Georges Sim, ra đời năm 1921: “Trên cầu Arches, một câu chuyện nhỏ về Liège”. Dời đi Paris vào năm 1922 cùng với bà vợ đầu là một nữ họa sĩ, ông bắt đầu thực sự vào nghề bằng cách viết chuyện kể (contes), tiểu thuyết đăng nhiều kỳ (romans-feuilletons), đủ thể loại: trinh thám, huê tình (érotique), ướt át… Từ 1923 tới 1933, ông cho ra lò gần hai trăm tiểu thuyết, hàng ngàn chuyện kể, và rất nhiều bài báo.

 Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết, người “khám phá” ra ông, là nữ văn sĩ người Pháp, Colette. Bà khi đó làm cho một tờ báo, nơi Simenon dụt dè thử thời vận của mình.

 “Ham làm văn quá” (nhiều tham vọng văn chương, ambitions littéraires), Colette phán. Chỉ một câu đó, Simenon ngộ ra liền. Từ đó, ông xây dựng thế giới của mình, bằng những nhân vật bình thường, những ngôn từ bình thường. Những câu chuyện của ông, cũng bình thường, và có thể xẩy tới, cho bất kỳ một con người bình thường nào trên đời.

 Độc giả người Việt chúng ta có thể mượn truyện ngắn Sợi Tóc của Thạch Lam, để làm một nhịp cầu đi vào thế giới văn chương của Simenon. Đây là câu chuyện một anh chàng nghèo ơi là nghèo, được bạn bè đãi một chầu, khi ra về, vô tình mặc lộn áo khoác, trong có bóp tiền dầy cộm. Khoảnh khắc ‘sợi tóc’ bắt đầu: nên hay là không nên ‘cứ thế tà tà ra về, chơi luôn cái bóp’? Những nhân vật của Simenon đa số đều là những con người bình thường, một ngày đẹp trời nào đó, bỗng đụng chuyện bất thường; thí dụ như trong “Người nhìn xe lửa chạy qua” (L’homme qui regardait passer le train, 1938), một nhân viên suốt đời làm lụng cực khổ, với hy vọng về hưu có tí tiền còm, đùng một cái, tay chủ tuyên bố vỡ nợ, quơ hết tiền bạc, trốn lên Paris với bồ. Đúng lúc trốn đi, chủ tớ đụng độ, anh đầy tớ quá thất vọng vì giấc mộng an hưởng tuổi già tan tành, đã quá tay đẩy ông chủ xuống sông, chỉ kịp cứu được (chỉ kịp níu lại được) chiếc cạc táp. Trong là tiền. Vô số là tiền. Thêm địa chỉ cô bồ.

Anh lần tới, lạc vào một thế giới khác. Thiên Thai, hay Thiên Đàng là như thế này ư? Được cung phụng hết mình, đêm nào cũng Nhất Dạ Đế Vương, nhưng làm sao quên được trần gian cực khổ?

Trần gian khổ cực, có điều gì không thể quên? Hóa ra là, anh có thói quen không thể bỏ: cứ 5 giờ sáng thức giấc, mò ra đầu ngõ, nhìn đoàn xe lửa phóng qua.

Câu chuyện chấm dứt khi cảnh sát mò tới, anh nhân viên bỏ Thiên Đường/Địa Ngục, cứ hướng Địa Ngục/Thiên Đường mà chạy. Cảnh sát chỉ kịp chứng kiến cảnh tượng anh gối đầu lên đường ray, trong khi chuyến xe tốc hành buổi sáng đang lao tới…

 George Steiner, trong một bài phỏng vấn trên tờ Điểm sách Paris, đã coi Simenon là tiểu thuyết gia dị thường nhất của thời đại chúng ta. Ông phân biệt: “Có những cuốn tiểu thuyết mà người ta gọi là lớn, chúng sống do nội dung mang tính ý thức hệ, mang tính trí thức. Khá nhiều tiểu thuyết của Thomas Mann là theo kiểu này. Cuốn Người Không Phẩm Chất (Man Without Qualities), của Musil, được hằng hà những triết gia cũng như là những nhà phê bình văn học bàn về nó. Nhưng cái này hiếm. Đừng đòi một chuyện như thế, ở nhà tạo giả tưởng dị thường nhất của thời đại chúng ta - đừng cười tôi chứ, bạn! - người đó là Georges Simenon. Tôi có thể lấy trên giá sách của tôi, chừng 10 hay 12 cuốn về Maigret, và nếu phải so với 5 hay 10 trang của Balzac, hay 20 trang của Dickens (ông này nhẩn nha thuộc bậc thầy, Balzac cũng vậy): Simenon chỉ cần hai hoặc ba đoạn. Có một cuốn Maigret mở ra với một tiếng ồn lớn. Ba giờ sáng tại khu Pigalle, khu phố cổ đèn đỏ Paris, tay chủ quán rượu kéo tấm sắt đóng cửa tiệm. Rầm một tiếng. Dội ra từ đó, là tiếng xe giao sữa, tiếng chân kẻ ăn sương trở về nhà kiếm giấc ngủ, tiếng người đi vô Khu Cầu Muối (Les Halles) kiếm đồ ăn sẵn, cho một ngày đang ló dạng. Simenon không chỉ đem đến cho bạn một thành phố, không chỉ một điều không một sử gia nào có thể vượt được, về nước Pháp, nhưng còn điều này: rằng hai hoặc ba con người liên quan tới câu chuyện, đã sẵn sàng trước mắt bạn. Bằng một cách nào đó, Simenon cho bạn nhận ra rằng những bước chân của người đàn ông vừa đóng sập tấm cửa, rồi những tiếng chân rời xa quán, cách chúng lết đi gợi sự tò mò. Và thế là bạn nhập vô mấu chốt quan trọng thứ nhất của câu chuyện. Đó là cái gọi là mysterium tremendum (điều rất thiêng), về sáng tạo ra một nhân vật tự chủ.”
Mysterium tremendum, Jacques Derrida trong bài viết về Kierkegaard, đã dịch là: bí ẩn đáng sợ, bí mật làm bạn run rẩy (a frightful mystery, a secret to make you tremble). Cũng trong bài viết, ông giải thích thêm: (God is the cause of) Thượng Đế là nguyên nhân của “the mysterium tremendum”.
Theo nghĩa đó, nhà văn là kẻ muốn ngang hàng với ông Trời.
Nhân vật “thần kỳ” Maigret, viên thanh tra cảnh sát với chiếc ống vố, được “người viết giả tưởng dị thường nhất của thế kỷ” sáng tạo ra vào năm 1929, trong cuốn “Pietr le Letton”. Được nhà xuất bản Fayard tung ra vào năm 1931, ông cò Maigret lập tức trở thành nổi tiếng, và càng nổi tiếng hơn nữa, khi được đưa lên màn ảnh qua tài tử Jean Gabin. (1)

(1)  Bữa ghé tiệm sách, mua số báo Văn học, Le Mazagine Littéraire, Gấu thấy một cuốn sách hình, của một tay quá mê ông cò Maigret. Bèn làm một chuyến đi thăm, và chụp hình tất cả những bót cảnh sát ở Paris !

Như trên đã nói, Simenon sử dụng một thứ tiếng Pháp phổ thông, không dùng những chữ cầu kỳ, không “cố tình viết văn”, nhờ vậy mà mà Gấu tôi được hân hạnh làm quen với ông rất sớm, từ những ngày mới chập chững đọc văn ngoại: như một cách học tiếng Tây!
 Mai Thảo cũng là một người rất mê Simenon. Một lần ngồi quán Cái Chùa, La Pagode, tại đường Tự Do, Sài Gòn (trước 1975), ông kể một giai thoại về Simenon, theo đó, tác giả đã từng tự giam mình vào trong một nhà kiếng, chung quanh thiên hạ qua lại, nhòm ngó, và cứ thế tỉnh bơ ngồi viết. Khi ra khỏi “chuồng giam”, là đã có, không phải một, mà hai cuốn tiểu thuyết! Theo Mai Thảo, đây là do ông nhận lời thách đố của một tờ báo.
 Cuốn Maigret sau cùng, Maigret et Monsieur Charles, xuất hiện năm 1972, sau đó Simenon nghỉ viết. Với chiếc máy ghi âm, ông đọc hai chục bài “Dictées”, và sau khi cô con gái Mari-Jo tự tử, ông ghi lại mớ hồi ký khổng lồ về đời mình, Mémoires Intimes, Hồi Ký Riêng (1981).
 Simenon mất tại Lausanne vào năm 1989. Cả đời, ông cố gắng hiểu, thông cảm nỗi đau của nhân sinh, của cõi người, và cố gắng làm cho nó đỡ đau. Nhưng ông không làm sao hiểu nổi nỗi đau của cô con gái: cô đã lầm tình yêu của người cha, với tình yêu của một người bạn trai.
Đúng là niềm bí ẩn đáng sợ!
*
Lạ một điều, cái vụ mấy ông VC chiến thắng Miền Nam, và sau đó, bị biến thành bọ, sao giống y chang cái cảnh anh nhân viên, khi mở cái cà tạp ra, và thấy tiền ơi là tiền!
Đúng là niềm bí ẩn đáng sợ!