Nhật Ký
|
Vô
Kỵ Giữa Chúng Ta
Đỗ Long Vân
Bài viết này, Gấu tình cờ
đọc thấy trên vietkiem, trong khi lướt trên net, từ lâu lắm rồi, cái
thời còn ở nhờ trang VHNT của PCL. Mấy anh em bên vietkiem type và đưa
lên lưới, chủ yếu là mê Kim Dung. Gấu mail làm quen, gửi thêm một bài
viết về phim Ngọa Hổ Tàng Long.
Bài viết còn được mấy bạn bên vietkiem đi một đường giới thiệu, và làm
thêm nhiều tiểu chú.
Coi hồ sơ thì bài được đưa lên từ năm 2002.
Vô Kỵ giữa chúng ta hay là Hiện tượng
Kim Dung
Tóm tắt: Tác giả: Đỗ Long Vân
Lời bàn: Nguyễn Quốc Trụ
Coeditted: Pnlinh, Thienthai99, Vinhattieu
Điểm: 9.67/10
Tải: 8726
DL lần cuối: Nov 1,06
Ngày đăng: Feb 4,02
www.vietkiem.com
Folder: Nghiên Cứu
Long MộcThư Quán
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
Ngọa Hổ
Tàng Long
Kiếm từ hồ cầm theo tiếng
đàn bật
ra, kiếm tới đâu, tiếng đàn theo tới đó, khi kiếm trở lại với đàn, cũng
là lúc
Phí Bân biết mình trúng tử thương, nhẩy lên cao, dồn hết nội lực theo
tia máu
vọt ra theo vết kiếm.
Nhà thơ đàn anh,
khi còn Sài Gòn còn gọi là Sài Gòn,
nhân một buổi sáng ngồi bàn cà phê Cái Chùa, tình cờ nhắc tới
Dostoevsky, nhân
đó leo qua bi hùng kịch Hy Lạp, đã đưa ra nhận xét: bi hùng kịch Hy Lạp
chưa
tới đỉnh cao như chuyện Tầu, thí dụ như đoạn Tống Tửu Đơn Hùng Tín ở
trong
Thuyết Đường. Một đám huynh đệ uống máu, thề đồng sinh đồng tử, vậy mà
khơi
khơi mời bạn nhậu, rồi khơi khơi đưa bạn ra chặt đầu, chẳng thèm diễn
tuồng xử
lý nội bộ!
Người ngợm
gì mà
đến tên họ của mình cũng không biết !
Ôi chao, tưởng là một câu nói tầm thường, hóa ra là một câu tỏ tình của
con quỉ nhỏ xinh xắn A Tỷ !
Ôi,
giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng
vẫn còn!
Lần
cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu
lấy vợ: cô đang học y
khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ
Đũi. Gấu
vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi
ghé. Cô
em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây
em
nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn
bè, cô,
và
cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ
nói
cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại
những
kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau
này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó,
trời mưa lớn, H. đội
mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng
biết là
vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn.
Thường,
em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để
chờ...), nhưng
lần đó, em hiểu.
*
Có mấy
Nguyễn Quốc
Trụ ?
Les
Bienveillantes
đoạt
giải Hàn
Lâm Viện Pháp
Tưởng Niệm Cách Mạng Hung
Tưởng
niệm Anna
Politkovskaya
Trân trọng kính mời độc giả Tin
Văn @ Mass ghé thăm phòng
tranh
Nguyễn Trọng Khôi
khoiart.com
Giọt
mưa trời khóc ngàn năm trước
Có sự trộn lẫn của thực tại
với hồi ức, của cuộc đời hằn xé
với
những mộng tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm,
náo
động của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy,
những
khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người.
Đây là thứ văn không thể quên thời đi học và những bài luận mẫu, văn
chương huề vốn, ba phải, "vãi linh hồn".
Chính cái tính chất vãi linh
hồn này dễ làm cho người viết tưởng mình là thi sĩ !
Không phải Gấu, mà là Kundera đã chỉ ra, và mượn cây gậy của
Kafka để mà phạng.
Con tim khô héo luôn ngụy trang bằng thứ văn phong ướt đẫm tình cảm.
[Sécheresse
du coeur dissimulée derrière un style débordant de sentiments].
Di chúc Kafka
Sự lầm lẫn - tưởng mình là thi sĩ, với những dòng văn đầy nước mắt nước
mũi, như trên, theo Gấu, khá nhiều nhà văn nhà quê của chúng ta mắc
phải, nào là thì thầm với thơ, nào là ra biển gọi thầm [la lớn còn
chẳng ăn ai, ở giữa biển cả, nữa là thầm với thì] - là do không phân
biệt được, thế nào là trữ tình, lyrique, thế nào là thơ ca, poétique.
Mỗi khi hơi bị bé cái lầm, cứ tưởng mình là thi sĩ, hãy nhớ câu này
của Borges: Thơ là để trao cho thi sĩ.
Hay câu này, của Rilke, [theo Coetzee]:
Rilke chiến đấu cả đời để là một nhà thơ - không
phải nhà thơ thuần túy, nhưng thuần túy nhà thơ [not a pure poet, but
purely a poet], bởi vì ông cảm thấy.... thơ chỉ có thể viết bởi một
người nào đã là nhà thơ [because he felt... that poetry could only be
written by someone who was already a poet].
Nguồn
*
Một trong những tác giả tôi đọc sớm sủa nhất, và viết về người đó đầu
tiên, khi mới ra hải ngoại, là TMT. Sự say mê tiếng Việt của bà làm tôi
sững sờ, khi đó, và viết ra điều này, trên tờ Văn Học của NMG, người
tình của bà là tiếng Việt.
Mãi sau này, nhìn lại, tôi mới hiểu điều tôi nói đó, là từ một câu
khác, đã đọc từ lâu, và ăn sâu vào tiềm thức.
Câu đó như vầy:
Nhà văn lớn là người kết hôn với đất nước của họ.
Và câu này, cũng đã được tôi sử dụng, khi đọc Nhất Linh. Mối tình lớn
của Nhất Linh với Miền Bắc, bật ra, khi ông, trong nhân vật thế thân
của mình, là Dũng, buổi trưa hè "ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung" đó, đó,
vô tình nhìn thấy cái áo cánh trắng
bên vườn hàng xóm, tự hỏi, của ai đấy nhỉ, và chợt nhớ ra là nghỉ
hè, và Loan đi học ở tỉnh trở về nhà.
Nhưng với TMT, còn hơn thế nữa. Bà chỉ có thể kết hôn với ngôn ngữ, bởi
vì quê hương của bà không còn.
Đây cũng là điều Brodsky nói ra, khi được hỏi, và ông trả lời, tôi hết
còn tin vào cái xứ sở đó.
Nhưng, khác Brodsky, những người như TMT, họ chứng kiến cái giây
phút hấp hối của xứ sở, khi ngoái nhìn lại, những ngày 30 Tháng Tư
1975. Kinh nghiệm này, Kundera cũng đã từng sống vào năm 1968, khi
Liên Xô xâm lăng xứ sở của ông, và ông bảo, nó đau như là một trận cháy
nhà. [Trong Le Rideau, Bức Màn]
*
Nhưng mà này, liệu có cái gọi là văn học Việt Nam hải ngoại không đấy,
Hai Lúa nhớ, ông nhà văn ra đi từ miền bắc VTH đã có lần nham nhở
hỏi lại cái tay phỏng vấn ông.
"Nhưng mà này, có còn cái gọi là Hà Nội.... "
Có thể nói, cũng là cảm giác ấy, của tay nhà văn ra đi từ miền Bắc kia,
khi nham nhở như thế đấy, tuy nhiên, bàng hoàng hơn, sửng sốt hơn, sung
sướng, hạnh phúc hơn nhiều, khi Hai Lúa gặp một nhà văn ra đi từ Hà
Nội, cùng với gia đình của bà, lần "ghé thăm" cựu lục địa.
-Ôi chao, những con người Hà Nội, thứ thượng hảo hạng của nó, sau 1954
cho đến mãi ngày này, mà vưỡn còn, hử?
Thế mình về được rồi!
Phải về rồi!
BVVC
*
Theo Kundera, trong đoạn viết Tiểu
thuyết
như là không tưởng của một thế giới không biết sự lãng quên, le roman
comme utopie d'un monde qui ne connait pas l'oubi, trong Bức
Màn, chính cái thế giới thực tầm phào chán ngắt, bị sự quên lãng
trấn
ngự, chính cái thế giới của thảm kịch của sự vô ích, của chuyện
thường ngày ở
huyện, của hiện sinh thừa mứa đó, khiến tiểu thuyết biến thành một
pháo đài chống lại sự lãng quên: Tác phẩm nghệ thuật hiện
ra sừng sững như là một thế giới khác, lý tưởng, kiên cố, vững chắc,
trong đó, mỗi chi tiết có sự quan trọng, ý nghĩa của
riêng nó... thật xứng đáng để đừng bao giờ quên, không thể nào quên...
Nhưng, cho dù kiên cố thế nào, thì cũng không thoát ra khỏi quyền năng
cùa sự lãng
quên, và, thế là, mỗi nghệ thuật, lại trang bị thêm cho nó, một
thứ võ khí chống lãng quên.
Theo ông, trong trường hợp như thế, thơ có quyền năng riêng của nó, một
đặc quyền. Kẻ
nào đã từng thuộc một bài sonnet của Baudelaire, thí dụ, là chẳng dám
bỏ sót một
chữ ! Nếu anh ta yêu nó, là anh ta cứ đọc đi đọc lại, nhiều khi còn
ngâm lên ông ổng, cho đến khi thuộc lòng.
Thơ chính là một pháo đài vững chãi nhất của trí nhớ.
"O God, You've done enough, You've robbed me enough. I'm too tired and
old to learn to love. Leave me alone for ever".
[Ôi Chúa ơi. Ngài làm như vậy đủ rồi. Ngài trấn lột con như thế đủ rồi.
Con quá mệt mỏi và già nua để học yêu thương. Hãy mặc xác con, để cho
con yên thân mãi mãi"].
Graham Greene
Ghi chú: Đã đăng trên Tin Văn, sau lấy xuống, do không xin phép tác giả
và gia đình.
Nay talawas đã đăng, nên post lại, coi như là lấy từ nguồn talawas. NQT
Làm Thơ Ở
Sài Gòn
-Nó đòi hỏi niềm tin, ở nơi
Thượng Đế?
-Vâng, hay – nguy hiểm hơn nữa – niềm tin
vào địa ngục. Một lần, vào lúc sáng tinh mơ, Đức Giáo Hoàng Pius XII
tiếp Paul Claudel, để vinh danh nhà viết kịch nổi tiếng và nhà thơ
Ca-tô giáo.
"Con của ta," ngài nói, với nụ cười mỉm, "con quá tin vào địa ngục, thế
mới khổ cho con; [còn ta], ta không quá chắc mẩm, về thiên đường, đến
như thế đâu!".
Steiner
Còn đây là gặp Minou Drouet
Đấng Bị Đóng Đinh Trên
Tường Kia chỉ có hai khúc gỗ,
còn Đức Giáo Hoàng thì lại ngồi trên Cái Ngai Uy Nghi như thế ư?
*
Ôi chao, tại làm sao mà một cô bé 10 tuổi
lại bật ra được một câu khủng
khiếp như thế về Phận Người?
[Đúng ra, về Khổ Nạn Chúa Ky Tô]
Cựu
chủ viết về nhân viên cũ
Nghề của tui không phải là để làm hài
lòng ông Giời.
Bố ai biết tại sao Thằng Chả lại chọn cái nghề đó cho tui.
My profession was not to pleasing God,
but His inscrutable will had selected it for me.
Joseph Roth
Lời thú tội của một tên sát nhân
[The Confession of a murderer].
Roth học cừ, nhất là môn văn chương
Đức, mặc dù, gần như suốt buổi học, anh nhìn đám thầy dậy của mình, và
nhận ra rằng, họ thuộc loại bảo sao nghe vậy, và mô phạm. Sự khinh khi
này xuất hiện trong những bản viết đầu tay của ông, qua đó, ông cho
rằng cái kiểu học vấn như vậy của nhà nước chỉ tạo ra những con người
nhút nhát, không dám có những phát kiến, thiếu hứng khởi. Ông làm part
time, là phụ giáo cho đám con một nữ bá tước, và học ngay được thói dởm
dáng của lớp người quyền quí, nghĩa là cũng biết “liếm” [kissing] tay
mấy cô nường, tay cầm cây can vung vẩy, và đeo kiếng một mắt!
Và chàng bắt đầu in thơ!
If
you sit long on the bank of the river, you may see the body of your
enemy floating by.
Cách ngôn Trung Hoa (Joseph Brodsky trích dẫn trong bài viết
"Collector's Item")
[Ngồi lâu bên bờ sông, có thể thấy xác kẻ thù trôi ngang qua....]
[On finit toujours par voir passer le cadavre de son ennemi]
Virtue, after all, is far from being synonymous with survival;
duplicity is.
J. Brodsky: "Collector's Item"
(Sống sót do nhập nhằng, không phải bởi đạo hạnh).
Gấu này, sở dĩ hồi sau này, hung hăng con bọ xít, là do "ngộ" ra câu
cách ngôn Tầu, mà Brodsky trích dẫn ở trên.
|
|