*
Nhật Ký








*

 Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
Đỗ Long Vân

Bài viết này, Gấu tình cờ đọc thấy trên vietkiem, trong khi lướt trên net, từ lâu lắm rồi, cái thời còn ở nhờ trang VHNT của PCL. Mấy anh em bên vietkiem type và đưa lên lưới, chủ yếu là mê Kim Dung. Gấu mail làm quen, gửi thêm một bài viết về phim Ngọa Hổ Tàng Long.

Bài viết còn được mấy bạn bên vietkiem đi một đường giới thiệu, và làm thêm nhiều tiểu chú.
Coi hồ sơ thì bài được đưa lên từ năm 2002.

Vô Kỵ giữa chúng ta hay là Hiện tượng Kim Dung
Tóm tắt: Tác giả: Đỗ Long Vân
Lời bàn: Nguyễn Quốc Trụ
Coeditted: Pnlinh, Thienthai99, Vinhattieu
Điểm: 9.67/10
Tải: 8726
DL lần cuối: Nov 1,06
Ngày đăng: Feb 4,02
www.vietkiem.com
Folder: Nghiên Cứu
Long MộcThư Quán
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta


Ngọa Hổ Tàng Long

Kiếm từ hồ cầm theo tiếng đàn bật ra, kiếm tới đâu, tiếng đàn theo tới đó, khi kiếm trở lại với đàn, cũng là lúc Phí Bân biết mình trúng tử thương, nhẩy lên cao, dồn hết nội lực theo tia máu vọt ra theo vết kiếm.

Nhà thơ đàn anh, khi còn Sài Gòn còn gọi là Sài Gòn, nhân một buổi sáng ngồi bàn cà phê Cái Chùa, tình cờ nhắc tới Dostoevsky, nhân đó leo qua bi hùng kịch Hy Lạp, đã đưa ra nhận xét: bi hùng kịch Hy Lạp chưa tới đỉnh cao như chuyện Tầu, thí dụ như đoạn Tống Tửu Đơn Hùng Tín ở trong Thuyết Đường. Một đám huynh đệ uống máu, thề đồng sinh đồng tử, vậy mà khơi khơi mời bạn nhậu, rồi khơi khơi đưa bạn ra chặt đầu, chẳng thèm diễn tuồng xử lý nội bộ!
*
Người ngợm gì mà đến tên họ của mình cũng không biết !
Ôi chao, tưởng là một câu nói tầm thường, hóa ra là một câu tỏ tình của con quỉ nhỏ xinh xắn A Tỷ !
*

Ôi, giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng vẫn còn!

Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."

Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.

Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
*
Có mấy Nguyễn Quốc Trụ ?


Les Bienveillantes
đoạt giải Hàn Lâm Viện Pháp


Tưởng Niệm Cách Mạng Hung

.... Within the poetry of the Hungarian Gyorgy Faludy, who has died aged 95, Hungarian and other European traditions mingle, and there can be found a record of the turbulent 20th century.
Guardian
[Trong thơ của nhà thơ có truyền thống Hung và những truyền thống Âu Châu khác được trộn lẫn hòa nhập, và từ đó, là một ghi nhận về cơn chao đảo của thế kỷ 20].
Đặng Tiến cũng phán, gần như tương tự, về TTT, chỉ thiếu cái khúc "a record of the turbulent 20 th century", nhưng theo Gấu, có thể thay bằng câu của TTT, viết về Bếp Lửa, và về Hà Nội 1954, "đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết....".
Nguồn
*
Thơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian nhìn ra thế giới. Đây là đặc tính của thơ Thanh Tâm Tuyền, ở những nhà thơ khác dù rất hiện đại, cũng không có, hoặc không rõ nét. Ví dụ trong thơ Tô Thuỳ Yên, chủ yếu ta thấy thảm kịch Việt Nam; thơ Lê Đạt chủ yếu phản ánh tâm cảnh người dân châu thổ Sông Hồng; thơ Dương Tường đưa vào nhiều tiếng nước ngoài, thảnh thót giọt mưa dương cầm tím mộng scheherazade, vẫn là cái liếc nhìn ra thế giới, không phải là tầm nhìn sâu thẳm, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người, chủ yếu là người nhược tiểu. Nói như vậy, không có ngụ ý rằng thơ Thanh Tâm Tuyền nhẹ tính cách dân tộc. Phân biệt dân tộc với nhân loại là phiến diện: trong thế giới có Việt Nam và trong Việt Nam có thế giới. Trong «Guernica» của Picasso có Bến Tre, trong tranh khắc gỗ đình làng Việt Nam có Picasso. Tôi nói thơ Thanh Tâm Tuyền trong hình thức và nội dung là một bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam là vậy.
Tuy nhiên cũng phải ghi nhận với ít nhiều tiếc rẻ là lối thơ Thanh Tâm Tuyền không có người thừa kế.
Nguồn


Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Mass ghé thăm phòng tranh
Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước

Tôi nghĩ Trần Mộng Tú thoạt tiên là người của Thơ... không, không phải là của thơ, mà bản chất Tú chính là Thơ, rồi từ đó tất cả các thuộc tính khác của đời Tú như văn chương, tính tình, rồi đến vai trò người tình, người vợ, người mẹ v.v... đều do từ cái Nguồn Thơ ấy phân phối ra. Ít có một con người nào nhất quán như Tú. Nhìn từ góc cạnh nào cũng nhận ra cái bản chất chung thì rất đôn hậu nhưng lại mới lạ nhạy bén trong sáng tạo, giản dị trong đời thường nhưng phức tạp trong văn chương, tình cảm... Nhưng dù có mới lạ, nhạy bén, phức tạp bao nhiêu cũng không rời xa nét đằm thắm của sự đôn hậu.
Phạm Xuân Đài
Văn chương của Trần Mộng Tú phản ánh thật sáng và rõ một tâm hồn rất nhậy cảm trước những nét đẹp đẽ, tha thiết cũng như xót xa, đau khổ của cuộc sống. Đặc biệt là khi những nét đời ấy được đặt trong khung cảnh của Việt Nam, trong mắt nhìn và trong tấm lòng sóng sánh đầy những thiết tha và nhân ái của người nhìn ngắm chúng. Có sự trộn lẫn của thực tại với hồi ức, của cuộc đời hằn xé với những mộng tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người.
Bùi Vĩnh Phúc
*
Có một khoảng cách rất lớn giữa những nhận xét trên, với một hai câu thơ “xuất thần” của TMT. Nhận xét của PXĐ như đã manh nha ra điều này, khi ông viết:
Nhìn từ góc cạnh nào cũng nhận ra cái bản chất chung thì rất đôn hậu nhưng lại mới lạ nhạy bén trong sáng tạo, giản dị trong đời thường nhưng phức tạp trong văn chương, tình cảm..
Nhưng chính TMT nhận rõ ra điều này khi viết:
… trong túi luôn có một bài thơ đang làm dở.

Như thế, tất cả đều chỉ là những bài thơ làm dở, rồi bất thình lình, thơ bật ra.

Gấu bỗng nghĩ đến anh chàng điệp viên James Bond, trong cuốn Tiểu Sử Không Được Phép.
"James Bond: The Unauthorized Biography of 007" by John Pearson.
Bond, chỉ đến "sát na" chót, ở "biên giới của tử sinh", thì mới tìm ra cho mình được đường sống.
*
Có lẽ, sáng tạo nào cũng phải được hiểu như vậy.
Và đều nguy hiểm chết người như vậy !
*
Cuốn James Bond, Tiểu sử không được phép  Gấu đọc những ngày ở trại tị nạn Thái Lan, khi đã đậu thanh lọc, và chờ gặp phái đoàn, để xin đi tái định cư, và là một trong những cuốn sách đầu tiên làm quen lại với tiếng Anh.
Một trong những xen mà Gấu còn nhớ mãi, xẩy ra khi Cách Mạng Hung bùng nổ, Bond được phái tới Budapest để cứu một nữ điệp viên Anh bị kẹt.
Đến, bị bắt tại trận, ngay khi gặp cô bạn, vì người yêu của cô này là điểm chỉ viên nằm vùng của KGB, và chuyến đi của Bond là chỉ để lọt vô bẫy của họ.
Vào những giờ phút thành phố lọt vào tay cách mạng, đám điệp viên Nga Xô phải rút đi, họ nhốt Bond và cô bạn vô một chuồng..  gấu, trong sở thú Budapest.
Mấy con thú cũng đang phát cuồng, cứ thế tiến đến phía hai người. Và Bond tìm ra cơ may sống sót, đúng vào lúc đó, khi anh chợt nhớ ra là loài gấu, cũng như loài khỉ, có thói quen bắt chước con người. Thế là chàng lùi dần tới chấn song chuồng giam, làm bộ kéo kéo giật giật mấy thanh sắt, như muốn làm chúng doãng ra, để lọt người qua.
Mấy con gấu bắt chước, và, lao ra khỏi chuồng, Bond dắt tay cô bạn gái chuồn theo.

Gấu đã kể chuyện trên một lần, nay kể lại, để tưởng niệm Cách Mạng Hung, những ngày này cách đây 50 năm.

Và để vinh danh một giọt mưa.


Cựu chủ viết về nhân viên cũ
If you sit long on the bank of the river, you may see the body of your enemy floating by.
Cách ngôn Trung Hoa (Joseph Brodsky trích dẫn trong bài viết "Collector's Item")
[Ngồi lâu bên bờ sông, có thể thấy xác kẻ thù trôi ngang qua....]
[On finit toujours par voir passer le cadavre de son ennemi]
Virtue, after all, is far from being synonymous with survival; duplicity is.
J. Brodsky: "Collector's Item"
(Sống sót do nhập nhằng, không phải bởi đạo hạnh).
*
Gấu này, sở dĩ hồi sau này, hung hăng con bọ xít, là do "ngộ" ra câu cách ngôn Tầu, mà Brodsky trích dẫn ở trên.


Làm Thơ Ở Sài Gòn
PTVA: Nữ thần đồng ?
Bac Gau,
Thuc ra PTVA co lam tho tu lau, tu thoi khan quang do chu khong phai doi den bay gio. Nhung sau do, PTVA da don het noi luc cho truyen ngan. Bay gio tro lai THO, tro lai chu khong phai bat dau.
Toi con nho 1 doan nhu:
Hom nay troi nang chang chang
Meo con di hoc chang mang thu gi
Chi mang mot mau but chi
Va them mot khuc banh mi con con.

Rất ư là tình cờ, tờ Người Nữu Ước, số mới nhất, Nov. 6, 2006, có một bài viết về nữ thần đồng thi ca một thời của Tây, Minou Drouet: The Lost Child.
Gấu nhớ là hồi đó, cô bé này nổi lắm. Nhưng thơ của em, là của...  bà mẹ. Một cú lừa to tổ bố, une supercherie, nổ chẳng khác một cú Dreyfus nho nhỏ.
Tuy nhiên, qua bài viết, đây là một cô bé rất thông minh, rất nhậy bén, và quả là một thi sĩ.
Câu chuyện thú vị sau đây, kể, về lần cô bé được yết kiến Đức Giáo Hoàng.

**

Đấng Bị Đóng Đinh Trên Tường Kia chỉ có hai khúc gỗ,
còn Đức Giáo Hoàng thì lại ngồi trên Cái Ngai Uy Nghi như thế ư?
*
Ôi chao, tại làm sao mà một cô bé 10 tuổi
lại bật ra được một câu khủng khiếp như thế về Phận Người?
[Đúng ra, về Khổ Nạn Chúa Ky Tô]