Les
Bienveillantes
đoạt giải Hàn
Lâm Viện Pháp
Jonathan Littell remporte le prix de l'Académie
française
Agence France-Presse
Paris
Le Grand prix du roman de l'Académie française, qui ouvre la
saison des prix littéraires en
France,
a été attribué jeudi à un auteur américain, Jonathan Littell, pour Les
Bienveillantes.
Nguồn
Tưởng Niệm Cách Mạng Hung
Bài thơ của TTT, xuất hiện
lần đầu tiên, ở hải ngoại, trên tờ Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác, trong
mục Tạp Ghi do Gấu, NQT, phụ trách, vào năm 1998, nhân đọc bài trên tờ
NYRB.
Bức hình, đầu lâu Stalin lăn lóc trên đường phố, là cũng từ số
báo này.
[Volume 43, Number 18 · November 14, 1996 Review
Hungary's
Revolution: Forty Years On By Timothy Garton Ash].
Một nhà thơ, ra đi từ Miền Bắc, nhận xét, lần đầu đọc, cứ
tưởng là của một ông Tây !
Nhưng phải đợi Đặng Tiến - có thể thoạt đầu, như ông thường nói, 'vui
thôi mà' - coi đây là một thứ "Quốc
Tế Ca", ý nghĩa của bài thơ mới lộ hẳn ra.
Cũng thế, cuộc cách mạng Hung, phải đợi nửa thế kỷ, mới định danh, khi
thêm vào hai chữ "đạo đức".
Trong bài viết của Ash, ông nhận xét, nhân loại ngày càng biết ơn nó,
vì nếu không có nó, không có
Mùa Xuân Prague, là Âu Châu bị nhuộm
đỏ từ lâu rồi.
Huyền Không
Giọt
nước nào xót mắt tôi
[Note: Nhân thầy Mãn Giác
vừa tạ thế, tìm đọc thơ của thầy với bút
hiệu Huyền Không , thấy được bài này , chép gởi Tin Văn. ĐLK]
Nguồn
Thi sĩ
Tuyết tan
Cây cầu khỉ
Nữa
Thơ Đặng Phú Phong
Nơi nhà văn cất dấu bí mật ?
-Trên đầu lưỡi.
Nguồn
Diễn đàn da mầu này, cứ viết ra được câu nào là dịch liền ra tiếng Anh
câu đó.
Chắc lo dịch nên không có thì giờ kiểm tra chính tả, tiếng Việt.
Gấu này thấy lâu rồi, không thấy sửa, nên nhắc !
"Hot item" mà còn như vậy, thì tốt hơn hết, hãy lo viết, sao cho khiêm
nhường một chút (1), sau, lo sửa chính tả, tiếng Việt, còn tiếng
Anh, khỏi,
vì chắc chẳng có ai đọc !
NQT
(1) Già thì người ta tha cho [NHT].
Tưởng
niệm Anna
Politkovskaya
Cái vụ giết người dã man này, cái luật nhân bản của thế giới văn minh,
tự do, chỉ khi nào toà án kết tội, thì mới có tội, và bài viết Sổ Tay,
của me xừ Lévy, thuộc "trường phái tân triết gia",
le bloc-notes de Bernard-Henri Lévy
làm Gấu nhớ đến câu chuyện Triệu Thuẫn giết vua trong Đông Chu Liệt
Quốc.
Triệu Thuẫn, khi đó làm tướng quốc, vờ đi, để cho một thằng đàn em giết
vua. Sau đó, Người bèn ghé thăm Lịch Sử, coi nó viết gì về ta. Đọc,
thấy ghi, năm đó, ngày đó, tháng đó, Triệu Thuẫn làm thịt vua. Hoảng
quá, kêu tay sử gia lên phàn nàn, ông "Tạ Chí Đại Trường" này nói: Ông
giết vua. Ông là tướng quốc, ông phải chịu trách
nhiệm, và ông đâu có trị tội cái thằng đích thân giết vua ?
Chưa ghê, đang nói chuyện với Lịch Sử, thấy một ông hăm hăm hở hở chạy
tới, hỏi, nè Lịch Sử, tôi nghe tin thằng cha Triệu Thuẫn tới đây, vội
chạy
tới, sợ nó làm thịt ông, không có ai tố cáo tội giết vua của
nó. Ông có sao còn tui !
Những lý do mà triết gia mũi lõ đưa ra, và đề nghị Ngài Chirac đòi lại
mề đay danh dự của nước Tây gắn cho Putin, là cũng y chang.
Hóa ra người xưa cũng y hệt người đời nay.
Hễ cứ sống đúng "cái tâm mới bằng ba cái tài", là đời nào cũng y đời
nào !
Trân trọng kính mời độc giả Tin
Văn @ Mass ghé thăm phòng
tranh
Giọt
mưa trời khóc ngàn năm trước
Liệu cái giọng văn cà kê dê ngỗng của ông... Hai Trầu, [xin lỗi ông Hai
Trầu], là đặc sản của văn chương miệt vườn ?
Vào năm 1958, phụ trang văn học của tờ Thời Báo Anh [TLS, May 18, 1-2]
viết một bài, trang nhất, dài, đặt tít là "Anh Quốc thì ở Hải Ngoại"
[England Is Abroad], điểm ba cuốn tiểu thuyết, tiếng Anh, do người nước
ngoài viết, mở ra bằng những nhận xét về văn chương miệt vườn, tức tiểu
thuyết Anh, do người Anh viết:
Miệt vườn, provincialism, giống như bịnh phong thấp, là tên một thứ
bệnh có rất nhiều cách trị, nhiều như là nguyên nhân gây ra bịnh....
Miệt vườn là một kiểu bệnh phong thấp văn hóa, mấy mối nối cứ ỳ ra, tê
liệt dần, và tới một lúc nào đó, làm biến dạng cấu trúc ngôn ngữ, khiến
câu văn nào cũng biến thành lải nhải, tự lập lại chính nó.
Tuy nhiên, theo Christine Brooke-Rose, tác giả bài viết Exul, (1) có sự
khác biệt, phong thấp là một thứ bịnh mà đau đớn nó gây ra ý thức được,
cảm nhận được, trong khi [mấy ông viết văn] miệt vườn thì vô thức,
unconscious, và tự hài lòng về chính họ.
Ba mươi lăm năm cho trò
chơi thơ đã đủ
để Ngu-Yên có được
những kinh nghiệm làm thế nào tách bạch giữa thơ hay và thơ dở, giữa
thơ mới và
thơ cũ, giữa sáng tác và sáng tạo, giữa ý thơ và tứ thơ, giữa thơ ngâm
và thơ
diễn, giữa làm đẹp nghệ thuật và làm xấu thơ ca và giữa nhiều thứ khác
mà người
đam mê tìm hiểu về giá trị của một nền văn học nghệ thuật muốn đi tìm.
*
Từ vô thức, tự hài lòng, những ngày
nào, đến trở thành tự cao tự đại, như hiện nay, là chuyện dễ hiểu.
Với
lần gặp gỡ Ngu-Yên bất chợt vào mùa Hè năm nay đã khiến
tôi tìm đọc cuốn “Thi sĩ và tôi” của ông.
Mặc
dù nhìn thi ca và cuộc đời mình qua những trang “tùy ký
và vở nháp”, một loại bút lục không thành bút lục, chẳng khác nào lời
ông tự
nhủ “tôi muốn quên chính tôi” nhưng Ngu-Yên đã là một nghệ sĩ và là thi
sĩ
thứ thiệt mà trước đây tôi chưa hề nghĩ và tin như thế!
LTT
(1) Trong
Lưu Vong và Sáng Tạo, Exile
and Creativity, Susan Rubin Suleiman biên tập, nhà xb Duke
University Press Durham and London, 1998.
Cựu
chủ viết về nhân viên cũ
Làm Thơ Ở
Sài Gòn