*
Nhật Ký










Les Bienveillantes
đoạt giải Hàn Lâm Viện Pháp
Jonathan Littell remporte le prix de l'Académie française
Agence France-Presse
Paris
Le Grand prix du roman de l'Académie française, qui ouvre la saison des prix littéraires en France, a été attribué jeudi à un auteur américain, Jonathan Littell, pour Les Bienveillantes.

*
Nguồn

Tưởng Niệm Cách Mạng Hung

*

Bài thơ của TTT, xuất hiện lần đầu tiên, ở hải ngoại, trên tờ Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác, trong mục Tạp Ghi do Gấu, NQT, phụ trách, vào năm 1998, nhân đọc bài trên tờ NYRB. Bức hình, đầu lâu Stalin lăn lóc trên đường phố, là cũng từ tờ báo này.
[Volume 43, Number 18 · November 14, 1996 Review Hungary's Revolution: Forty Years On By Timothy Garton Ash].
Một độc giả, một nhà thơ, ra đi từ Miền Bắc, nhận xét, lần đầu đọc, cứ tưởng là của một ông Tây ! Nhưng khi Đặng Tiến coi đây là một thứ "Quốc Tế Ca", thì mới lộ hết ý nghĩa của bài thơ.
Cũng thế, cuộc cách mạng Hung, phải đợi nửa thế kỷ, mới định danh, khi thêm vào hai chữ "đạo đức".
Trong bài viết của Ash, ông nhận xét, nhân loại ngày càng biết ơn nó, vì nếu không có nó, không có Mùa Xuân Prague, là Âu Châu bị nhuộm đỏ từ lâu rồi.


*

Levi's memoir beats Darwin to win science book title
James Randerson, science correspondent
Saturday October 21, 2006
The Guardian

Primo Levi's haunting memoir of life as a Jew in Mussolini's Italy told through the unlikely metaphor of chemistry has been named the best science book ever written.
The Periodic Table, published in 1975, fought off competition from Richard Dawkins, DNA legend James Watson, Tom Stoppard, Bertolt Brecht and Charles Darwin to win the vote at an event organised by the Royal Institution in London. 

"This book pinions my awareness to the solidity of the world around me," said former Guardian science editor Tim Radford, who was the book's advocate at the event. "The science book is the ultimate in non-fiction," he told the Guardian's weekly science podcast. "You've got the entire universe and the entire sub-atomic world to choose from and everything that has happened in it."

Cũng một thứ 'sản phẩm' của Lò Thiêu, cuốn Bảng Tuần Hoàn, của Primo Levy, một người sống sót Lò Thiêu, thắng giải thưởng sách khoa học, đánh bại Darwin, và được coi là một cuốn sách khoa học hay nhất từ xưa đến nay.

Một hồi ký của cuộc đời như là một Do Thái, tại một nước Ý của Mussolini, được kể như là một ẩn dụ hóa học; đúng ra, cũng khó mà nói như  vậy.

Bạn có cả một vũ trụ và cả một thế giới tiềm nguyên tử để chọn lựa, và tất cả những gì đã xẩy ra ở trong đó.
Sách khoa học là tối hậu, trong thể loại không-giả tưởng.
Nguồn

Lò Thiêu Người, Holocaust, là một kinh nghiệm mang tính kỹ nghệ, thực dụng "siêu đẳng": Làm thế nào để giết được nhiều người nhất, trong một thời gian nhanh nhất, ở một nơi có diện tích nhỏ hẹp nhất, ít tốn tiền nhất.

Trong những cuốn sách viết về kinh nghiệm đó, "Những người chết đuối và Những người được cứu vớt" (The Drowned and the Saved), xuất bản năm 1988, tác giả Primo Levi, chỉ như một tiểu chú, nhưng thật quý giá.

Trước khi tự tử vào tháng Tư năm 1987, ông [Primo Levy] có đưa ra nhận xét: Khi viết về thế giới bi đát của những trại tập trung, ông hy vọng tránh được hai điều: lợi dụng tu từ, văn chương làm mủi lòng người đọc, và dấy lên tâm lý trả thù. Thay vì vậy, ông chọn ngôn ngữ trầm tĩnh, nghiêm trang, nhã nhặn, và mực thước, của một người chứng. Nhưng trên tất cả, người đọc vẫn nhận ra, đây là một ngôn ngữ rất buồn thảm. (1)

Sau khi được thả, ông viết hai cuốn, nay trở thành cổ điển, "Sống sót tại Auschwitz" (1947), "Lại tỉnh thức" (1963). Cuốn sách nhỏ bé "Những kẻ chết đuối..." là nỗ lực sau cùng của tác giả nhằm "hiểu" kinh nghiệm đó, một kinh nghiệm như tác giả đã từng chỉ ra, vượt khỏi cõi "nhân tri".
Đây là một con người: Bi kịch của một người lạc quan

(1) Ma voix est faible et un peu profane: Tiếng nói của tôi thì yếu và hơi trần tục, ông viết như thế, [bằng tiếng Tây] về nguyên tố "carbon", trong "Bảng Tuần Hoàn".
Cuốn này, câu đề từ của nó, cũng thật thú vị: Troubles overcome are good to tell: Những trắc trở, khi vượt qua được, thì thật tốt, để mà kể ra. [Một châm ngôn của dân Do Thái]
Liệu có thể coi, câu trên, như là "logo" của Văn Học Việt Nam Hải Ngoại?
Bạn phải viết làm sao cho người đọc cảm thấy, có một trắc trở, và bạn đã vượt qua được?
"Troubles overcome" mà Levy nói tới ở đây, là kinh nghiệm sống sót Lò Thiêu.


Huyền Không
Giọt nước nào xót mắt tôi
[Note: Nhân thầy Mãn Giác vừa tạ thế, tìm đọc thơ của thầy với bút hiệu Huyền Không , thấy được bài này , chép gởi Tin Văn. ĐLK]
Nguồn

Thi sĩ
Tuyết tan
Thơ Đặng Phú Phong

Tưởng niệm Anna Politkovskaya
Cái vụ giết người dã man này, cái luật nhân bản của thế giới văn minh, tự do, chỉ khi nào toà án kết tội, thì mới có tội, và bài viết Sổ Tay, của me xừ triết ga "trường phái trẻ", le bloc-notes de Bernard-Henri Lévy làm Gấu nhớ đến câu chuyện Triệu Thuẫn giết vua trong Đông Chu Liệt Quốc.
Triệu Thuẫn, khi đó làm tướng quốc, vờ đi, để cho một thằng đàn em giết vua. Sau đó, Người bèn ghé thăm Lịch Sử, coi nó viết gì về ta. Đọc, thấy ghi, năm đó, ngày đó, tháng đó, Triệu Thuẫn làm thịt vua. Hoảng quá, kêu tay sử gia lên phàn nàn, ông "Tạ Chí Đại Trường" này nói: Ông giết vua. Ông là tướng quốc, ông phải chịu trách nhiệm, và ông đâu có trị tội cái thằng đích thân giết vua ?
Chưa ghê, đang nói chuyện với Lịch Sử, thấy một ông hăm hăm hở hở chạy tới, hỏi, nè Lịch Sử, tôi nghe tin thằng cha Triệu Thuẫn tới đây, vội chạy tới, sợ nó làm thịt ông. Nếu không có ai tố cáo cái tội giết vua của nó, thì... để tui !
Những lý do mà triết gia mũi lõ đưa ra, và đề nghị Ngài Chirac đòi lại mề đay danh dự của nước Tây gắn cho Putin, là cũng y chang.
Hóa ra người xưa cũng y hệt người đời nay.
Hễ cứ sống đúng "cái tâm mới bằng ba cái tài", là đời nào cũng y đời nào !

Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Mass ghé thăm phòng tranh
Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Liệu cái giọng văn cà kê dê ngỗng của ông... Hai Trầu, [xin lỗi ông Hai Trầu], là đặc sản của văn chương miệt vườn?
Nhà văn gốc Bulgarie, Julia Kristeva, viết tiếng Tây đúng văn phạm quá, thế là dân Tây biết liền, bà này không phải dân Tây!
Nếu thật sự chú ý, người nghe có thể có một chút xíu hoài nghi, qua giọng nói thánh thót, nhưng chính sự làm chủ tiếng Pháp cho thấy: đây là một người đến từ đâu đó; Julia Kristeva nói tiếng Pháp như trong những cuốn sách.
"Tôi thì ôm đồm" (Je suis polyvalente), bà nói. Đúng như vậy, chính trị, phân tâm học, văn chương, món nào bà cũng quan tâm. Nhưng vượt lên tất cả, tư tưởng mới là đam mê lớn của bà. Đây là một người đàn bà yêu suy nghĩ, và biết chia sẻ tình yêu này với người khác.
Nữ thiên tài
-Bà có nghĩ rằng, tư tưởng có mùi, đực hoặc cái (que la pensée soit sexuée)?

Cựu chủ viết về nhân viên cũ

Làm Thơ Ở Sài Gòn