*
Nhật Ký










*
Where is that street, called lonely street,
where broken dreams and memories
meet ?
Cầm Dương Xanh
Thu_06

*

Moscow 1941: Một thành phố và những người dân của nó trong cuộc chiến.
Đây có lẽ là cuốn sách mấy anh VC, nhất là "người Hà Nội" nên tìm đọc.
Và hãy luôn nhớ câu này, mỗi khi hát, "Hà Nội ta vẫn hiên ngang hất đầu lên trời" !

*
Nga xô hiện đại càng cố gắng sử dụng chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh bao nhiêu
- như huyền thoại về chân lý muôn đời, nước Nga xô là một -
 thì càng cho thấy, Hitler và Stalin đều quỉ sứ chẳng thua gì nhau.
*
Chúng ta phải trả nợ "họa con Bọ", hậu quả của chiến thắng Miền Nam.
Còn thế giới ?
Umberto Eco :
"Nous payons toujours aujourd'hui l'effondrement de l'empire soviétique"
Bây giờ chúng ta luôn còng lưng trả nợ, hậu quả sự sụp đổ đế quốc Đỏ
*
Tưởng niệm
 Cách Mạng Hung
**
Cái tấm bia tưởng niệm đó, được giấu đằng sau một bức màn, tại trụ sở xưa kia của Đảng Cộng Sản Hung,
không phải tưởng niệm những người nổi dậy,
mà là những công chức CS, bị những người nổi dậy giết,
khi họ chiếm được trụ sở Đảng, vào năm 1956.
[Người Kinh Tế  21-27 Oct, 2006]
*
Đó là khi thành phố của bạn bị đốt rụi,
Hãy thuộc lòng bài thơ này của tôi.
*
Hãy cho anh khóc bằng mắt Em
Những cuộc tình duyên Budapest
["Quốc Tế Ca" (1) của những người tù VC]
(1) Chữ của ĐT
Trước 1975, Gấu có một anh bạn, sĩ quan Thủ Đức. Anh người Nam, cứ mong mãi, "Bắc Tiến thành công, thống nhất đất nước", tao sẽ có dịp thăm Hà Nội. Coi nó có đẹp như tụi mày ca hay không !
Cũng một anh sĩ quan Ngụy như thế, mặt cứ nghệt ra, khi đi đăng ký cải tạo, và được ông cán bộ hạch hỏi:
-Chúng mày sẽ đối xử với chúng ông như thế nào, nếu chúng mày chiếm được Hà Nội ?

Huyền Không
[Note: Nhân thầy Mãn Giác vừa tạ thế, tìm đọc thơ của thầy với bút hiệu Huyền Không , thấy được bài này , chép gởi Tin Văn. ĐLK Nguồn]

Thơ Đặng Phú Phong

Tưởng niệm Anna Politkovskaya

Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Mass ghé thăm phòng tranh
Nguyễn Trọng Khôi
khoiart.com

Les Bienveillantes

Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước

Liệu cái giọng văn cà kê dê ngỗng của ông... Hai Trầu, [xin lỗi ông Hai Trầu], là đặc sản của văn chương miệt vườn?

Nhà văn gốc Bulgarie, Julia Kristeva, viết tiếng Tây đúng văn phạm quá, thế là dân Tây biết liền, bà này không phải dân Tây!

Nếu thật sự chú ý, người nghe có thể có một chút xíu hoài nghi, qua giọng nói thánh thót, nhưng chính sự làm chủ tiếng Pháp cho thấy: đây là một người đến từ đâu đó; Julia Kristeva nói tiếng Pháp như trong những cuốn sách.
"Tôi thì ôm đồm" (Je suis polyvalente), bà nói. Đúng như vậy, chính trị, phân tâm học, văn chương, món nào bà cũng quan tâm. Nhưng vượt lên tất cả, tư tưởng mới là đam mê lớn của bà. Đây là một người đàn bà yêu suy nghĩ, và biết chia sẻ tình yêu này với người khác.
Nữ thiên tài
-Bà có nghĩ rằng, tư tưởng có mùi, đực hoặc cái (que la pensée soit sexuée)?

Cựu chủ viết về nhân viên cũ

Những Dấu Ấn
Sự tinh khiết của sự tuyệt vọng
Làm Thơ ở Sài Gòn  làm Gấu nhớ đến Nguyễn Tuân.
Nhớ cái xen trong Chữ Người Tử Tù, Huấn Cao viết bức tranh chữ cuối cùng của đời mình rồi quay sang nói với viên cai ngục, hãy kiếm một nghề khác mà nuôi thân, (con người như ông, những chữ như thế này phải tìm đất khác để mà tụ lại): chẳng đợi người cai tù nói hết câu: xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.

Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương. Nó ngấm vào ông Adam và bà Eva, ngay phút đầu tiên bị văng ra khỏi vườn Địa Đàng.
Mắt xanh hay mắt trắng (To be or not to be?). Văn là người, nhưng văn cũng để giấu người: chất khinh bạc vốn lồ lộ trong Nguyễn Tuân, là để giấu con người thực của ông. Người đọc sướng điên lên, vỗ đùi bành bạch, vì nét tài hoa, vì con mắt trắng dã của Nguyễn Tuân, nhưng để lọt mắt xanh của ông, phải là độc giả của những câu văn nhẹ khôn kham: "cứ đến ngồi đây là mình lại nhớ đến nó. Không hiểu sao."
Một chuyến đi

Làm Thơ Sài Gòn còn làm Gấu nhớ tới ông cậu của Gấu. Cậu Toàn.
Ngay sau 30 Tháng Tư 1975, ông lập tức làm liền cái cú đi thăm Sài Gòn. Lần về gặp lại ông ở Hà Nội, nhắc tới vụ đó, ông cười, nói, mấy thằng Cầu, thằng Tiệp, thằng Lùn, [cũng mấy ông cậu của Gấu, con Bà Ba], hồi đó, có đứa nào dám khai báo có bà chị di cư vào Nam đâu.
Tao khai tuốt luốt. Trong hồ sơ Đảng có chi tiết đó. Khi nhà nước ra lệnh, ai có thân nhân ở Miền Nam thì được vào trước, thế là tao đi liền!
Đi liền, nhưng đi để làm gì cơ chứ? Có bà chị nghèo, có thằng cháu, nghe nói chẳng ra gì....
Ông buồn rầu, nói, tao nghe nói về chị về cháu như vậy, nên mới vội vàng đi.
Sợ không kịp nhìn thấy chị, thấy cháu !
Tuy nhiên, ông cậu Toàn không thể không về Hà Nội. Chỉ có ông cậu Cầu, là sau đó, dọn nhà vô Sài Gòn, tái định cư.

Theo những nghĩa đó, Làm Thơ ở Sài Gòn có nghĩa:
Đừng bao giờ tách những bản văn ra khỏi ý hướng của chúng. Và cũng đừng coi đây là một sự trở về "ngây thơ" với những dự tính của tác giả. Tương quan giữa bản văn và ý hướng của nó là tương quan giữa bản văn với tác giả, và với người đọc. Theo nghĩa đó, Tristan Tzara phán: "Thơ không chỉ là sản phẩm được viết ra đó, một chuỗi những hình ảnh những âm thanh, nhưng mà là một cách ở đời"
[La poésie n'est pas uniquement un produit écrit, une succession d'images et de sons, mais une manière de vivre". (1)
Henri Meschonnic: Pour la poétique I
(1) T. Tzara: Siêu thực và thời kỳ hậu chiến. Meschonnic trích dẫn.