*









Nhà văn Nobel người Đức, Guenter Grass lên TV trả lời vụ đã từng phục vụ SS. Ông nói, "những người chỉ trích muốn tôi biến thành 'không người' [unperson]. Tôi bị kéo vô SS, nhưng chưa từng làm hại ai, chưa phạm tội ác nào, và luôn mong có ngày nói dài về nó. Thí dụ cuốn này. Tôi đã mất ba năm với nó." "Ai muốn phán đoán xin cứ việc" Nguồn
Vụ việc Grass hung hăng con bọ xít, tình nguyện vô Thành Đoàn Nazi, khi mới 17 tuổi, có gì rất hơi bị tương tự mấy ông VC trích máu ngón tay viết huyết tâm thư dâng Đảng, tình nguyện vào chiến trường Miền Nam. Trường hợp của Grass đang om xòm, trên tờ Guardian, chẳng hạn. Một ông phán, mấy ông đạo đức gia hiện đại sống cái kinh nghiệm rỗng; ý tưởng của Grass về danh dự vượt quá họ. Nguồn
*
Người Kinh Tế 19 Tháng Tám, 2006:
Kỷ niệm Một Mùa Thu Năm Qua Cách Mạng Tiến Ra bằng cú tự thú trước bình minh như thế này thì đâu có thua gì Văn Cao nhà mình, viết di chúc trước lịch sử, tại sao tớ viết Tiến Quân Ca?
"Mười năm trước đây, tự thú kiểu này là tàn đời. Bi giờ người ta có vẻ tha thứ hơn". Gấu lại nghe ra giọng NMG, tác giả của "nỗi buồn nhất trong đời viết văn": Viết Tạp Ghi như của ông, trước đây, là toi mạng với tụi nó rồi !
Cái tít, "Thêm một người hùng đi đoong", hay thiệt.
Nhưng chưa hay bằng câu này: "Một cách nào đó Grass được hưởng lợi từ sự chuyển biến, ngay ở trong cách suy nghĩ của ông."
Liệu Gấu, y chang?

Bữa trước, có nhắc tới một truyện ngắn của Thế Lữ, nhân cú của bậc thầy của NMG, khi viết Sông Côn Mùa Lũ.
Nay đã tìm ra nguyên tác.


Thảo nào, Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, lại hành động thô bạo đến như thế:  Ấy là cũng chỉ mong một sự cứu rỗi!
-Quân đâu, hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!
Nhắc đến ông, có ông liền.
- "Tuổi 20 yêu dấu" và bây giờ là “Tiểu long nữ” - những cuốn tiểu thuyết không thực sự có được chiều sâu như những tác phẩm trước đây của ông. Ông nghĩ gì nếu những cuốn sách này ra đời sẽ khiến cho những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp thất vọng?
- Như tôi đã nói, cuốn sách viết ra chỉ nhằm mua vui và kiếm tiền. Thú thực, lúc đầu tôi cũng có chút ngượng ngùng, không định ký tên vào cuốn sách. Tôi biết, Tiểu long nữ có thể khiến nhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ, không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm.
Nguồn
Vừa mệt mỏi lắm, vừa hơi bị chóng mặt.
*
Nhưng biết đâu đấy, 'bạn văn VC' của Gấu, đang đóng vai hề, như Manea diễn tả, ngay dưới đây?

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
 Nghệ sĩ không thể nào "dignify", ["vinh danh"], ông nhà nước, ngay cả trong cái chuyện chống đối nó, nhưng bằng nghi lễ rềnh ràng, bằng thái độ nghiêm trang, solemn fashion. Làm như thế là hơi bị nghiêm trọng hoá vấn đề, khiến xẩy ra phản ứng ngược: Làm tăng thêm uy quyền cho lũ bọ, thừa nhận đám bọ này quả là có quyền cai trị đất nước, [thus acknowledging that authority].


Trang mới:
Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
Trong tất cả các trại tù Gấu này đã bao nhiêu năm từng lê gót, chưa có trại nào để lại trong trí nhớ của Gấu nhiều kỷ niệm, bi có hài có, và đều là tuyệt vời, kể cả cái kỷ niệm về ông Hồ, như là trại Đỗ Hải, Nhà Bè. Cứ trần trừ mãi, không biết có nên kể ra, giống như đi xưng tội, cho nó nhẹ thân. Xin phép mấy anh VC đừng có quá quê, tìm cách thọi Gấu, như mấy bữa nay lại tái diễn cái trò kiến lửa, tội nghiệp Gấu già quá!

Gấu, nhà văn
MY IDEAL
My ideal of virtue: those who served the cause of the mind and preserved that passion beyond eighty and to the end.
Milosz: Chó Bên Đường
[Lý tưởng về đạo hạnh của tôi là, làm sao phục vụ nghĩa cả, dai như đỉa, đến tận già, cho đến khi thở hắt ra.]

Cái tởm nhất, của mấy ông cách mạng, và cách mạng nửa mùa, theo Gấu, là, mấy ông này, sau khi thất bại với lý tưởng lớn, về già, đâm ra hơi bị thèm làm nhà văn.
Lần Gấu nghe ông Víp Va Ka [VVK] phán, "chúng ta" nhìn vầng trán mấy em nhi đồng, cháu ngoan Bác Hồ thấy tương lai của đất nước, Gấu hoảng quá, thôi bỏ mẹ rồi, thằng chả lại tính tranh nghề của mình!

Còn một cái tởm nữa, ở mấy ông cách mạng một nửa, là, sau này, mấy ông phản tỉnh, chửi VC chẳng thua gì... Gấu, sợ còn hơn, nhưng chưa hề có anh nào "phản tỉnh", theo kiểu của Grass, tự chửi mình, mấy thằng trích máu thì dễ hiểu rồi, vì Đảng bịt mắt tụi nó, nhưng một thằng 'bảnh' như mình, sống ở 'thiên đường' mà sao chẳng nhận ra? Đây là Gấu muốn nói tới mấy ông 'nhẩy toán' sau vụ Mậu Thân bị lộ mặt chuột, không phải đám thiên tả ở hải ngoại.
Quái đản hơn nữa, cái đám được hưởng ơn mưa móc của chính quyền Miền Nam, khi cho phép chúng chạy trốn cuộc chiến, tụi hủi này chửi Miền Nam mới hơi bị dữ làm sao!

Trong những tay ăn phải bả Cộng Sản nhưng chẳng những phản tỉnh, mà còn chửi toáng lên, testify, đó là Ignazio  Silone. Ông này phải coi là một trùm CS thì mới đúng. Trùm CS, trùm nhà văn CS luôn, bởi vì đã từng là đại biểu tham dự hội nghị Thành Đoàn, và cuốn tiểu thuyết của ông Fontamara đưa ông lên đến tận đỉnh cao của đỉnh cao văn học CS.

Chuyện xảy ra trong một cuộc động đất. Bà mẹ của ông bị chôn sống, chỉ ló có một cánh tay ra ngoài. Ông chú của ông, một người mà trước đó, luôn luôn là một mẫu mực đạo đức trong gia đình, đã cuỗm sạch của cải tiền bạc mà bà mẹ ông dành dụm được. Chứng kiến sự tởm lợm đó, ông gia nhập Đảng Cộng Sản, và suốt đời nhìn thấy tiền bạc là muốn mửa.
Milosz coi đây là một trong những người bạn Ý lớn lao nhất mà ông đã từng gặp: Ông ta đối với tôi là tượng trưng của lẽ phải trong mọi tình huống, và không hề có chuyện mặc cả [uncompromising].

Silone đã thực hiện một cú ngoạn mục là rời Đảng [famously left the Party], và nói về nó: "Cái chuyện vờ mục đích cho phương tiện, chấp nhận hy sinh vì Đảng, do cần thiết của lịch sử, ba trò này, theo tôi, là một thảm họa. Và con đường đi ra của tôi [My "way out"] đã dẫn tôi tới trại tập trung cải tạo."

Milosz cho biết, Silone hoàn toàn ý thức được, mọi chuyện gì sẽ xẩy ra cho ông, sau khi iả vào mặt Đảng CS.