*
Nhật Ký








**
Richie by Jennifer

*
Thu_06

Huyền Không
Giọt nước nào xót mắt tôi
[Note: Nhân thầy Mãn Giác vừa tạ thế, tìm đọc thơ của thầy với bút hiệu Huyền Không , thấy được bài này , chép gởi Tin Văn. ĐLK Nguồn]

Họa Sĩ
Thơ Đặng Phú Phong

Đây là cuốn sách, kể kinh nghiệm mà bất cứ một anh tù VC nào
cũng đã từng trải qua.
Một tác phẩm mà anh nào cũng muốn đọc và muốn là tác giả của nó !
House of the Meetings: Nhà Hội. Nơi gặp gỡ, và, nếu là bà xã đi thăm, thì trại viên sẽ được qua đêm tại đó.
Martin Amis: The House of Meetings

Tưởng niệm
Anna Politkovskaya

**
Lộ trình một trùm Nazi, Goebbels.
Thiên tài tuyên truyền.
Nhật ký Goebbels 1923-1945, viết từng  ngày, bản tiếng Pháp, sắp ra mắt độc giả.
Hình 2: Tù binh Đức chỉ xác Goebbels, tự sát cùng vợ, một ngày sau Hitler.
Mấy đứa con, chết trong hầm trú ẩn. Bà mẹ cho mỗi đứa một viên thuốc độc. Thư gửi cho đứa con trai với chồng trước nói rõ lý do: Thế giới sau khi không còn Fuhrer và Quốc Xã thì chẳng đáng sống. Chính vì vậy mà ta mang mấy đứa nhỏ cùng đi. Cuộc đời của chúng, khi không còn chúng ta, không xứng với chúng. Thượng đế nhân từ sẽ hiểu cho ta. Chúng ta chỉ còn có một mục đích: Trung thành với Fuhrer ngay cả trong cái chết. Được chết cùng với Người là một ân sủng mà số mệnh đã ban cho chúng ta, quá cả mong ước.
*
Cô dâu trong bộ đồ đen. Con trai với chồng trước kế bên. Phù rể, Hitler, phía sau.

Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Mass ghé thăm phòng tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Nobel văn 2006
A Nobel winner for our times.
Margaret Atwood
The Guardian
Pamuk gives us what all novelists give us at their best: the truth. Not the truth of statistics, but the truth of human experience at a particular place, in a particular time. And as with all great literature, you feel at moments not that you are examining him, but that he is examining you. "No one could understand us from so far away," says a character in Snow. Reader, it's a challenge.
Pamuk cho chúng ta điều mà tất cả những tiểu thuyết gia cho chúng ta khi họ hách xì xằng nhất, bảnh nhất: sự thực. Không phải thứ sự thực của thống kê, nhưng sự thực về kinh nghiệm làm người, ở một nơi đặc thù, vào một thời đặc dị. Và, như bất kỳ mọi văn chương, thứ tốt, nhiều lúc bạn có cảm giác, không phải bạn đang nhìn ngắm ông ta, mà là ông ta nhìn ngắm bạn. "Chẳng ai có thể hiểu chúng ta từ những trùng trùng xa cách", một nhân vật trong Tuyết phán. Độc giả, đó là một thách đố.
Atwood
*
Cái tít thật tuyệt. Nó nói lên cái điều mà mấy anh Yankee mũi tẹt phàn nàn là 'nhạy cảm'.
Làm sao mấy ông Hàn không biết, "nhạy cảm", nhưng, cơ hội bằng vàng cho thời của chúng ta là thẳng chả này đây.
*
Thêm tí kỷ niệm về nhạy cảm.

Gấu nhớ, thời gian TTT giữ trang VHNT cho tờ Tiền Tuyến, ông giao cho Gấu lo mục điểm sách. Có hai kỷ niệm thú vị, một liên can đến cái tít, và một, nhạy cảm.
Cái tít, là với NTH.

... lần đụng độ với Nguyễn Thị Hoàng, khi bà xuất bản cuốn Vào Nơi Gió Cát. Tôi đang giữ mục điểm sách cho phụ trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo Tiền Tuyến. Trang báo do Thanh Tâm Tuyền phụ trách (sau ông giao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi; Huỳnh Phan Anh, sau bực bội với thằng bạn "láu cá' Bắc-kỳ, cũng dãn ra). Nguyễn Thị Hoàng vừa thành lập nhà xuất bản, làm một tuyển tập truyện ngắn, trả tiền nhuận bút rất xôm, có thể nói là cao nhất, so với các nhà xuất bản khác. Tôi cũng được mời tham gia. Ngoài tiền nhuận bút còn một bữa ăn linh đình, như để giới thiệu tuyển tập truyện ngắn và nhà xuất bản. Rồi tới Vào Nơi Gió Cát.
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng khiếp! (Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp". Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, (1), bà trả lời sau đó bằng tác phẩm Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm tuyệt vời nhất, nói "không" về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà, một người vợ tất tả chạy ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng. Một ấn bản khác về chàng Orphée.
Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo, trao cho vinh dự viết bài điểm sách, trên tờ Vấn Đề: Nếu Dostoevsky muốn kéo Thượng Đế xuống cho ngang bằng con người, ở đây Nguyễn Thị Hoàng muốn kéo địa ngục lên ngang tầm trái đất...
Một chuyến đi
(1)  Sự thực, bà cũng phạng Gấu ra trò, liền khi bài điểm sách vừa ra lò.
Bà biểu với bạn hữu: Nhìn thằng cha Trụ đi, trông y hệt một con bồ câu bị người ta lấy mất bộ óc !
Thú thực, cho tới bi giờ, Gấu cũng không thể nào tưởng tượng ra nổi, một con bồ câu, bị lấy bộ óc, nó đi đứng ra làm sao ! NQT

Nếu một mai
Thơ ĐLK

Les Bienveillantes

Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước

Cựu chủ viết về nhân viên cũ
Nói chuyện điệp viên mà bỏ qua bài này thì thật quá uổng. Mạn phép Đỗ Kh, post lại ở đây, sau đó, sẽ 'nối điêu' một số kỷ niệm về Z.28 Tống Văn Bình. NQT
The Name is Bình, Tống Văn Bình
*
Gần mực thì đen, tôi còn nghĩ, với những đặc quyền thông tin như vậy, người phóng viên thật dễ trở thành điệp viên. Không chỉ phóng viên, mà luôn cả nhà văn - như một người được thông tri đầy đủ những dữ kiện của thời đại. Graham Greene, George Orwell đều làm việc cho phản gián Anh. Orwell tin ông đúng, cả trong việc dò xét những đồng nghiệp.
Ở Việt Nam, là trường hợp Phạm Xuân Ẩn. Không hiểu hồi đó, ông bạn của chúng ta có biết vụ CIA "giả đò" làm Mặt Trận Giải Phóng thả con vịt cồ, sẽ họp báo ở trong chiến khu, tuyên bố ly khai với Miền Bắc. Hầu hết các báo chí phương Tây đều mắc hỡm, trừ Mỹ. Họ không, có thể do CIA vờ đi, không gửi thiệp mời, hoặc Phạm Xuân Ẩn, lúc đó làm cho tờ Time, báo động ông chủ chi địa, và cũng muốn lập công.
Phạm Xuân Ẩn, sau được Nguyễn Khải hư cấu thành nhân vật Quân, trong Thời Gian Của Người. Lạ một điều, không phải kết cục của Quân - sau khi công thành danh toại, nghe nói bị thất sủng, dù đã được Đảng cho đi "thiền" một thời gian, để dứt nọc độc khi nương náu nơi cửa Thời (Time) - nhưng chuyện Mặt Trận Giải Phóng ly khai với miền Bắc đã thực sự xẩy ra, qua sự kiện câu lạc bộ kháng chiến của đám CS miệt vườn Miền Nam.
Một chuyến đi

Những Dấu Ấn

Sự tinh khiết của sự tuyệt vọng

Một với một là hai.
Tôi bất tài, tôi bất tài, tôi bất tài
Tập làm thơ như tập múa, những ngón tay thô kiểu gì cũng không thành hình sen nở
Tôi phục kẻ thù tôi, nghĩ ra những câu co quắp, rợn người, thoát ra ngoài biên giới não
Cũng có lúc tôi lủi vào trong cái chăn lục bát đống rơm bà ngoại
Những sáu những tám cùng nhau dặt dìu ru ngủ tôi có tài
Tôi có tài, tôi có tài, tôi có tài
Chẳng bao giờ đến mức “tai một vần”

Đã cố cầu kỳ hết những dòng trên, giờ thì buồn ngủ
Nhai cái kẹo lạc dính hai hàm răng chẳng muốn mở miệng ngáp một lần
PTVA: Làm Thơ Ở Sài Gòn

Đọc mấy dòng trên, Gấu bỗng nhớ tới một cái tít của Milosz:The Purity of Despair.
Có vẻ như thơ của PTVA được làm ra trong tình cảnh đó, trong tâm trạng đó.

Tôi phục kẻ thù của tôi.
Nghĩ ra những câu co quắp, rợn người.
Thoát ra ngoài biên giới não.
*
Bài của Milosz, là để vinh danh "Shestov, or the Purity of Despair"
Lạ, là ông Shestov này cũng đã từng than, y như PTVA.
*
Và nếu Ghi chú Dưới Hầm của Dostoevsky giữ một địa vị trung tâm ở nơi Shestov, ấy là vì, nhân vật của Dos từng thét  "Không", với "hai với hai là bốn", và muốn "một điều gì khác."
Milosz: To Begin Where I Am.
*
Một điều gì khác.
Khác với một với một là hai.
Làm thơ ở Sài gòn thì có khác gì, Hãy bắt đầu ở nơi mà tôi là [To begin where I am] ?
*
Milosz có lần cho biết, ông dậy một khoá học về Dostoevsky và bị hỏi nhiều lần, tại sao không viết một cuốn sách về Dos.
Và ông trả lời, trọn một thư viện với đủ thứ ngôn ngữ khác nhau đã được viết ra về ông ta, tôi chẳng phải một học giả, hơn thế nữa, tôi lại còn là một bà con xa của ông ta nữa. Nhưng, sự thực là, còn một lý do khác.
Bởi vì nếu tôi viết, thì đó sẽ là một cuốn sách, được viết ra, dựa trên sự thiếu tin cậy, mistrust. Và người ta chẳng thể nào viết một cuốn sách mà không có lòng tin.
Nhà văn vĩ đại này, Dos đã có ảnh hưởng không ai có, ngoại trừ Nietzsche, lên suy tưởng ở Âu Châu và Mỹ. Ông ta sử dụng thể loại tiểu thuyết, như thể trước ông ta chưa hề có ai sử dụng nó như vậy, để đưa ra chẩn đoán về một hiện tượng bao la rộng lớn, mà chính ông ta đã từng kinh qua, từ phía bên trong, và đã thấu hiểu nó: Sự băng hoại của niềm tin tôn giáo.
Chẩn đoán của ông hoá ra hơi bị quá xá đúng, đúng ơi là đúng.

[Bạn của thể so sánh, niềm tin của Miền Bắc vào tôn giáo Cộng Sản, trước, và sự băng hoại của niềm tin này, sau 1975. Con Bọ chính là chẩn đoán của Dos biến thành sự thực. Nhìn như thế, mới thấy ý nghĩa, của cái việc làm thơ ở Sài Gòn, bắt đầu ở nơi bắt đầu, là nơi ta là, muốn một điều gì khác, nói "Không" với chân lý Đường ra trận mùa này đẹp lắm, nói "Không" với Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, vân vân, và vân vân].

Nhưng câu này của Milosz mới tiên tri một cách khủng khiếp về sự xuất hiện của Con Bọ.
Milosz viết về nhân vật Ivan của Dos. Anh này, Ivan, kể câu chuyện về viên Đại Phán Quan do chính anh ta phịa ra, đưa đến kết luận như thế này:
Nếu bất khả, cái chuyện làm cho nhân dân sung sướng, tạo một 'địa đàng trần thế", dưới dấu hiệu của Chúa Ky Tô, thì đành thử thời vận, là đem hạnh phúc đến cho họ, Miền Bắc, và cả nước sau đó, bằng cách bắt tay với Quỉ Sứ, là chủ nghĩa Cộng Sản!
[If it is impossible to make people happy under the sign of Christ, then one must try to bring them happiness by collaborating with the devil].
Berdiayev viết, Ivan quá nhậy cảm, mà là thứ nhậy cảm dởm [false oversensitivity]. Chúng ta có thể nói y chang như vậy, với Dos.
Milosz: Dostoevsky [Trong Milosz's ABC's]
Từ Làm Thơ Sài Gòn tới Gửi VB:
*
Tôi ở đây. Ba từ đó chứa đựng tất cả những gì có thể được nói ra.
Bạn bắt đầu với ba từ đó, và trở về với chúng: Đây Sài Gòn.