Đóa
vạn sầu
Bao lần ngày sỏi đá
Nở những đóa vạn sầu
Đài Sử
Nobel
văn 2006
“I care about writing. I am
essentially a literary man who has fallen into a political situation.”
[Tôi lo chuyện viết. Tôi đúng là một nhà văn bị vướng mắc vào một hoàn
cảnh chính trị.]
Pamuk:
Nguồn
Nobel Văn
học công bố lúc nhạy cảm
Orhan Pamuk được ca ngợi là kết hợp văn hóa Đông và
Tây
Giải Nobel Văn học 2006 đã được trao cho tiểu thuyết
gia Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, người mà Quỹ Nobel nói đã "cống
hiến
cả đời để nghiên cứu sự hòa hợp và đa nguyên."
Nguồn
Thú thực Gấu ngu này không làm sao hiểu nổi cách đặt tít, cách viết như
trên.
Giải Nobel công bố lúc nhạy cảm?
Giải Nobel thì bao giờ mà chẳng công bố vào lúc, mà như Thanh Tịnh đã
mô tả, "hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều"?
Theo như Gấu hiểu được, mấy ông này muốn nói, Nobel văn chương năm nay
được trao cho nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, ông này hiện đang là trung tâm của
một số vấn đề nhạy cảm... Không hiểu có đúng ý mấy ông không?
Quỹ Nobel nói?
Giải Novel là do Uỷ Ban Nobel, thuộc Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển, quyết
định. Quỹ Nobel chỉ lo việc móc túi trả tiền !
Mấy ông lo điều hành két bạc thì biết gì mà ăn nói linh tinh?
Hơn nữa, cái câu mấy ông này nói đó, Gấu cũng không làm sao kiếm ra bản
gốc của nó. Hay đây là cái thông báo dành cho báo chí, tức vòng hoa đầu
tiên quàng lên nhà văn?
Nếu đúng là nó, thì mấy ông này dịch sai, dịch ẩu. Quá ẩu. Ông nhà văn
Thổ này đâu có "cống hiến cả đời để nghiên cứu...". Nếu đúng như thế,
ông ta là nhà biên khảo, là nhà sử học, nhân chủng học... đâu phải nhà
văn !
Quỹ?
Mấy ông này tính dịch từ "Organization", hay "Foundation", hay đây là
cách dịch mới, thay thế cho những từ thường dùng như Hàn Lâm Viện Thuỵ
Điển, Uỷ Ban Nobel văn chương?
The theme of this
year's PEN festival is reason and belief.
I have related all these stories to illustrate a single truth —that the
joy of
freely saying whatever we want to say is inextricably linked with human
dignity.
Pamuk: Freedom to write
1 2
Đề tài năm nay của đại hội PEN là trí tuệ và niềm tin. Tôi nối kết ba
câu chuyện linh tinh như trên, là để minh họa một sự thực, chỉ một sự
thực - rằng niềm vui tự do nói bất cứ điều gì muốn nói, nó dính cứng
vào với phẩm giá của con người, không thể nào gỡ ra được.
[Bài đọc chung một dịp với DTH tại New York].
Căn hộ của Pamuk
Về Vụ Án [Pamuk]
David Remnick:
Kinh nghiệm [Pamuk]
John Updike viết về Pamuk:
ANATOLIAN ARABESQUES A modernist
novel of contemporary
Turkey.
Nếu
một mai
Thơ ĐLK
Les
Bienveillantes
Giọt
mưa trời khóc ngàn năm trước
Liệu có một cách viết có
tính thơ?
Y a t-il une écriture poétique?
Vào thời cổ điển, văn xuôi, prose, và thơ, là hai đại lượng
[grandeurs], sự khác biệt giữa chúng, đo được [mesurable], khoảng
cách giữa chúng chẳng khác chi giữa hai con số, tiếp cận nhau, và nếu
khác nhau, là chỉ vì con số này lớn hơn, hoặc nhỏ hơn, con số kia, tức
là về lượng, quantité. Nếu tôi gọi văn xuôi, một bài viết/nói tối
thiểu, un discours minimum, một cái xe chuyên chở tiết kiệm nhất, ít
tốn nhất, của tư tưởng, và nếu tôi gọi a, b, c, những thuộc từ đặc biệt
của ngôn ngữ, vô dụng, chỉ dùng vào việc trang điểm, giống như những
nhịp, vần, điệu đều đặn, quen thuộc, của hình ảnh, thì, tất cả cái bề
mặt của những từ, des mots, thu gọn trong phương trình kép của Ngài
Jourdain:
Thơ: Văn xuôi + a + b +c
Văn xuôi: Thơ - a - b - c
Như thế, hiển nhiên, văn xuôi và thơ khác nhau, về lượng, chứ không
phải do bản chất [Mais la différence n'est pas d'essence, elle est de
quantité].
Roland Barthes
Đây chính là điều liên quan tới cái gọi là thơ tân hình thức, theo Gấu.
Cựu
chủ viết về nhân viên cũ
Graham Greene bắt đầu câu chuyện « A Quiet American » trong
khung cảnh Sài Gòn tháng 3.1950. Nhà văn Anh không ngờ rẳng cuộc đời
điệp viên
của Phạm Xuân Ẩn (mà Pomonti đặt tên là « Người Việt trầm lặng ») cũng
bắt đầu
từ địa điểm và thời điểm ấy.
ĐD Forum
“Câu chuyện về Ẩn chợt làm tôi chú ý đến một điều về nhà báo
Graham Greene,” David Halberstam, bạn của Ẩn và là phóng viên của báo
Time ở
Việt
Nam,
nói.
The
Spy Who Loved Us
Sự thực, khó có thể so sánh PXA với Greene.
Một lần Gấu đọc được một câu của Greene. Lạ làm sao, y hệt như ông đoán
trước được thái độ của những con người như PXA.
Gấu cố tìm lại nguyên văn câu của ông,
nhưng không thể, chỉ nhớ đại khái.
Ông nói, nhà văn, chỉ cần đợi cái mũ
vừa rớt xuống, là chạy về phiá những kẻ bại trận, những kẻ thua thiệt.
Câu này, tương tự với câu châm ngôn, phù suy đừng phù thịnh, nhưng đặt
nó vào trường hợp cụ thể, con mắt của Greene như nhìn thấu suốt hết
những năm tháng liền sau ngày 30 Tháng Tư: Cái nón sắt, sau tới nón tai
bèo, tới cờ giải phóng thi nhau rớt xuống.
Ông như biết trước, sẽ chẳng xẩy ra cảnh, chạy về phía những kẻ bại
trận. Ông như nhìn ra đời sống khốn nạn sau đó, của những kẻ như PXA:
Không làm được cái việc chạy về phía Miền Nam, không được cả hai chủ,
chủ cũ chủ mới, tin cậy.
Người ta ngày càng thấm thiá câu của Greene. Cái bóng của Greene
cứ dài mãi ra.
Rợp
Bóng Greene, như một nhà văn trong nước đã từng dịch một bài viết
về Greene trên tờ Guardian.
Nhưng phải đọc mấy cuốn hồi ký, tự thuật của Greene, mới hiểu được mối
tình lớn của ông dành cho Việt Nam.
Cuốn Người Mỹ Trầm Lặng như chịu chung số phận văn học Miền Nam, bị
phần thư, và, một con phượng hoàng, từ mớ tro than, tái sinh.
Ông viết, trong Người Mỹ Trầm Lặng, "Phuong," I said – which means
Phoenix, but nothing
nowadays is fabulous and nothing rises from its ashes. "Phượng", tôi
nói, "Phượng có nghĩa là Phượng hoàng, nhưng những ngày này chẳng có
chi là huyền hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim
đó"; nhưng chính cuốn sách của ông làm được điều này.
Chỉ nội lòng yêu thương dành cho Miền Nam không thôi, PXA không thể nào
so sánh nổi với Greene. NQT
Trở lại Anh,
Greene nhớ Việt Nam quá và đã mang theo cùng với ông một cái tẩu hít tô
phe, như là một kỷ niệm tình cảm: cái tẩu mà ông đã hít lần chót, tại
một tiệm hít ngoài đường Catinat. Tay chủ, người Tầu, hợp với ông, và
ông đã đi vài đường dậy tay này vài câu tiếng Anh. Tới ngày rời Việt
Nam, tay chủ tiệm hít bèn giúi vào tay Greene cái tẩu. Cây gậy thiêng
nằm trên một cái dĩa tại căn phòng của Greene, ở Albany, bị sứt mẻ tí
tí, do di chuyển, đúng là một thần vật cổ, của những ngày hạnh phúc.
Để tưởng nhớ mùi hương
"Người Mẽo trên đường tới Việt Nam đều lận lưng một cuốn
Người Mỹ Trầm Lặng. Cuốn sách được
coi là rất đáng tin cậy, the most reliable account, về chuyện quái quỉ
gì xẩy ra ở đó [what it was like in Viet Nam]: nó còn mang tính tiên
tri, [it was also prophetic]. Những người Mẽo sau khi tháo chạy, viết,
họ cảm thấy những nhà làm chính trị ở Mẽo đã không chịu lắng nghe
Greene."
Norman Sherry: Cuộc đời Greene, Tập III
Ẩn hả nhớ chứ
Nói chuyện điệp viên
mà bỏ qua bài này thì thật quá uổng. Mạn phép Đỗ Kh, post lại ở đây,
sau đó, sẽ 'nối điêu' một số kỷ niệm về Z.28 Tống Văn Bình. NQT
The Name is Bình, Tống Văn Bình
Đỗ Kh.
Những Dấu
Ấn