*
Nhật Ký










*

Thu Âu Châu 1 2

Nếu một mai
Thơ ĐLK

Les Bienveillantes

*
Đứng trước những đứa trẻ chết đói, cuốn Les Bienveillantes của tôi là… vứt đi!
[Mô phỏng Sartre. NQT]

L'auteur des Bienveillantes, Américain qui vit à Barcelone, s'est longtemps investi dans l'action humanitaire avant de signer un coup de maître pour son premier roman en se mettant dans la peau d'un bourreau SS.
(Le Figaro/ J.-J. Ceccarini).
Tác giả Les Bienveillantes, người Mỹ hiện cư ngụ tại Barcelona, lâu nay vác ngà voi, lo chuyện chống đói, trước khi ngồi xuống bàn, chơi một cú bậc thầy, nhập thân vào một tên đao thủ SS, và bắt hắn ta kể chuyện về Cái Đại Ác.

Mấy ông nhà xb Gallimard, có thể bực, thằng chả sao 'hỗn quá', cho nó Goncourt, có khi nó đếch thèm đi nhận, vì còn bận lo chống Đói !
Bởi vì, như đa số những người tận mắt chứng kiến, hàng ngày sờ vào sự đau khổ, có vẻ như ông đếch cần sự đánh giá của người khác về mình.
Son côté premier de la classe peut agacer. Mais comme nombre de ces hommes qui ont vu l'horreur en direct, les souffrances, la mort, cet écrivain novice et doué, qui a travaillé durant des années pour Action contre la Faim (ACF), semble se moquer du jugement des autres. Il ne cherche pas à plaire. Ne s'embarrasse pas des conventions en cours dans le petit monde germanopratin de la littérature. Chez Gallimard, certains n'excluent pas qu'il puisse, au cas où il aurait le Goncourt, refuser de venir le chercher. Nguồn

Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Mass
ghé thăm phòng tranh Nguyễn Trọng Khôi
khoiart.com

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
HỐT NHIÊN
Gửi Nguyễn Đình Thuần

Nobel 2006: Ai?

Album: Thu 2006

... that any poem is reorganized time
Brodsky
Rằng, bài thơ nào thì cũng là thời gian được tái sắp xếp lại.
*
Viết như thế chỉ là miêu tả?

Proust nói, những gì đã sống đều mong được sống lại. Miêu tả là làm sự vật sống lại, theo sự "sắp xếp" của người viết.
Bụi
*
Fernando Pessoa

Tôi mong thơ của tôi giống như kim cương
Bởi vì, như người ta nói, kim cương là "for ever".
Thần Chết chẳng thể làm mờ.
Chẳng thể lẩn quất, xục xạo.
Chỉ có thơ,
Mới làm chúng ta quên đi sự ngắn ngủi cay nghiệt, buồn bã
Của những ngày của chúng ta
Và mang chúng ta trở lại với sự tự do cũ kỹ thuở nào,
Mà có thể chúng ta chưa từng biết.


Có lần Gấu lèm bèm, chỉ về mấy chữ, trong một bài thơ của Vũ Hữu Định, được Phạm Duy phổ nhạc.
Gấu coi ba chữ này, là thần sầu, là kim cương, là for ever!
Đó là "Mai Xa Lắc".
Mai Xa Lắc, Far Future, mà lại ở Trên Đồn Biên Giới, thì quả là xa thực.

Nhưng, sau đó, Gấu suy tư mãi, tại làm sao ba chữ Mai Xa Lắc này nó lại thần sầu đến trở thành For Ever?

Và Gấu nhận ra, ấy là vì những hình ảnh gần gụi thân thương - cái mà Pessoa chê thật là chê đó - của thành phố Pleiku:
Trời thấp thật gần
Đi dăm phút trở về chốn cũ
May mà có em

Không thì buồn chán, cay nghiệp lắm lắm....

Nói rõ hơn, tất cả bài thơ, là để sửa soạn, phạng ra cái đòn chết người:
Mai Xa Lắc, Trên Đồn Biên Giới,
Còn Một Chút Gì Để Nhớ Để Thương!

Pessoa nói, cái "Far Future" đó, nó không bị làm mờ bởi Thần Chết.
Nhưng Vũ Hữu Định bèn phản pháo, bằng hình ảnh "đẹp như cái chết": Trên Đồn Biên Giới.

Tuyệt cú mèo chưa?

Cựu chủ viết về nhân viên cũ

*
Anh George yêu quí của Em,
Em muốn cầu xin Anh một điều mà không một người đàn ông phong nhã nào có thể chấp nhận.
Em muốn trở lại với Anh.
Em hiện đang ở khách sạn Baur-au-Lac ở Zurich tới cuối tháng.
Em trông tin Anh
Ann

Smiley cầm cái phong bì lên và nhìn phía sau phong bì: "Bà Juan Alvida".
Không, không, chẳng có một người đàn ông phong nhã nào chấp nhận nổi lời mời mọc này.
Call For The Dead

Quả thế thực, theo như Gấu hiểu được.

Cái thư của bà Ann, sau khi bỏ chồng theo trai, bị trai bỏ rơi, viết cho chồng, xin trở lại, làm Gấu nhớ đến cái bức điện của Cao Bồi.
Chẳng mắc mớ gì với nhau, mà sao lại nhớ, thế mới khỉ ! NQT

Nhưng đây là một con người đếch chịu trốn thoát lịch sử mà không có tí cứt ở trên người.
Tư tưởng lớn gặp nhau !
TLS đặt cái tít y chang, cho bài điểm cuốn hồi ký Bóc Hành của Grass: Một gia vị [một thành tố] thêm vô.
Bất giác Gấu lại nhớ đến một buổi sáng ngày nào ngồi Quán Chùa, khi cả bọn đang loay hoay với hình ảnh "Một cái gì thật vàng trong tên Em", nhà thơ ngồi cùng bàn bèn đặt ly cà phê xuống, và thở dài, phán:
- Cứt chứ còn gì nữa !
Nhưng cái tít nho nhỏ ở dưới mới bảnh. Nó làm nhớ đến ông tướng về hưu, sống ngày già của mình bằng những con lợn được vỗ béo bằng những thai nhi:
Ký sự gia của nước Đức vỗ béo mấy tay chỉ trích ông, bằng cuộc đời, mà ông ta đã quên!
Ian Brunskill, người điểm sách cho rằng, đây đúng là một quà tặng của Grass cho giới phê bình ông. Ông nhà văn to mồm, rậm ria, chuyên xục xạo ở những nơi chẳng nên xục xạo, chuyên vạch áo cho người xem... chân xem đùi người Đức này, bây giờ, tự đốt nhà ra mặt chuột nhé! Sử gia Joachim Fest tuyên bố, "đếch thèm mua cái xe cũ của thằng chả này".