*
Nhật Ký











*
Nguồn tác phẩm đang gây chấn động toàn thể thế giới văn học:
Hình một thiếu nữ Nga bị Nazi tra tấn và sau đó treo cổ
Les Bienveillantes

Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Mass
ghé thăm phòng tranh Nguyễn Trọng Khôi
**
Autoportrait
khoiart.com

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
HỐT NHIÊN
Gửi Nguyễn Đình Thuần

Nobel 2006: Ai?

Album: Thu 2006

... that any poem is reorganized time
Brodsky
Rằng, bài thơ nào thì cũng là thời gian được tái sắp xếp lại.
*
Viết như thế chỉ là miêu tả?

Proust nói, những gì đã sống đều mong được sống lại. Miêu tả là làm sự vật sống lại, theo sự "sắp xếp" của người viết.
Bụi
Như thế, cái gọi là tái sắp xếp thời gian, chỉ có nghĩa, với một thi sĩ, là, sống lại, một lần, một lần nữa, một kỷ niệm, hay hơn thế nữa, một giấc mơ chưa thoả.
Một khi mà bạn dám làm thơ, mà lại, làm thơ hay, hách xì xằng, thì như thế, cái đời thứ nhì, được tái sắp xếp lại đó, hoàn tất, làm đẹp thêm, cái đời thực, chẳng ra gì, lẽ tất nhiên, của bạn.
Theo kiểu dân gian thường nói, đen bạc thì đỏ tình !
*
Giọt nước mưa trời khóc còn ướt trên lưng bàn tay, thì nhìn thấy, thì bồi hồi, nhưng giọt nước mưa trời khóc ở trên tóc, trên trán, trên má thì làm sao nhìn thấy, và thế là ra câu hát thần sầu:
Have you ever seen the rain?
Em đã từng nhìn thấy mưa rơi?
*

Lần đầu nghe câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một lời ca lạ kỳ như vậy.
Rồi chẳng bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.
Câu hát trọn vẹn của nó đối với Hai Lúa là như vầy:
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên mặt, trên má em, bữa hai đứa mình đứng trú mưa, tại vỉa hè đường Lê Lợi, ngay trước rạp hát, kế bên Nhà Thương Đô Thành?
Làm sao em nhìn thấy được!
Và bây giờ, sau bao nhiêu năm, làm sao em nhớ được!
Chỉ có một mình anh nhớ, cho cả anh và em.
Và cũng chẳng ai thèm nhìn, thèm để ý, trừ cái thằng ngố đứng sững như trời trồng, buổi sáng bữa đó.
Đâu có thua gì Barbara, của Prévert.
Cũng có một cuộc chiến chó đẻ, rình rập.
Cũng cố vội vàng, hạnh phúc.
Nhưng thảm nhất, là những giọt nước mưa trời khóc, trên Đại Lộ Cộng Hoà, gần nơi cổng trường Đại Học Khoa Học.
Tôi ngồi chờ nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Khu Rừng Trong Đêm

Ở Phan Thị Vàng Anh, có lẽ người ta không còn thật sự chờ đợi tác phẩm nữa. Mà sự chờ đợi hướng đến những dấu ấn. Những sáng tác đầu tiên là dấu ấn Phan Thị Vàng Anh trẻ tuổi ở truyện ngắn; Nhân trường hợp chị Thỏ Bông là dấu ấn Phan Thị Vàng Anh công dân ở tiểu luận xã hội; điện ảnh là nơi Phan Thị Vàng Anh kín đáo nhưng không chút khoan nhượng đặt dấu ấn lên những lối đi có tính thử nghiệm của phim ngắn. Giờ đây, tập thơ Gửi VB  mà talawas chủ nhật kỳ này giới thiệu 5 trên tổng số 21 bài là một dấu ấn mới của Phan Thị Vàng Anh trên địa hạt thi ca.
talawas chủ nhật

Theo tôi, nhìn PTVA, bằng những dấu ấn như thế, là không đặt tác giả vào bức tranh toàn cảnh của văn học trong nuớc, sau 1975.
Phải làm sao đọc một tác giả, nhất là PTVA, mà ra được những nhà văn cùng thời với bà, cách nhìn sẽ rộng hơn, và nhờ vậy, nhận ra, những dấu ấn vừa nói đó, là để rũ bỏ, chứ không phải để giữ mãi.
Trong những kỳ tới, Tin Văn sẽ thử đi tìm một cách đọc PTVA.
Đọc PTVA, mà ra được những nhà văn khác.
Đọc PTVA mà ra giải ra được, tại làm sao bà vẫn tiếp tục viết, có những dấu ấn mới.
Nhưng quan trọng hơn hết, phải làm sao ra được kết luận này: dấu ấn mới đó, là mờ nhất, nhưng lại hứa hẹn nhiều nhất.

Khi dám tới với thơ, tới với đỉnh, là coi trước đó là đồ bỏ.
Hoặc, chúng thất bại không hoàn thành được giấc mộng văn chương của tác giả.

NQT

Time's publetter celebrated his decision to stay and published a picture of him standing on a now deserted street smoking a cigarette and looking pugnacious.
Time tán dương quyết định ở lại của Phạm Xuân Ẩn và đăng hình ông, với vẻ căng thẳng, đứng hút thuốc giữa con phố vắng ở Sài Gòn.
Tuyệt cú mèo! Thành phố này giờ này thuộc về ta, vị thần Janus hai mặt!

*

Gấu @ Chợ Á Đông, Tiểu Sài Gòn
Gấu, nhà văn

The destruction of someone's native land is as one with that person's destruction. Séparation becomes déchirure [a rendingl, and there can be no new homeland. "Home is the land of one's childhood and youth. Whoever has lost it remains lost himself, even if he has learned not to stumble about in the foreign country as if he were drunk." The ‘mal du pays’ to which Améry confesses, although he wants no more to do with that particular pays—in this connection he quotes a dialect maxim, "In a Wirthaus, aus dem ma aussigschmissn worn is, geht ma nimmer eini" ("When you've been thrown out of an inn you never go back")—is, as Cioran commented, one of the most persistent symptoms of our yearning for security. "Toute nostalgie," he writes, "est un dépassement du présent. Même sous la forme du regret, elle prend un caractère dynamique: on veut forcer le passé, agir rétroactivement, protester contre l'irréversible." To that extent, Améry's homesickness was of course in line with a wish to revise history.
Sebald viết về Jean Améry: Chống Bất Phản Hồi: Against The Irreversible.

[Sự huỷ diệt quê nhà của ai đó thì là một với sự huỷ diệt chính ai đó. Chia lìa là tan hoang, là rách nát, và chẳng thể nào có quê mới, nhà mới. 'Nhà là mảnh đất thời thơ ấu và trai trẻ của một con người. Bất cứ ai mất nó, là tiêu táng thòng, là ô hô ai tai, chính bất cứ ai đó.... ' Cái gọi là 'sầu nhớ xứ', Améry thú nhận, ông chẳng muốn sầu với cái xứ sở đặc biệt này - ông dùng một phương ngữ nói giùm: 'Khi bạn bị người ta đá đít ra khỏi quán, thì đừng có bao giờ vác cái mặt mo trở lại' - thì, như Cioran phán, là một trong những triệu chứng dai dẳng nhất của chúng ta, chỉ để mong có được sự yên tâm, không còn sợ nửa đêm có thằng cha công an gõ cửa lôi đi biệt tích. 'Tất cả mọi hoài nhớ', ông viết, 'là một sự vượt thoát cái hiện tại. Ngay cả dưới hình dạng của sự luyến tiếc, nó vẫn có cái gì hung hăng ở trong đó: người ta muốn thọi thật mạnh quá khứ, muốn hành động theo kiểu phản hồi, muốn chống cự lại sự bất phản hồi'. Tới mức độ đó, tâm trạng nhớ nhà của Améry, hiển nhiên, cùng một dòng với ước muốn xem xét lại lịch sử].

L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
Léon Bloy.
W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis,  trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức.