*
Nhật Ký










*
Album: Thu 2006

vancao

Trên Đặc Trưng, post bức hình trên, trong folder Biên Khảo, v/v Nhân Văn Giai Phẩm, và ghi là từ Wikipedia. Mò qua Wikipedia, thì từ bài viết của chính Văn Cao, Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca, trên Tin Văn.
Như thế bức hình là của Tin Văn!
*
Sự thực, gốc của nó trên tờ National Geographic. Đám con buôn chôm, làm bìa cho một CD nhạc Văn Cao. Tin Văn scan từ đó.
Cái gì của Cesar thì trả cho... Wikipedia vậy!


Trăng Cali
Đặng Phú Phong

Hãy mở giùm Gấu cánh cửa này!
Người mơ sờ được nàng, lâu nhất, qua những nét chữ bằng vàng trước tên mình: FNPW (Famous Nobel Prize Winner, Nhà văn đoạt giải Nobel nổi tiếng), có lẽ là nhà văn người Mỹ, Norman Mailer. Sau hai mươi mốt năm lăn lộn với tình, giữa chốn giang hồ, ông như có một cái máy dò Geiger, ở trong đầu, về những đợt phóng sạ, từ những giải thưởng này nọ. Nhưng ông không phải là nhà văn Hoa-kỳ độc nhất, ôm ấp giấc mơ tuyệt vời như vậy. Khi tôi (M. Specter) gọi điện thoại cho Joyce Carol Oates, cách đây không lâu, để hỏi bà có ý nghĩ gì về giải thưởng, bà hào hển: "Sao, sao, ông nghe thấy gì?"
"Người ta bảo Gấu đừng rời máy điện thoại. Ôi chao chuyện đó dễ ợt! Thời giờ cứ thế trôi, rồi Gấu hiểu ra, chưa tới lượt mình. Cũng chẳng sao, nhưng đã có đôi lúc, Gấu tôi mơ màng, mình đã sờ được... Nàng!"
Tuy thường được giải thích, cuộc chiến đấu giữa mấy ông mang tính hàn lâm, nhưng thực sự chỉ là cá nhân. Họ bị cấm không được xì ra cho báo chí, nhưng giả sử cho phép, họ cũng chẳng có thì giờ, vì còn quá bận rộn lo cấu xé lẫn nhau!

Giọt mưa trời khóc

Bởi vì làm thơ, in thơ, đọc thơ, đều là những gì liên quan đến hạnh phúc.
Cho dù là thứ hạnh phúc vào lúc xế chiều.
Như nến muộn.

Gấu quên một thứ hạnh phúc: viết về thơ.
Nhất là lúc về già, còn vài ngày rảnh rỗi, chờ ới một tiếng là đi.

Borges phán một câu thật là tuyệt vời: "Thơ là để trao cho thi sĩ."
Bạn chỉ cần đọc, "Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước/ Sao còn ướt trên lưng bàn tay", là biết ngay tút xuýt, chỉ 'nữ' thi sĩ mới làm được.

Thành thử Gấu này tin rằng tân hình thức là thơ dởm, là vậy. Cả một trường phái thơ như thế, chẳng được "trao cho", dù chỉ hai câu thơ, thí dụ như trên!

Lần về Hà Nội, đọc hai câu thơ, Gấu toát hết mồ hôi. Hai câu này đúng là được "trao cho Gấu", cái thằng mắt lác bỏ đất Bắc, hơn nửa thế kỷ mới bò về.
Về để làm gì? Ngựa Hồ hí gió Bắc hả? Chim Việt Cành Nam?
Không phải.

*
buồn tập tễnh
về ăn giỗ mình.
PHT
*
Gulag vào lúc cực thịnh nhất của nó 1939-1953
*
Gorky thăm Gulag

*
Cựu chủ viết về nhân viên cũ
Ông Ẩn trả lời không một giây do dự : không có cành đào, không có gì hết, ông Nhu «hù» Mĩ vậy thôi.
Nguồn: Diễn đàn Forum
Đọc câu trên, là Gấu nhớ ngay ra me-xừ cán bộ lớp học tập cải tạo ngắn hạn 3 ngày tại Bưu Điện. Mặt anh ta đỏ gay, cố kìm cơm giận: Bác Hồ sao lại là bạn của tên Việt gian NĐD!
Trong hai ông trên, liệu có ông nào mặt đỏ gay?
Hay cả hai đều... đỏ gay?
Như mọi cán bộ trung-cao, ông được triệu ra Hà Nội học trường Đảng : không ít nhà báo Mĩ tưởng rằng ông bị đi « học tập cải tạo » như những sĩ quan VNCH. Họ lại càng thắc mắc khi nghe lối giải thích rất « Phạm Xuân Ẩn » của ông : « Hà Nội lạnh quá, nên sau 10 tháng, tôi xin về », « Họ không biết đối xử với tôi ra sao, tôi thì hay giỡn mà họ thì quá nghiêm túc ». Nếu dùng tiếng Pháp, có lẽ ông Ẩn không dùng chữ « sérieux » (nghiêm túc) mà « constipé » (táo bón)
*
Mĩ tưởng rằng...

Ôi chao giá mà ông Ẩn được tí tì vết, stain, theo nghĩa của Grass, thì cũng đỡ đau đi một tí. (1)
Vả chăng, Gấu này còn nhớ "bạn mình" rất hơi bị ưa mặc đồ lính VNCH, áo quần bó chặt lấy người... Và nếu như thế, giá mà ông Ẩn được cái vinh dự "cùng hội cùng thuyền" (2) vài ngày, trong số 10 ngày, thì cũng là một kỷ niệm đẹp đấy chứ?
Gấu nhớ một tay viết văn, rất nổi tiếng, khởi nghiệp với những tờ báo thiếu nhi tại Sài Gòn. Tay này trốn lính, chuyên mặc đồ sĩ quan VNCH. Sau 30 Tháng Tư, lẽ dĩ nhiên anh đếch đi trình diện học tập cải tạo. Bị nhân dân trong xóm tố, bị Cách Mạng bắt, sau thả. Anh sau làm cho báo CA, đệ tử ruột của HBT, nghe nói bây giờ khá lắm.
Thú vị nhất, là sau 1975, có thời gian đói quá, anh đóng vai cán bộ, đi buôn lậu, bị bắt, đập bàn đập ghế gắt um lên, tụi mi phôn về Sài Gòn hỏi anh Sáu Dân [?], ảnh biết rất rành về tao!
*
Nếu dùng tiếng Pháp...
Gấu này lại nhớ đến... Hegel, khi hấp hối than, chẳng có thằng đệ tử nào hiểu được Thầy, nhưng có một đứa...
Anh đệ tử ruột mừng quá, khi thấy Thầy nhìn mình, và phán:
Tội thay, thằng đó lại hiểu sai!
Nhưng học trường Đảng mà sao còn than: "Họ không ưa tôi chút nào hết," Ẩn nói đến những cán bộ cải tạo chính trị. "Nhưng tôi không phạm phải lỗi lầm to lớn nào đến nỗi phải bị đem ra bắn." The Spy Who Loved Us
(1) Grass, who was born in 1927, never pretended to have escaped the war unstained.
Lịch sử, hay chính xác hơn, lịch sử Đức quả đúng là một cái nhà xí bị tắc. Chúng ta cứ thế móc cứt và cứt cứ thể đùn lên. Một nhân vật của Grass lầu bầu.
Bây giờ cứt ngập đến tận cổ me-xừ Grass.
Nhưng đây là một con người đếch chịu trốn thoát lịch sử mà không có tí cứt ở trên người. Grass và SS
(2) Năm 1975, chế độ mới đưa tôi đi trại cải tạo, cùng với bạn bè của tôi, "cùng hội, cùng thuyền"; chúng tôi rời đồng bằng lên vùng rừng núi, dửng dưng, bình thản, không tuyệt vọng cũng không hy vọng. Tôi đã nghĩ mình "biến mất", chẳng mong ngày trở lại, như bọt bèo trong cơn lũ lịch sử, tại sao không...
Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù

Muốn đưa ông Ẩn tới một vị trí lâu bền và có thể thu nhận được những tin tức tình báo, họ thấy ông không nên ở lại quân đội (giỏi lắm có thể lên tới cấp đại tá) hay nhảy vào chính trường (quá nhiều bất trắc), nên đã quyết định ông nên làm báo...
ĐD forum
Ôi chao, chưa bao giờ nghề làm báo lại bị sỉ nhục đến mức như thế này!
Thảo nào Hegel lắc đầu than, không phải 'táo bón'!
NQT