*
Nhật Ký










*

Album: Thu 2006

Trăng Cali
Đặng Phú Phong

Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng người lại nao nao, ai sẽ là người đoạt giải Nobel văn chương năm nay?
Văn chương chứng thực, hay nói theo kiểu cụ Đồ Chiểu, văn chương tải đạo vưỡn số một.
Nhà văn Do Thái  Amos Oz nhiều hy vọng đợp giải!
Le vendredi 29 septembre 2006
*
L'écrivain Amos Oz aurait de bonnes chances de remporter le Nobel de littérature.
Photo archives La Presse
Nobel de littérature : les spéculations vont bon train
Sophie Mongalvy
AFP
Stockholm
À l'approche de l'attribution du prix Nobel de littérature, les spéculations vont bon train dans les cercles littéraires qui donnent favoris, cette année encore, l'Américain Philip Roth, l'Israélien Amos Oz, le Syrien Adonis ou le Péruvien Mario Vargas Llosa.Fidèle à la tradition, l'Académie suédoise qui décerne chaque année la prestigieuse récompense depuis la création des Nobel en 1901, fait preuve de mutisme absolu. Chacun y va donc de sa petite idée.
«La seule chose qui soit très claire, explicite, c'est que la littérature de témoignage a le vent en poupe», estime Jonas Axelsson, éditeur chez les Éditions Bonnier, l'une des plus grosses maisons de Suède.
Nguồn

Trong những tự thuật về thời thơ ấu, cơn khủng hoảng đạo đức đầu tiên thường xẩy ra, khi đứa trẻ, lần đầu tiên phải chọn lựa, một bên cái xấu, một bên là cái tốt . Sự chọn lựa sẽ ảnh hưởng suốt đời, sẽ tạo nên vóc dáng con người của nó sau này.
Với Jean-Jacques Rousseau, thời điểm đó xẩy ra, khi cậu bé chôm một cái ruy băng, và, thay vì thú nhận, lại nín thinh, để cô tớ gái gánh tội, và bị đuổi. Nhưng chính một tí mặc cảm tội lỗi ăn mãi vào chú bé, khiến chú bé thành người, và thành nhà văn, viết ra cuốn Confessions, Thú Tội, và kể chuyện đó ở Book 2. Còn ông nhà thơ Anh, Wordswoth, sát na kể trên xẩy ra khi chú bé chôm cả cái bè, cái thuyền, và đi ngao du, cái thế giới thiên nhiên vây quanh như xúm lại để mà hành hạ cậu bé, và nhưng cậu ngộ ra rằng, vũ trụ, thiên nhiên, ở trong trái tim của nó có cái gọi là linh tính, bản năng, và cái bản năng này là sức mạnh đạo đức, the universe, he is learning, is instinct with moral force.
Nhân vật Dedalus của Joyce, phút sự thực xẩy ra khi chú bị một thầy phạt oan, và chú phải, hoặc khiếu nại với ông hiệu trưởng, hay chấp nhận quan điểm xì níc của đám trẻ còn lại, xem ra lại có lý hơn.
Cái giây phút kể trên, đối với Oz, được ông kể ra nhiều lần, trong nhiều tác phẩm, mỗi lần có chút gia giảm, nhưng tựu trung, là thế này: đếch thế nào quyết định được, thế nào là đúng, thế nào là sai!
Và sau này, ông nhận ra đây chính là bản chất cuộc xung đột Do Thái - Palestine.
*
-Theo ông đâu là thực chất, la vraie nature, của cuộc xung đột Israel-Palestine?

Đây không phải là một cuộc chiến của văn minh, của tôn giáo, mặc dù có những người mong như vậy. Câu hỏi độc nhất, là: Đất này thuộc về ai? Xứ sở của chúng tôi thì nhỏ xíu. Hai dân tộc đều hợp pháp, đều có lý, légitimes. Ai có thể cho rằng người Palestine không ở nhà của họ, ở Palestine? Họ ở nhà của họ, ở Palestine, y hệt như người Hoà Lan ở nhà của họ, ở Hoà Lan. Ai có thể cho rằng người Do Thái, chính họ, không có quyền ở xứ sở đó? Đó là nơi chốn độc nhất mà họ có, tổ quốc độc nhất mang tính lịch sử của họ. Họ đâu có nơi nào khác?
Trong vấn đề này, chẳng có một bên là những kẻ ác, một bên là những kẻ thiện, như là những người Âu Châu muốn tin là như vậy. Đâu phải một phim cao bồi Viễn Tây? Cũng không phải một cuộc xung đột giữa cái tốt và cái xấu.
Đây là một thảm kịch thực. Một cuộc xung đột giữa cái đúng và cái đúng, entre le juste et le juste.
Oz trả lời phỏng vấn

Hãy mở giùm Gấu cánh cửa này!
Người mơ sờ được nàng, lâu nhất, qua những nét chữ bằng vàng trước tên mình: FNPW (Famous Nobel Prize Winner, Nhà văn đoạt giải Nobel nổi tiếng), có lẽ là nhà văn người Mỹ, Norman Mailer. Sau hai mươi mốt năm lăn lộn với tình, giữa chốn giang hồ, ông như có một cái máy dò Geiger, ở trong đầu, về những đợt phóng sạ, từ những giải thưởng này nọ. Nhưng ông không phải là nhà văn Hoa-kỳ độc nhất, ôm ấp giấc mơ tuyệt vời như vậy. Khi tôi (M. Specter) gọi điện thoại cho Joyce Carol Oates, cách đây không lâu, để hỏi bà có ý nghĩ gì về giải thưởng, bà hào hển: "Sao, sao, ông nghe thấy gì?"

"Người ta bảo Gấu đừng rời máy điện thoại. Ôi chao chuyện đó dễ ợt! Thời giờ cứ thế trôi, rồi Gấu hiểu ra, chưa tới lượt mình. Cũng chẳng sao, nhưng đã có đôi lúc, Gấu tôi mơ màng, mình đã sờ được... Nàng!"

Tuy thường được giải thích, cuộc chiến đấu giữa mấy ông mang tính hàn lâm, nhưng thực sự chỉ là cá nhân. Họ bị cấm không được xì ra cho báo chí, nhưng giả sử cho phép, họ cũng chẳng có thì giờ, vì còn quá bận rộn lo cấu xé lẫn nhau!

Giọt mưa trời khóc
Bởi vì làm thơ, in thơ, đọc thơ, đều là những gì liên quan đến hạnh phúc.
Cho dù là thứ hạnh phúc vào lúc xế chiều.
Như nến muộn.
Gấu quên một thứ hạnh phúc, viết về thơ, nhất là lúc về già.
Không phải để khen để chê, mà để học.
Giống như một triết gia, Gấu quên tên, bị kết án tử, trong mấy ngày rảnh rỗi còn lại, xin được học thổi sáo.
Gấu cũng muốn được như vậy, viết về thơ, viết được chữ nào cười khoái trá chữ đó, để những giây phút cuối, không bị hồn ma bóng quế, không bị cái cô đơn hành hạ, như một lời 'cầu chúc' của một bạn đọc.
Hôm qua, viết đến cái giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, Gấu sướng tê người, bồi hồi nhớ lại những giọt nước mắt ngày nào của Bông Hồng Đen, nhỏ xuống vì Gấu, khi Gấu được mấy anh VC thưởng cho hai trái mìn claymore ở nhà hàng Mỹ Cảnh, ngay bến đò Thủ Thiêm, Cột Cờ Thủ Ngữ, bến tầu Sài Gòn.
Đang nói chuyện thơ, vớ được bài trên Người KInh Tế, điểm cuốn viết về hai ông thi sĩ nổi cộm nhất ở Anh, đã từng đi học chung, từng là bạn thân, và là hai trong số những người mở ta trường phái Lãng Mạn, coi tình cảm cá nhân mới là số 1, vượt lên khỏi luật lệ của lý trí: The Friendship: Wordsworth and Coleridge, của Adam Sisman, nhà xb Harprrs Press.

*
Cựu chủ viết về nhân viên cũ
Ông Ẩn trả lời không một giây do dự : không có cành đào, không có gì hết, ông Nhu «hù» Mĩ vậy thôi.
Nguồn: Diễn đàn Forum
Đọc câu trên, là Gấu nhớ ngay ra me-xừ cán bộ lớp học tập cải tạo ngắn hạn 3 ngày tại Bưu Điện. Mặt anh ta đỏ gay, cố kìm cơm giận: Bác Hồ sao lại là bạn của tên Việt gian NĐD!

Nhưng liệu Bác Hồ đã từng có bạn?

Một người thời đó đã miêu tả ông: Trong con người này có chất hề Charlot - vừa tếu vừa buồn.
Il y avait dans sa personne quelque chose de chaplinesque - à la fois comique et triste.
Chào Mừng Sinh Nhạt Bác

Đọc bài của ông trên ĐD forum, Gấu có cảm tưởng, ông ta rất phục PXA.
Tất nhiên, dễ hiểu thôi.
Tuy nhiên, trong cảm phục còn có cái gì cay đắng.
Cay đắng? Vì không được nhà nước tin cậy?

Ôi chao, Gấu lại nhớ đến... Brodsky, và chi tiết quái dị: Ông biểu, tờ TLS mà thằng Gấu mua dài hạn đó, cả Liên Bang Xô Viết số người mua dài hạn như mi, đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng ghê nhất, là, trong số đếm được trên đầu ngón tay, có me-xừ Philby, điệp viên Anh sau chạy qua Moscow.
Nhưng Brodsky nhớ ra chi tiết trên, vào lúc nào? Viết ra ở đâu?
Hay, cũng như Gấu, chẳng bao giờ quên được bộ mặt đỏ gay của anh cán bộ giảng dậy?
*
Ấy là lúc, ông vừa đưa tay vô túi kiếm tiền lẻ vừa bước tới một sạp báo bên lề đường. Nhìn thấy hình me-xừ Philby trên tờ báo tính mua, ông bèn để đồng tiền lẻ ở lại trong túi quần.
Nhà thơ rất tởm mấy anh điệp viên.

*
l939, hắn có mặt ở Thuỵ Điển, nhân viên được bảo chứng của một hãng chế tạo vũ khí nhẹ nổi tiếng của Thụy Sĩ; mối làm ăn được ghi lùi lại ngày cho thuận tiện. Cũng để cho thuận tiện, tướng mạo của hắn đã phần nào biến cải, bởi vì Smiley khám phá ra hắn có tài nhập vai hơn hẳn cái trò thô thiển về thay đổi mái tóc hoặc thêm hàng ria mép nho nhỏ. Trong bốn năm hắn đóng vai đi đi lại lại giữa Thụy Sĩ, Thụy Điển và Đức, hắn không ngờ mình bị hoảng sợ lâu đến như thế. Hắn mắc cơn kích giật nơi mắt trái, mười lăm năm sau vẫn còn, sự căng thẳng vạch những đường hằn trên đôi má phính, trên trán. Hắn học được, làm sao để có thể không bao giờ ngủ, không bao giờ xả hơi, làm sao cảm thấy nhịp đập hoài hoài của trái tim của chính mình bất kể ngày và đêm, làm sao với tới những cực điểm của nỗi cô đơn và sự thương thân, làm sao nhận ra niềm dục vọng bất thần không đắn đo về một người đàn bà, một ly rượu, một vận động, và thuốc, bất kể thứ thuốc gì bứng đi sự căng thẳng của đời mình.
Call For The Dead
*
Giả thử như không phải ông Nhu tính hù Mẽo?
Giả sử như Cao Bồi làm được cái điều, kiếm một người bạn, [độc nhất?], hay đúng hơn, một đàn em, một đệ tử cho... Bác Hồ?

He drifted along the sidewalks, without family. He had no friends. Acquaintances saw him go into strange fits and thought him a clown.
Frederic Morton, "Chaplin, Hitler: Outsiders as Actors," New York Times, April 24, 1989.
*
Đang nói chuyện điệp viên, vớ được bài này, viết về cuốn điệp viên ăn khách thế giới, đợp giải thưởng tương đương với The Man Booker tại Đan Mạch.
Rất nhiều sách hứa lèo: Thay đổi người đọc. Vài cuốn làm được điều ngoại lệ , trong có cuốn "Ngoại lệ". Đọc nó, là, bạn chẳng bao giờ có thể nhìn đồng nghiệp hoàn toàn như cũ nữa.
Cuốn sách hớp hồn người đọc còn ở điều này: Mấy 'em' phản ứng ra sao, khi bị "đẩy đến chân tường" [under pressure]?
Và đây là chân lý của ngành điệp viên, chẳng cần phải thụ giáo Cao Bồi:
Ở nơi những tầng sâu hoang vắng, cho dù tới cỡ nào, trong bất cứ một con người, là một tên sát nhân.
Đừng chọc nó thức dậy!
*
Người Kinh Tế, Sept 30 - Oct 6, 2006