*
Nhật Ký









Cáo lỗi
Máy PC của Gấu do sơ ý bị virus tấn công,

Phải sử dụng máy phụ. Rất chậm. Cẩn bạch.

*

Album: Thu 2006

Trăng Cali
Đặng Phú Phong

...nếu bị in sai sẽ ảnh hưởng không ít.
Nguyễn Huệ Chi: Đính chính báo Văn hoá Nghệ An
Nguồn
Có chắc không, cái chuyện sẽ ảnh hưởng không ít đó?
Ông làm tôi "lại nhớ đến" anh chàng lạc quan, đi làm về thấy mấy đuôi xì gà trong cái gạt tàn, bèn gật gù, vợ mình đổi gu, không thích tthuốc lá nữa mà đổi qua xì gà gộc!
"Bị in sai"? Ông lại lạc quan, nữa rồi!
Nhưng thôi, có còn hơn không! NQT

Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng người lại nao nao, ai sẽ là người đoạt giải Nobel văn chương năm nay?
Văn chương chứng thực, hay nói theo kiểu cụ Đồ Chiểu, văn chương tải đạo vưỡn số một.
Nhà văn Do Thái  Amos Oz nhiều hy vọng đợp giải!
Le vendredi 29 septembre 2006
*
L'écrivain Amos Oz aurait de bonnes chances de remporter le Nobel de littérature.
Photo archives La Presse
Nobel de littérature : les spéculations vont bon train
Sophie Mongalvy
AFP
Stockholm
À l'approche de l'attribution du prix Nobel de littérature, les spéculations vont bon train dans les cercles littéraires qui donnent favoris, cette année encore, l'Américain Philip Roth, l'Israélien Amos Oz, le Syrien Adonis ou le Péruvien Mario Vargas Llosa.Fidèle à la tradition, l'Académie suédoise qui décerne chaque année la prestigieuse récompense depuis la création des Nobel en 1901, fait preuve de mutisme absolu. Chacun y va donc de sa petite idée.
«La seule chose qui soit très claire, explicite, c'est que la littérature de témoignage a le vent en poupe», estime Jonas Axelsson, éditeur chez les Éditions Bonnier, l'une des plus grosses maisons de Suède.
Nguồn

Trong những tự thuật về thời thơ ấu, cơn khủng hoảng đạo đức đầu tiên thường xẩy ra, khi đứa trẻ, lần đầu tiên phải chọn lựa, một bên cái xấu, một bên là cái tốt . Sự chọn lựa sẽ ảnh hưởng suốt đời, sẽ tạo nên vóc dáng con người của nó sau này.
Với Jean Jacques Rousseau, thời điểm đó xẩy ra, khi cậu bé chôm một cái ruy băng, và, thay vì thú nhận, lại nín thinh, để cô tớ gái gánh tội, và bị đuổi. Nhưng chính một tí mặc cảm tội lỗi ăn mãi vào chú bé, khiến chú bé thành người, và thành nhà văn, viết ra cuốn Thú Tội, và kể chuyện đó ở Cuốn số 2.

Hãy mở giùm Gấu cánh cửa này!
Người mơ sờ được nàng, lâu nhất, qua những nét chữ bằng vàng trước tên mình: FNPW (Famous Nobel Prize Winner, Nhà văn đoạt giải Nobel nổi tiếng), có lẽ là nhà văn người Mỹ, Norman Mailer. Sau hai mươi mốt năm lăn lộn với tình, giữa chốn giang hồ, ông như có một cái máy dò Geiger, ở trong đầu, về những đợt phóng sạ, từ những giải thưởng này nọ. Nhưng ông không phải là nhà văn Hoa-kỳ độc nhất, ôm ấp giấc mơ tuyệt vời như vậy. Khi tôi (M. Specter) gọi điện thoại cho Joyce Carol Oates, cách đây không lâu, để hỏi bà có ý nghĩ gì về giải thưởng, bà hào hển: "Sao, sao, ông nghe thấy gì?"


"Người ta bảo Gấu đừng rời máy điện thoại. Ôi chao chuyện đó dễ ợt! Thời giờ cứ thế trôi, rồi Gấu hiểu ra, chưa tới lượt mình. Cũng chẳng sao, nhưng đã có đôi lúc, Gấu tôi mơ màng, mình đã sờ được... Nàng!"

Tuy thường được giải thích, cuộc chiến đấu giữa mấy ông mang tính hàn lâm, nhưng thực sự chỉ là cá nhân. Họ bị cấm không được xì ra cho báo chí, nhưng giả sử cho phép, họ cũng chẳng có thì giờ, vì còn quá bận rộn lo cấu xé lẫn nhau!

Aleksandr Solzenisyn
Đào Tuấn Ảnh chuyển ngữ
MỘT NGÀY CỦA IVAN DENISOVICH
Cái tít bản tiếng Anh có thêm "trong đời". One Day in the Life of Ivan Denisovich (Russian: Один день Ивана Денисовича) .
Không hiểu bản tiếng Việt của ĐTA có bị thiến hay không?
Bà thợ dịch này đã từng thiến thơ của Anna Akhmatova, khi xưng tụng nữ thần thi ca của Nga chuyên làm thơ ca ngợi tình yêu, vờ đi, hai ông chồng nhà thơ bị nhà nước làm thịt, ông con trai độc nhất đi tù cải tạo, những dòng thơ, thí dụ như những dòng sau đây, được Anne Appllebaum dùng làm đề từ cho cuốn sách gần 700 trang viết về Gulag.
Đọc Gulag của Solzhenitsyn, nên đọc thêm cuốn này, giải thưởng Pulitzer.
Còn một ông thợ dịch, không những thiến thơ Brodsky, cho hợp mũi VC, mà còn biến thi sĩ thành một ông Yankee mũi tẹt xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, diệt được không biết bao nhiêu là Ngụy!
*
Đây nè:
Odysseus nói với Telemachus
Telemachus con yêu của ta,
Cuộc chiến thành Troy
giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể
đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
[Ông thợ dịch]
Bản tiếng Anh [trong Collected Poems in English]
My dear Telemachus,
The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.
Brodsky
Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó. Để... ăn cướp!
Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào "được" coi là... liệt sĩ, cái nào "bị" coi là... nguỵ.
[Tuổi Bụi 5]
*
*
Không phải tôi cầu nguyện chỉ cho tôi,
Nhưng còn cho những người đứng trước và sau tôi
Vào một ngày đông giá băng
hay một ngày nóng tháng Bẩy
Trước bức tường Hoả Lò chói chang làm mù mắt
Not only for myself do I pray,
But for those who stood in front and behind me,
In the bitter cold, on a hot July day
Under the red wall that stared blindly
Kinh Cầu: Lời Cuối
Thay cho một lời mở đầu - Instead of a preface
Trong những năm khủng khiếp dưới thời trùm công an nhân dân N.I. Yezhov, tôi trải qua 17 tháng đứng xếp hàng trước một số nhà tù ở Leningrad. Một bữa, có một người 'nhận ra' tôi. Rồi thì một bà, môi tái nhợt vì lạnh, đứng đằng sau tôi, và, người này, lẽ dĩ nhiên, chưa từng bao giờ nghe tên tôi, bỗng như tỉnh ra, hết ngơ ngẩn - đây là tình trạng chung của tất cả chúng tôi -, và thầm thì vào tai tôi [mọi người ở đây chỉ nói với nhau theo kiểu thì thầm]:
-Liệu bà có thể tả cái này? [Can you describe this?]
Và tôi nói:
-Được!
Và thế là có một cái gì đó giống như là một nụ cười, thoáng qua trên một nơi đã có thời là khuôn mặt của bà.
Ngày 1 Tháng Tư, 1957 Leningrad
Anna Akhmatova
*
This woman is ill,
This woman is alone,
Husband in the grave, son in prison,
say a prayer for me.
Người đàn bà này bịnh,
Người đàn bà này cô đơn,
Chồng ở trong mồ, con, trong tù,
Hãy cầu nguyện cho tôi,
Một lời.
Anna Akhmatova
*
Nâng ly lần cuối
Tôi uống mừng cái nhà, đã bị huỷ diệt,
Mừng trọn cuộc đời của tôi,
Thê thảm lắm, chẳng nên kể ra làm gì,
Mừng sự cô đơn mà chúng ta đang cùng chia sẻ.
Mừng anh nữa, lẽ tất nhiên, tại sao không,
Mừng cặp mắt sao lạnh giá như băng,
Mừng đôi môi chuyên phản bội tôi, với lời dối trá,
Mừng thế giới vốn ác độc, và cộc cằn,
Mừng Thượng Đế,
Đếch thèm cứu vớt đôi ta,
Ngay cả chuyện thử thôi,
Ông ta cũng chẳng thèm.

 *
Cựu chủ viết về nhân viên cũ