Nhật Ký
|
BÀI THƠ THÁNG 12
Trần Mộng Tú
Tôi ở
đâu mà tôi tới đây
Ngày xưa ai đứng ở nơi này
Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay
Tôi
ra đời đã được bao lâu
Sao trái tim tôi nếp gấp nhầu
Mặt đất tôi đi bao ngàn dặm
Sao vẫn chông chênh những bước đầu
Tôi
kết tinh từ mảnh vân hà
Từ báo cọp xưa hay đóa hoa
Bụi phấn tôi mang trên thân thể
Từ tảng đá nào đã vỡ ra
Tôi
yêu người yêu thật là xa
Tình trong tiền kiếp
tình không già
Giòng sông trăng
chẩy vào trái đất
Chẩy lâu rồi hay mới
đêm qua
tháng 12
Nguồn
Chờ Noel, chờ Tuyết bằng bài
thơ trên, há chẳng sướng sao?
Khổ thơ đầu và chót thật là thần sầu.
Có vẻ như bài thơ chỉ cần vậy?
NQT
Aleksandr Solzenisyn
Đào Tuấn Ảnh chuyển ngữ
MỘT NGÀY CỦA IVAN DENISOVICH
Cái tít bản tiếng Anh có
thêm "trong đời".
Không hiểu bản tiếng Việt của ĐTA có bị thiến hay không?
NQT
One Day in the Life of Ivan Denisovich
(Russian:
Один день Ивана Денисовича) is a novel by Aleksandr
Solzhenitsyn, originally published in November 1962 in the Soviet
literary
magazine Novy Mir.
It is set in a Soviet labor
camp in the 1950s, and
describes a single day for an ordinary prisoner, Ivan Denisovich
Shukhov. Its appearance was an extraordinary event in Soviet literary
history - never before had such an account of Stalinist repression been
openly distributed. The editor, Alexander Tvardovsky, wrote a short
introduction for the issue, titled "Instead of a Foreword", to prepare
the journal's readers for what they were about to experience.
At least four English translations have been made. Of
those, the 1963 Signet
translation by Ralph Parker was the first to be released and remains
the easiest to find, followed by the 1963 Bantam (Random House)
translation by Ronald Hingley and Max Hayward. The 1970 translation by
Gillon Aitken was released as a movie tie-in. The fourth translation,
the only one authorized by Solzhenitsyn, was done in 1991 by H.T.
Willetts, and is generally
considered to be the best. Some names differ among the translations;
those below are from the Bantam translation.
A 1970 movie based on the book starred British actor Tom Courtenay in
the title role.
Wikipedia
Cao Thoại Châu
Hình như tôi
vừa tiễn một người
có điều gì
mất đi
trong tôi
lúc qua đèo
tôi nhủ
mình như thế
lệ có bào mòn
núi
cũng không nguôi......
Pleiku
11-05-1969
Ba câu đầu thì cũng... thường
thôi.
Nhưng câu cuối của khổ
thơ mới khủng khiếp làm sao:
Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi.
Cứ nghĩ đến lúc BHĐ đi
xa, đập cửa khóc ròng,
Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant. Apollinaire,
núi thương tình thằng Gấu, khóc theo, đến mòn tịt xuống, rồi thành hồ,
thành ao, thành sông, thành biển, thì em vưỡn cứ xa.
"giọt mưa trời khóc ngàn năm trước", "lệ
có bào mòn",
"rớt xuống đời làm sóng lênh đênh": chuỗi hình ảnh, chuỗi âm thanh,
chuỗi thơ, chuỗi nhạc mới đẹp làm sao.
Ngó
lại thời gian làm bài thơ: Pờ Lê Cu, 1969. À đúng rồi.
Phải là
Pleiku, phải là thời điểm đó, thì mới làm nổi câu thơ thần đó. NQT
cảm xúc trên đường phố Huế
Thương
cả hai người, em với bóng,
chiều
vàng nghiêng nón lá qua sông.
Nguồn: Đồng bằng
SCL
Back into the
heart of darkness
John le
Carre's 20th novel, The Mission Song,
shows that the
authors voice is as strong and compelling as ever
Robert McRum
Sunday
September 24, 2006
The Observer
In The Mission
Song, he has made the heart of darkness his
own. If Salvo is not Marlow, the good news is that his master's voice
is as
strong and compelling as ever.
Trở lại Trái
Tim Của Bóng Đen
Cuốn
tiểu
thuyết thứ 20 của Carré làm nhớ đến hai nhà văn tiền nhiệm của ông, là
Greene và Conrad, nhất là về mặt 'văn dĩ tải đạo': Coi đạo hạnh chính
trị mới là đỉnh cao mà văn chương hiện đại phải vươn tới: Đây là tiếng
thét căm phẫn
của tác giả trước nạn bóc lột giống dân da đen tại Phi Châu, ngay trung
tâm của Bóng Đen.
In The
Mission
Song, he has made the heart of darkness his
own. If Salvo is not Marlow, the good news is that his master's voice
is as
strong and compelling as ever.
Trong The
Mission Song, Carré đã có riêng cho ông một trái tim của bóng
đen, và
nếu Salvo, nhân vật chính ở trong đó không phải là Marlow, thì, may mắn
thay, giọng của bậc thầy vẫn mạnh mẽ, vẫn trấn ngự, như thời đầu viết
văn.
Cuốn thứ 20 làm nhớ những cuốn đầu, Điện
thoại dành cho người đã chết, và Tên điệp viên trở về từ miền đất
lạnh.
*
Trái Tim Của Bóng Đen: Ông là Đồ Phổ
Nghĩa, tôi đoán vậy.
Hồn
thiêng thành phố
...các tài liệu thư khố của
CIA, Bộ ngoại giao Mỹ, Nhà Trắng, cũng như hồi kí của đại sứ Ba Lan
Maneli, tôi biết phải đến sáng ngày 2.9.1963 mới có cuộc nói chuyện đầu
tiên và duy nhất giữa Ngô Đình Nhu và Maneli (ngay buổi chiều, ông Nhu lại đi khoe ngay với sếp
của « CIA station »). Quá muộn rồi.
Nguồn
Viết như
thế này, về một ngưòi đã chết, nhằm vinh danh một người đã chết khác,
thì tởm thiệt.
Người được vinh danh chắc cũng chẳng
sung sướng gì.
*
Người vinh danh PXA 'nhất nhất', phải nói là Nguyễn Khải.
Ông này có hai tác phẩm thật là tuyệt vời, và đều từ giấc mơ giải
phóng, theo ý nghĩa tuyệt đẹp của nó, trước khi Con Bọ xuất hiện, và,
người hoàn thành giấc mơ đó, chỉ với một bức điện chấm dứt cuộc chiến,
là PXA.
Tất cả cái gọi là giấc mơ PXA, đã được NK viết ra.
Giấc mơ thật là tuyệt vời và thật là ngắn ngủi của PXA, nếu có thể nói
như vậy, đã trở thành hiện thực, ở trong hai tác phẩm giả tưởng của
Nguyễn Khải, là Thời Gian Của Người, và Vòng Sóng Đến Vô Cùng.
Tay nhà văn VC này, cũng chỉ có hai tác phẩm tuyệt vời đó thôi, theo
Gấu.
Sau ngày 30 Tháng Tư, trước khi Con Bọ xuất hiện.
Những điều trên là một phần nội dung của bài viết, cho một tờ báo hải
ngoại của nhà nước VC. Câu chuyện thú vị này, Gấu đã kể lại trong:
Gấu, từ Vườn Thú Sài Gòn, viết báo VC ở
hải ngoại. (1)
*
(1) Nhà Gấu ở ngay kế bên Sở Thú, Sài Gòn:
Nhà tôi ở chân cầu Thị Nghè
*
-Sơ
Dạ Hương, tại sao?
Một cái tên
mượn từ Lâu Đài Họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc
Phan dịch. Trong đó chỉ có một từ, là thực.
-Nhân
nhắc tới những nhận xét của người bạn mới quen, ông hãy
nói thêm về Lần Cuối đi.
Nếu
có điều cần nói, đó là khoảng cách giữa nó với Những
Ngày Ở Sài-gòn: 1970-1998, hai mươi tám năm! Đúng là ba mươi năm, vui
sao nước
mắt lại trào!
-Sau
1975, ông ở lại, gần như mút mùa lệ thuỷ, hết mùa vượt
biên mới bỏ đi. Nhân nói đến chuyện vui sao... xin ông cho biết về văn
chương
hiện thực xã hội chủ nghĩa ở trong nước.
Câu
hỏi rộng, và căng quá. Theo tôi, cùng với sự kiện 1975,
thoạt đầu, một số người viết Miền Bắc coi đây như là một đổi đời đối
với họ.
Hay một cơ hội để có được những tác phẩm hiện thực đúng nghĩa, tương
xứng với
sự kiện thống nhất đất nước, tiến lên xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có thể
nhận ra
điều này trong tác phẩm, thí dụ của Nguyễn Khải (Thời gian của người,
Vòng Sóng
Đến Vô Cùng...), nhưng dần dần họ nhận ra, nếu cứ tiếp tục viết như
vậy, những
tác phẩm của họ chỉ là đồ dởm. Họ nhận ra, chỉ có thể nói về thất bại
của chiến
thắng, thay vì ca ngợi nó. Nhưng việc này họ không làm được, phải đợi
những
người viết khác, thí dụ như Nguyễn Huy Thiệp.
-Ông
không nghĩ sự kiện 1975 là một chiến thắng, và cùng với
nó, thống nhất đất nước?
Xin
cho tôi mượn những nhận định của nhà văn Đức, Gunter
Grass, về chuyện thống nhất nước Đức. Ngài mai là ngày hôm qua, Grass
nói như
vậy, với phóng viên báo Đọc (Lire), nhân cuốn Tất cả câu chuyện của ông
được
dịch ra tiếng Pháp. Về câu hỏi quan trọng tại sao cuốn sách của ông bị
chụp mũ
chống thống nhất, ông trả lời: chuyện thống nhất đúng ra là đã có thể
xẩy ra
vào năm 1989 (xin đừng lộn với năm 1975). Chính vì vậy nên đây là một
câu hỏi
đau thương, nhức nhối. Thống nhất đã khả hữu mà không cần đến một tiếng
súng.
Tất cả ngon lành, rồi đùng một cái, mọi chuyện rối bung lên, hỏng bét.
Đến lúc
đó, tôi đưa ra lời giải thích, rằng chẳng có chi là tự nhiên, bình
thường, khi
Tây Đức tự coi như sức mạnh thực dân, chiếm cứ cả nước, rồi hè nhau nắm
trọn cả
đất nước...
-Liệu
có một thống nhất khác?
Cái
tay phóng viên Lire cũng hỏi Grass một câu na ná. Grass
trả lời, phải chấp nhận thực tế hiển nhiên, là chúng tôi đã gây chiến,
phạm
những tội ác, và phải trả giá... tổ quốc làm tôi đau, đau nhiều lắm.
Theo nghĩa
đó, tôi hiểu câu nói của Adorno: Sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật
là dã
man. Đây không phải chuyện ngăn cấm làm thơ, mà là một lời cảnh cáo.
Vẫn phải
tiếp tục viết, nhưng sau Auschwitz, người ta
không làm
thơ như trước nữa. Kẻ nào muốn thống nhất nước Đức, kẻ đó phải ôm riết
lấy Auschwitz.
Tất cả câu chuyện về Việt Nam
hình như cũng tương tự như vậy. Mỗi người phải ôm riết lấy một cái gì
đó. Thất
bại của chiến thắng, trại tù... thí dụ vậy.
Gấu trả
lời báo Văn
*
Tay nhà văn Do
Thái, Amos Oz kể chuyện, một buổi chiều sương mù Anh Quốc, Pinchas
Lavon [Bộ Trưởng Quốc Phòng Israel] khuyên một anh chàng thanh niên,
nên từ bỏ môn chính trị thực hành, pratical politics và dâng hiến đời
mình cho học vấn, nghệ thuật, hoặc ý thức hệ. Pinchas nói, chính trị là
một business mà 'không ai ra khỏi mà còn nguyên vẹn".
Anh thanh niên hỏi lại, ông tính nói, chính trị là dirty business, nếu
một ai dính vô, chẳng chóng thì chầy, tay sẽ bửn? "Không, ngược lại",
Pinchas nói, với nụ cười mỉm chi. Ông nói tiếp. Chính trị là một môn
rất sạch. Quá sạch là đằng khác. Phải nói là, sạch đến nỗi trở thành
"hết sạch hết bẩn", tức là trở thành "vô sinh, khử trùng" [sterile].
Dính vô nó, là sau cùng bạn hết còn nhìn thấy người ta [stop seeing
people], hết còn muốn sờ vô tha nhân, sờ vô những nỗi khốn cùng của con
người, và bạn chỉ 'deal' [chơi] với những factors, data, problems [yếu
tố, dữ kiện, vấn đề]. Những sự vật thực bị thay bằng những cái bóng
[silhouettes].
Cái từ "factor" chính là từ chìa khoá [Oz dùng chữ key symptom: triệu
chứng chìa khóa: khi một nhà chính trị không còn gọi "con người", man,
"đồng chí", và bắt đầu nói về yếu tố tích cực, hay yếu tố tiêu cực, đó
là dấu hiệu ông ta đã đạt tới giai đoạn vô sinh, khử trùng.
Chúng ta thử áp dụng công thức của Oz vào thực tế Việt Nam.
Coetzee viết về Oz.
Trong những tự thuật về thời thơ ấu, cơn khủng hoảng đạo đức đầu tiên
thường xẩy ra, khi đứa trẻ, lần đầu tiên phải chọn lựa, một bên cái
xấu, một bên là cái tốt . Sự chọn lựa sẽ ảnh hưởng suốt đời, sẽ tạo nên
vóc dáng con người của nó sau này.
Với Jean Jacques Rousseau, thời điểm đó xẩy ra, khi cậu bé chôm một cái
ruy băng, và, thay vì thú nhận, lại nín thinh, để cô tớ gái gánh tội,
và bị đuổi. Nhưng chính một tí mặc cảm tội lỗi ăn mãi vào chú bé, khiến
chú bé thành người, và thành nhà văn, viết ra cuốn Thú Tội, và kể
chuyện đó ở Cuốn số 2.
Tưởng niệm
Cách Mạng Hung
Trả hết cho
người !
Trả hết đôi
môi nụ cười!
Sự
cứu rỗi cuối cùng
Hai ông
Yankee, một mũi tẹt, một mũi lõ, ông mũi tẹt tìm đủ mọi cách
nhử ông mũi lõ nhẩy vô Miền Nam, để "activate" chân lý nước Việt Nam là
một, còn ông mũi lõ, cũng chẳng tốt lành gì, khi nhất định nhẩy vô.
Lá Khô Vì
Đợi Chờ
Nòi Tình
|
|