*
Nhật Ký










*

Tự Khúc Gọi Người
Mùa Em


Sự cứu rỗi cuối cùng
Nhưng có cái câu này, của Con Ông Trùm ngày nào, Gấu này sự thực không thể hiểu nổi:
"Việc người Việt Nam ồ ạt bỏ nước ra đi chắc chắ́n có lý do từ cuộc chiến tranh ghê gớm đến độ không ai có thể cắ́t nghĩa được".
Nguồn
Tại sao người Việt ồ ạt bỏ nước ra đi, mặc dù chiến tranh kết thúc, mặc dù hòa bình, mặc dù... mà lại không thể hiểu nổi, thì quái đản thật.
Vụ việc ra đi đó, có liên can gì đến "chiến tranh ghê gớm đến độ..", trước đó, có liên can gì đến chuyện ai xé hay không xé hiệp định Paris, có liên can gì đến Miền Nam tốt hơn, dân chủ hơn, "người" hơn Miền Bắc?
Tất cả những chuyện đó, là quá khứ rồi.
Giả sử mấy ông yankee mũi tẹt tốt quá, thì làm sao có chuyện dân chúng bỏ đi?
Người Việt bỏ nước ra đi, là do sau 30 Tháng Tư, họ mới nhận ra một sự thực, là, thà nô lệ thằng yankee mũi lõ, còn hơn tự do với thằng yankee mũi tẹt.
Thằng yankee mũi tẹt khốn kiếp hơn nhiều!
*
Thời điểm 30 Tháng Tư 1975 của Việt Nam, nó giống hệt như cái thời điểm 1942 đối với Ba Lan.
*
Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu Đi Hết Biển
*
Anus Mundi. Hậu môn của thế giới.
Một người Đức đã viết ra định nghĩa trên về Ba Lan vào năm 1942. Tôi [Milosz] trải qua những năm chiến tranh ở đó, và sau đó, nhiều năm, và tôi loay hoay cố tìm hiểu, chịu một kinh nghiệm nội tâm như thế đối với một con người, điều đó nghĩa là gì.
Như nhiều người biết, triết gia Adorno nói, thật là tởm lợm, quái đản, làm thơ trữ tình, lyric poetry, sau [Lò Thiêu] Auschwitz, và triết gia Emmanuel Levinas coi năm 1941 là năm "Thượng Đế "bỏ rơi" ["abandoned"] chúng ta. Vậy mà tôi, sáng tác "Thế Giới" và một số bài thơ khác, ở ngay trung tâm của anus mundi . Không phải làm thơ trong tình trạng mù tịt, vô tri, ignorance, chẳng hề biết những gì đang xẩy ra.
Liệu tôi có xứng đáng để bị kết án như trên, làm thơ ngay ở hậu môn của thế giới?
Có thể lắm. Đúng ra, có lẽ nên viết, hoặc, một bản cáo trạng, hay, tự vệ, a defense.
Kinh tởm, ghê rợn là luật của mọi sinh vật, và văn minh lo có mỗi một chuyện là, che giấu sự thực, masking the truth. Văn chương, nghệ thuật lo đánh bóng làm đẹp, và giả như, chúng lột trần sự thực, cái sự thực mà mọi người điều biết, hoặc đều nghi ngờ đời vốn khốn kiếp như thế đó, thì, đếch có ai chịu nổi!
Milosz

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Về những tên hề
Nhà văn lưu vong
To be truly separated from the past errors one must acknowledge them. Is not honesty, in the final analysis, the mortal enemy of the totalitarianism? And is not conscience (critical examination in the face of uncomfotable questions; in short, the results of the lucid, ethical engagement) conclusive proof of one's distance from the forces of corruption, from the totalitarian ideology?
Norman Manea: Felix Culpa
Muốn thực sự tách ra khỏi những lỗi lầm quá khứ, người ta phải thừa nhận chúng. Phải chăng, sau chót, sự thành thực chính là kẻ thù chết người của chủ nghĩa toàn trị?
Phải chăng lương tâm (cú dọn mình nghiêm trọng, trước khi, hoặc, tặc lưỡi, thôi hãy biến thành bọ, hãy hy sinh đời bố củng cố ngàn ngàn đời con, khi phải đối diện với những câu hỏi chẳng sung sướng, chẳng hạnh phúc, chẳng thoải mái, hoặc, chấp nhận những hậu quả của sự dấn thân sáng suốt, đạo đức), là bằng chứng đáng nể về khoảng cách của một con người trước những sức mạnh của tha hoá, ung thối, tham nhũng, ô nhục; trước ý thức hệ toàn trị?
Le retour du hooligan, un chef-d'œuvre.
Sự trở về của một tên du đãng.
Hồi ký của Norman Manea
Le Retour du hooligan

Norman Manea
SEUIL
Intoarcerea huliganului, traduit du roumain par Nicolas Véron.
455 pages. Prix : 22,5 € / 147,59 FF.

Một ứng viên sáng giá của Nobel
Spécial Roumanie

Manea: une œuvre digne du Nobel
par Alexandre Fillon
Lire, novembre 2005

Nếu để tôi chọn làm một nhân vật trong kiếm hiệp Kim Dung, tôi sẽ chọn làm Mộ Dung Phục trong Lục Mạch Thần Kiếm, người ngày đêm theo đuổi cơ đồ khôi phục nước Mộ Yên của tổ tiên, chứ không là Kiều Phong, một con người nghĩa khí nhưng với đầy duyên nợ oan nghiệt.  Nhưng tôi muốn Mộ Dung Phục có được cái tấm lòng thành, cái chân chất khẳng khái của Kiều Phong, thêm vào cái lãng mạn rất là con người của Đoàn Dự để hành hoạt trong giang hồ. Mộ Dung Phục cũng cần phải có thêm một chất tâm khác từ Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký: tấm lòng chung thuỷ với bạn hữu dù bất cứ với giá nào. Vì thiếu cái đức lớn của trái tim và trí óc hành hiệp mà con người tài hoa ngút trời Mộ Dung đã thất bại bi đát.
Nguyễn Hữu Liêm
Đây là lần đầu tiên, thú thực, Gấu ngu này thấy một ông 'fan' chọn 'thần tượng' là Mộ Dung Phục.
Trong những kỳ tới, Gấu ngu sẽ cố giải cho ra, tại sao lại có cái vụ [chọn mặt gửi vàng, trao duyên lầm tướng cướp, ngưu tầm ngu...!] quái đản như thế này!

Nòi Tình
Buồn cười nhất, là những dòng cẩm nang:
“New Form” có nghĩa là dùng những thể cũ, thêm hay bớt một vài yếu tố để làm thành thể mới.(Xin đọc thêm bài “Giải hình thức” trong mục “Hỏi đáp ABC”) . KI

Mỗi khi có một dòng thơ mới xuất hiện, là dòng thơ cũ đi vô lịch sử. Đọc Thơ Mới, là thấy ô hô ai tai thơ cổ điển, thơ cũ. Đọc Thơ Tự Do, là Thơ Mới bị, không phải Thơ Tự Do, mà là Cách Mạng Mùa Thu, khai tử.
Mấy ông Thơ Mới, thấy mình đầy tội lỗi, bèn phần thư, phần thơ, lột xác, phần xác, để về với Cách Mạng, về với Dân Tộc.
Thành thử, không thể có thứ thơ sửa đổi, thêm bớt vài yếu tố, mà thành mới được. Những tân cổ điển, tân hiện thực, tuy là tân đấy, nhưng thực sự là một lột xác, một ly khai, đoạn tuyệt.
Vả chăng, thể cũ ở đây, là giáo chủ muốn nói, thể nào?
Những thể cũ? Như vậy, có nghĩa, tất cả những thể thơ cũ, thay đổi một tị, là thành tân hình thức?
Nếu đúng như thế, thì đây là Tân Thơ, [cho khỏi lẫn lộn với Thơ Mới], chứ không phải chỉ là Tân Hình Thức.