*
Nhật Ký










**
@ School Fall Fest
Sept 16, 2006


Tự Khúc Gọi Người
Mùa Em

 Combative Writer Oriana Fallaci Dies
Nhà văn chiến đấu Oriana Fallaci mất
By THE ASSOCIATED PRESS
Có vài ý kiến cùng Ông trong đoạn viết về Fallaci
Combative: dịch là hung hăng, hay cãi cọ thì gần hơn. (Eager or disposed to fight; belligerent. See synonyms at argumentative.)
Chic: Không phải là thói nịnh đầm mà là hợp thời trang 1 cách lịch sự. (Adopting or setting current fashions and styles. See synonyms at fashionable.)

Chuyện nhỏ thôi.
Kính. Một độc giả.
Cám ơn bạn.
Trân trọng. NQT


Tiểu thuyết gia kỳ cọ quá khứ
WAR AND REMEMBRANCE
Lịch sử, hay chính xác hơn, lịch sử Đức quả đúng là một cái nhà xí bị tắc. Chúng ta cứ thế móc cứt và cứt cứ thể đùn lên. Một nhân vật của Grass lầu bầu.
Bây giờ cứt ngập đến tận cổ me-xừ Grass.
Nhưng đây là một con người đếch chịu trốn thoát lịch sử mà không có tí cứt ở trên người.
Bảnh thật!
Nhất Ngài! NQT

Nguyễn Mai và Gấu

Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố

Đây là truyện ngắn Gấu đã từng dịch, đăng trên tuần báo Nghệ Thuật, từ bản tiếng Tây, không còn nhớ dịch giả, vào năm 1965, sau khi ra khỏi nhà thương Grall, hậu quả hai trái mìn Cờ Lê Mo của VC.
Thanh Nam, khi đó là Tổng Thư Ký tòa soạn, đổi tên người dịch thành Đoàn Chính Thuần. Tên một nhân vật của Kim Dung đi đến đâu là có em tới đó. Ông giải thích cho Gấu, đây là nickname giữa bạn thân, của ông ca sĩ đẹp trai hát hay nổi danh một thời, Anh Ngọc.
Tuyết là tác phẩm dịch thuật đầu tay của Gấu.
Tuần báo Nghệ Thuật, như sau được biết, là từ tiền của tướng Râu Kẽm, phát cho ông thầy [Râu Kẽm mà cũng có... thầy, thế mới lạ],  cũng còn là thầy của Gấu, [thế mới lạ!], là Vũ Khắc Khoan, 500 ngàn đồng.
Hình như chính tướng Râu Kẽm khui ra vụ này, vào dịp tranh cử Tổng Thống cùng với ông Thiệu.
Khi mấy ông Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan làm báo thì ít, nhậu thì nhiều, sắp cạn vốn, bèn giao lại cho Viên Linh làm tổng thư ký. VL đi thêm được ít số, sau khi đổi bìa, đổi format, rồi thì tịch.
Còn cái vụ Sáng Tạo lấy tiền của Mẽo, thì là do một nhà thơ, do xích mích với 'ông số 1', bèn khui ra.
Lấy giáo Tầu đâm Chệt, thì hách xì xằng quá rồi, nhưng, đâm Chệt thì ít, bao gái, ăn nhậu thì nhiều, nên mới cụt vốn.

Sự cứu rỗi cuối cùng
Brodsky là người đưa ra tiếng nói tối hậu cho "vấn nạn Nguyễn Duy", khi quyết định viết thư cho ông cụ bà cụ của ông, bằng một thứ tiếng thuần chất Nga: Tiếng Anh!
*
"Có nhiều điều ông cụ muốn làm mà không làm được"

"Tất nhiên đã có sai sót trong quản lý đất nước, nhưng những gì đã xảy ra ngay sau chiến tranh gần như là tất yếu"
"Đã có nhiều người đòi hỏi ông cụ (Lê Duẩn) phải xử tử ác ôn của Ngụy, nhưng ông cụ cương quyết không xử tử một người nào".
"Đó là điều mà nhiều người bị bất ngờ".
Nguồn
Như thế, giải pháp chót, Lò cải Tạo, được chính ông con của Lê Duẩn thừa nhận, và ông con coi đây là tất yếu, so với giải pháp tắm máu, hoặc ít ra thì cũng phải xử tử ác ôn của Ngụy, nhưng 'ông cụ cương quyết không xử tử một người nào'.

Thành thử cái vụ ăn cướp Miền Nam, cũng là tất yếu, và cuộc chiến không phải là một vụ xuẩn ngốc nhất của lịch sử Việt Nam.

Gấu nhớ, khi còn ở trong nước, những ngày đứng bán sách báo tại sạp báo ngay trước cư xá  29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, chắc thế, tình cờ đọc một bài trên tờ Tạp Chí Cộng Sản, cho biết, Bác Hồ, ngay những ngày đầu tiên tiếp xức với đám biệt kích Mẽo, thuộc lực lượng OSS, đã từng có ý định 'giao hảo' với Mẽo, nhưng Mẽo ngu quá, không nhận ra, và vờ đi, nên ông đành phải ngả theo Liên Xô.
Nếu Gấu nhớ không lầm, có cả mấy lá thư Bác viết gửi cho Mẽo.
Như thế, vụ ăn cướp Miền Nam, cũng là lỗi của thằng Mẽo hết.
Gấu bỗng nhớ đến Tam Quốc, và anh chàng mang bản đồ đất Thục, tính dâng cho Tào Tháo, tay này chê, đành phải dâng cho Lưu Bị!

Nhưng có cái câu này của ông con, Gấu này sự thực không thể hiểu nổi:
"Việc người Việt Nam ồ ạt bỏ nước ra đi chắc chắ́n có lý do từ cuộc chiến tranh ghê gớm đến độ không ai có thể cắ́t nghĩa được".

Tại sao người Việt ồ ạt bỏ nước ra đi, mặc dù chiến tranh kết thúc, mặc dù hòa bình, mặc dù... mà lại không thể hiểu nổi, thì quái đản thật.
Vụ việc ra đi đó, có liên can gì đến chiến tranh trước đó, có liên can gì đến chuyện ai xé hay không xé hiệp định Paris?
Quái đản thật.

Người Việt bỏ nước ra đi, là do sau 30 Tháng Tư, họ mới nhận ra một sự thực, là, thà nô lệ thằng yankee mũi lõ, còn hơn tự do với thằng yankee mũi tẹt.
Thằng yankee mũi tẹt khốn kiếp hơn nhiều!
*
Thời điểm 30 Tháng Tư 1975 của Việt Nam, nó giống hệt như cái thời điểm 1942 đối với Ba Lan.
*
Năm Thế Giới
Trong lúc Gấu đi giang hồ vặt, thì đọc tin nhà thơ Milosz mất, ngày 14 tháng Tám, 2004. Tới ngày 16 tháng Tám, sinh nhật Gấu, đến lượt hai người quen Gấu, là Ngô Mạnh Thu, và thầy Thanh Tuệ, mất.

Ngô Mạnh Thu có biết Gấu nhưng rất thân với bạn của Gấu, là đám NKL, NTV... hiện đang ở quận Cam. Gấu gặp ông lần đầu tại tòa báo Người Việt. Lần đó, ông lắc đầu, trách trí nhớ tồi tệ của Gấu, vì theo ông, cả hai đã từng gặp nhau ở Sài Gòn, từ những thuở nào.
Tuy nghe tiếng từ Sài Gòn, trước 1975, nhưng Gấu cũng gặp thầy Thanh Tuệ lần đầu ở đây.

Cái chết của Milosz làm Gấu nhớ tới từ Anus Mundi của ông.
Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.

Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu Đi Hết Biển


Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Về những tên hề
Nhà văn lưu vong
To be truly separated from the past errors one must acknowledge them. Is not honesty, in the final analysis, the mortal enemy of the totalitarianism? And is not conscience (critical examination in the face of uncomfotable questions; in short, the results of the lucid, ethical engagement) conclusive proof of one's distance from the forces of corruption, from the totalitarian ideology?
Norman Manea: Felix Culpa
Muốn thực sự tách ra khỏi những lỗi lầm quá khứ, người ta phải thừa nhận chúng. Phải chăng, sau chót, sự thành thực chính là kẻ thù chết người của chủ nghĩa toàn trị?
Phải chăng lương tâm (cú dọn mình nghiêm trọng, trước khi, hoặc, tặc lưỡi, thôi hãy biến thành bọ, hãy hy sinh đời bố củng cố ngàn ngàn đời con, khi phải đối diện với những câu hỏi chẳng sung sướng, chẳng hạnh phúc, chẳng thoải mái, hoặc, chấp nhận những hậu quả của sự dấn thân sáng suốt, đạo đức), là bằng chứng đáng nể về khoảng cách của một con người trước những sức mạnh của tha hoá, ung thối, tham nhũng, ô nhục; trước ý thức hệ toàn trị?

Nòi Tình
Cách Làm Một Bài Thơ Tân Hình Thức.
1/ "New Formalism Poetry” khi dịch ra tiếng Việt bằng nghĩa đen là “Thơ Tân hình thức” đã không đúng nghĩa của thuật ngữ này. Chữ “Form” ở đây là thể thơ. “New Form” có nghĩa là dùng những thể cũ, thêm hay bớt một vài yếu tố để làm thành thể mới.(Xin đọc thêm bài “Giải hình thức” trong mục “Hỏi đáp ABC”). KI

- “Dịch ra tiếng Việt bằng nghĩa đen”, nên viết ngắn gọn, "dịch theo nghĩa đen".
"New Formalism Poetry” khi dịch ra tiếng Việt bằng nghĩa đen là “Thơ Tân hình thức” đã không đúng nghĩa của thuật ngữ này.

Chữ nào thì cũng có hai nghĩa, đen và ‘không đen’. Đúng ra, giáo chủ phải phán là, cái nghĩa đen, dịch từng chữ, ra tiếng Việt, không nói lên được ý nghĩa của 'thuật ngữ" này.
Quan trọng hơn, giáo chủ phải đưa ra một cách dịch ‘không đen’. Nếu không, cho tới nay, thơ Tân Hình Thức chưa có tiếng Việt nào để xứng đáng làm "logo", bảng hiệu.
Chữ ‘Form’ ở đây là thể thơ”. KI
Form là Form, không phải là Thể Thơ.
Nhưng Form nào?
Formalism, chủ nghĩa hình thức, đâu phải… Form?
Chủ nghĩa là chủ nghĩa. Hình thức là Hình thức. Tại sao lại lẫn lộn tứ lung tung như vậy?
Viết mấy câu ngắn, mà đầy những lỗi, thảm thương thực! NQT
*
Buồn cười nhất, là những dòng cẩm nang:
“New Form” có nghĩa là dùng những thể cũ, thêm hay bớt một vài yếu tố để làm thành thể mới.(Xin đọc thêm bài “Giải hình thức” trong mục “Hỏi đáp ABC”) . KI

Mỗi khi có một dòng thơ mới xuất hiện, là dòng thơ cũ đi vô lịch sử. Đọc Thơ Mới, là thấy ô hô ai tai thơ cổ điển, thơ cũ. Đọc Thơ Tự Do, là Thơ Mới bị, không phải Thơ Tự Do, mà là Cách Mạng Mùa Thu, khai tử.
Mấy ông Thơ Mới, thấy mình đầy tội lỗi, bèn phần thư, phần thơ, lột xác, phần xác, để về với Cách Mạng, về với Dân Tộc.
Thành thử, không thể có thứ thơ sửa đổi, thêm bớt vài yếu tố, mà thành mới được. Những tân cổ điển, tân hiện thực, tuy là tân đấy, nhưng thực sự là một lột xác, một ly khai, đoạn tuyệt.
Vả chăng, thể cũ ở đây, là giáo chủ muốn nói, thể nào?
Những thể cũ? Như vậy, có nghĩa, tất cả những thể thơ cũ, thay đổi một tị, là thành tân hình thức?
Nếu đúng như thế, thì đây là Tân thơ, [cho khỏi lẫn lộn với Thơ Mới], chứ không phải chỉ là Tân hình thức.

V/v Văn chương huề vốn.
Đặng Tiến: Thanh Tâm Tuyền khước từ lối « văn chương có thể đặt tên là văn chương của bài tập đọc, luận mẫu cho học trò » (Văn 11/1973, tr. 78). Từ đó, đem Bếp Lửa  ra giảng dạy ở học đường là việc khó, vì khó tìm ra một vài trích đoạn tiêu biểu gọi là « trích diễm »
Nguồn

.